Những trăn trở về thương chiến giữa các nước lớn...!?

Hải Sơn

Sau khi người đứng đầu nhà trắng, Tổng thống Trump công bố mức áp thuế đối ứng đối với hàng hoá các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gây lên cảnh náo loạn cũng như rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu. Đến ngày 10/4, Tổng thống Trump đưa ra thông báo hoãn việc áp thuế đối ứng trong 90 ngày, mức tính tạm thời là (10%), riêng Trung Quốc là (125%), nâng tổng thuế của đất nước đông dân nhất thế phải chịu lên đến (145%) nếu không có gì thay đổi.  

Việc hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày có lẽ là động thái để các nước đàm phán với chính quyền của Tổng thống Trump, thống nhất về 1 mức thuế có lợi cho cả 2 bên, tuy nhiên, riêng thị trường Trung Quốc lại đang gặp rất nhiều bất lợi và việc áp mức thuế rất cao đó có làm cho Bắc Kinh chùn bước.

z6527128648221-3c0cbc7a7f211ebc427ae071d6bdcfea-1745228819.jpg
Ảnh minh họa

Cuộc chiến thương mại kéo dài có thể khơi mào cho chiến tranh vũ trang?

Chúng ta biết rằng, trong thời đại mở cửa, hội nhập, các nước trên thế giới có những mối quan hệ, làm ăn buôn bán, giao thương với nhau vì mục tiêu lợi nhuận và việc áp thuế đối ứng hàng hoá nhập khẩu cũng là cách mà các quốc gia bảo hộ cho những hàng hoá được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc áp thuế cao hơn so với mức thông thường sẽ xảy ra những hệ lụy vô cùng lớn, trước tiên, sẽ là cuộc chiến tranh thương mại kéo dài. Các quốc gia không thể chỉ sản xuất các mặt hàng tự cung tự cấp cho thị trường trong nước vì việc này sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn trong thế giới của sự kết nối như ngày nay.

Hãy lấy đất nước của nhà lãnh đạo kiệt xuất Fidel Castro, đất nước Cuba xinh đẹp làm ví dụ. Họ bị nước Mỹ cấm vận thương mại bằng cách không cho phép các công ty con nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ buôn bán với Cuba, mặc dù, liên hợp quốc, các nước trên thế giới không đồng tình nhưng lệch cấm vẫn được thi hành và đến thời điểm hiện tại, lệnh cấm vẫn đang có hiệu lực, nước Cuba sau rất nhiều năm chịu cấm vận vẫn không thể phát triển như những gì vốn có, cuộc sống của người dân khó khăn khi những nhu cầu cần thiết đã không được đáp ứng đầy đủ.  

Quay trở lại với câu chuyện thuế đối ứng, trong cuộc họp báo ngày 10/4, sau khi Tổng thống Trump hoãn kế hoạch áp thuế trong 90 ngày, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc He Yongqian cho biết nước này "cởi mở đàm phán" với Mỹ, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Bà khẳng định "việc gây sức ép, đe dọa, bắt nạt" sẽ thất bại, không phải là cách hành xử đúng với Trung Quốc. Bắc Kinh không đóng hoàn toàn cánh cửa đàm phán nhưng duy trì quan điểm "không sợ hãi". Một động thái được coi là cứng rắn của Bắc Kinh đối với tuyên bố của người đứng đầu nhà Trắng.

Nếu cứ tiếp tục kéo dài và không có sự nhượng bộ, có thể từ cuộc chiến tranh thương mại sẽ là khởi đầu, khơi mào cho cuộc chiến tranh vũ trang mà chúng ta đã từng chứng kiến cũng như lịch sử đã ghi nhận. Hãy nhớ lại 2 cuộc chiến tranh nha phiến của triều đình nhà Thanh Trung Quốc với đế quốc Anh thế kỷ XIX. Xuất phát điểm chỉ là triều đình nhà Thanh không đồng ý cho việc buôn bán thuốc phiện nên đã cho đóng cửa cảng biển, tịch thu và đàn áp thuốc phiện, tuy nhiên, đế quốc Anh đã rất không đồng tình với cách hành xử đó nên đã xảy ra xung đột vũ trang khi đế quốc Anh có những cuộc giao tranh đẫm máu với triều đình nhà Thanh và kết quả triều đình Thanh đã mất Hồng Kông về tay người Anh trong hơn 156 năm, mãi đến năm 1997, Anh mới chính thức giao lại Hồng Kông cho Trung Quốc và đây được coi là vết thương lịch sử kèo dài của Trung Quốc. Lịch sử thì không hề biết nói dối mà nó như là lời nhắc nhở đầy sức mạnh để tất cả biết được rằng cái giá phải trả cho cuộc đối đầu thương mại sẽ rất lớn và tàn khốc nếu như các bên không nhượng bộ thì từ sự rạn nứt trên lĩnh vực kinh tế sẽ là tiếng súng rền vang trên bầu trời hoà bình và ranh giới đó rất là mong manh.

Chúng ta thấy rằng, với tuyên bố mới nhất đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc đang thể hiện sự cứng rắn và cho thấy họ tự tin cũng như đủ khả năng “chịu đựng” như thế nào với mức thuế mà Tổng thống Trump dự định sẽ áp lên hàng hoá của họ và mới nhất, họ đã chính thức tăng mức thuế bổ sung hàng hoá Mỹ từ 84% lên 125%, mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/4. Bắc Kinh cho hay, họ sẽ không lùi bước cũng như sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả đến cùng.

Không biết cuộc chiến thương mại này sẽ đi đến đâu, kéo dài bao lâu, tuy nhiên, 2 nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới đang tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và hy vọng nó sẽ không phải là điểm khởi đầu cũng như là điểm khơi mào cho cuộc chiến vũ trang mà tất cả đều không mong muốn vì chiến tranh không phải trò đùa.