Nơi an nghỉ của thân phụ của Bác Hồ - nhà nho yêu nước Nguyễn Sinh Sắc - tọa lạc tại trung tâm Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.Khu mộ của cụ Phó bảng được tôn tạo vào đầu thập niên 1990, có kiến trúc độc đáo với những hàm ý sâu xa trong từng đường nét. Mộ quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống.Mái mộ đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho nhân dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.Mộ phần được ốp bằng đá hoa cương sẫm màu, giản dị và trang nghiêm. Trước mộ có bia đá và một lư hương bằng đá Ngũ Hành Sơn.Sau mộ phần là bàn thờ đặt trên bệ đá, bài trí theo kiểu truyền thống với các đồ thờ bằng đồng và di ảnh cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở chính giữa.Bia đá trước mộ khắc: "Phần mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh năm 1862 tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, từ trần ngày 27-11-1929, nhằm ngày 20-10 năm Kỷ Tỵ, tại Hòa An - Cao Lãnh - Đồng Tháp".Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 mét, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và cũng là biểu tượng cho mảnh đất Đồng Tháp.Cách lăng mộ không xa là đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Công trình có kiến trúc khá giản dị.Không gian tôn nghiêm bên trong đền thờ.Vào những năm cuối đời, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1929, cụ qua đời và được an táng tại đây.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu mộ của cụ Phó bảng đã nhiều lần bị bè lũ tay sai của thực dân - đế quốc đế quốc tìm cách phá hoại. Nhân dân địa phương đã đấu tranh quyết liệt để bảo vệ nơi an nghỉ của cụ được vẹn toàn cho đến ngày đất nước thống nhất. Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
Nơi an nghỉ có kiến trúc đặc biệt của thân phụ Bác Hồ
ThS. Vương Xuân Nguyên
27/05/2020
(Kiến Thức) - Khu mộ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được tôn tạo vào đầu thập niên 1990, có kiến trúc độc đáo với những hàm ý sâu xa trong từng đường nét.
Nơi an nghỉ của thân phụ của Bác Hồ - nhà nho yêu nước Nguyễn Sinh Sắc - tọa lạc tại trung tâm Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Khu mộ của cụ Phó bảng được tôn tạo vào đầu thập niên 1990, có kiến trúc độc đáo với những hàm ý sâu xa trong từng đường nét. Mộ quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống.
Mái mộ đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho nhân dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.
Mộ phần được ốp bằng đá hoa cương sẫm màu, giản dị và trang nghiêm. Trước mộ có bia đá và một lư hương bằng đá Ngũ Hành Sơn.
Sau mộ phần là bàn thờ đặt trên bệ đá, bài trí theo kiểu truyền thống với các đồ thờ bằng đồng và di ảnh cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở chính giữa.
Bia đá trước mộ khắc: "Phần mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh năm 1862 tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, từ trần ngày 27-11-1929, nhằm ngày 20-10 năm Kỷ Tỵ, tại Hòa An - Cao Lãnh - Đồng Tháp".
Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 mét, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và cũng là biểu tượng cho mảnh đất Đồng Tháp.
Cách lăng mộ không xa là đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Công trình có kiến trúc khá giản dị.
Không gian tôn nghiêm bên trong đền thờ.
Vào những năm cuối đời, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1929, cụ qua đời và được an táng tại đây.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu mộ của cụ Phó bảng đã nhiều lần bị bè lũ tay sai của thực dân - đế quốc đế quốc tìm cách phá hoại. Nhân dân địa phương đã đấu tranh quyết liệt để bảo vệ nơi an nghỉ của cụ được vẹn toàn cho đến ngày đất nước thống nhất.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.