Ông Phạm Văn Ảnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ATA: “Khi quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể, chủ sở hữu được đảm bảo, tôi cam kết rút toàn bộ đơn khiếu nại, tố cáo”

Những ngày gần đây có nhiều nguồn tin cho rằng, Công ty CP phát triển Hà Nam và Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II (Duy Tiên - Hà Nam) hiện vẫn thuộc quyền sử hữu đương nhiên của Công ty CP Tập đoàn ATA do ông Phạm Văn Ảnh là Chủ tịch HĐQT. Chủ sở hữu “Dự án” này (Công ty Cổ phần Tập đoàn ATA) đến nay chưa thực hiện mua bán “Dự án” bằng bất cứ hợp đồng hợp pháp nào. Song cũng có nguồn tin cho rằng “Dự án” đã được chuyển nhượng tuân thủ các quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần Tập đoàn ATA không còn quyền và nghĩa vụ liên quan đến "Dự án" này. Vậy, đâu là nguồn tin chính xác? Và ai (cơ quan, tổ chức nào) đang là chủ sở hữu hợp pháp của Dự án khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, PV Tạp chí Doanh nghiệp và Đầu tư đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Ảnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ATA, đại diện chủ sở hữu “Dự án”. Trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả nội dung cuộc phỏng vấn này:

Phóng viên (PV): Thưa ông Phạm Văn Ảnh, với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ATA, ông đánh giá như thế nào về thông tin cho rằng: “Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II đã được chuyển nhượng tuân thủ đúng pháp luật. Và Công ty CP Tập đoàn ATA hiện không còn bất cứ quyền gì đối với Dự án?”.

Ông Phạm Văn Ảnh: Trước tiên, tôi xin khẳng định về việc chủ thể là tổ chức – chủ sở hữu gồm 03 đối tượng: Tập thể cổ đông, pháp nhân thương mại Công ty CP Tập đoàn ATA và cá nhân tôi – Phạm Văn Ảnh, chức vụ Chủ tịch HĐQT do 100% cổ đông bầu làm đại diện. Chủ thể đã xác lập hợp pháp quyền dân sự và “tài sản sở hữu chung – sở hữu trí tuệ, trong quan hệ nội bộ giữa chủ sở hữu với “công ty con” là Công ty CP phát triển Hà Nam tài sản không độc lập và Dự án KCN Đồng Văn II, Khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II” theo phê duyệt chủ đầu tư dự án từ Chính phủ và tỉnh Hà Nam.

Img 20210823 163915Ông Phạm Văn Ảnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ATA

Cho đến nay, giữa chủ thể/chủ sở hữu và “công ty con” chưa chuyển nhượng “tài sản giao nội bộ, hạch toán phụ thuộc” bằng hợp đồng, thanh lý hợp đồng; và chủ thể không chuyển giao chuyển nhượng “công ty con tài sản không độc lập và dự án” cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; không bị thu hồi, giữa chủ sở hữu với công ty con không tranh chấp”.

Do vậy, những nguồn tin cho rằng: “Dự án” đã được chuyển nhượng tuân thủ đúng pháp luật và Công ty CP Tập đoàn ATA hiện không còn bất cứ quyền gì đối với “Dự án?” là những thông tin được nêu khi không có tài liệu, chứng cứ chứng minh, hoàn toàn là những thông tin vu khống, vô căn cứ.

PV: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP “về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Hà Nam” dường như là “nút thắt” để đi đến khẳng định của các bên liên quan về quyền sở hữu đối với “Dự án” và “Công ty con”. Vậy ông có thể nói rõ hơn về hợp đồng này, cụ thể về cách thức chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng… ra sao?

Ông Phạm Văn Ảnh: Tôi xin được nói rõ về vấn đề này như sau: Vào tháng 5/2005, chủ thể tiếp tục mua lại cổ phần chiếm 92,2% vốn Điều lệ tại “công ty con”. Và bà Nguyễn Thị Thương góp cổ phần tương đương 5% vốn điều lệ, ông Hoàng Hải Đường góp cổ phần tương đương 2,8% vốn điều lệ, tổng vốn góp vào “công ty con” chỉ có 45 tỷ VNĐ. Đến ngày 02/04/2007, “công ty con” tiếp tục tăng vốn từ 45 tỷ VNĐ lên 75 tỷ VNĐ tại ĐKKD thay đổi lần 3 ngày 02/04/2007, các cổ đông chưa kịp góp phần vốn tăng theo ĐKKD).
Đến ngày 21/04/2007, giữa “bên A” là ông Phạm Văn Ảnh – Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thương không có thẩm quyền nhưng đã đại diện (bên chuyển nhượng – “bên A”), với “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam đại diện là ông Trần Anh Tuấn và cá nhân ông Trần Anh Tuấn, vô ý ký kết giao dịch dân sự – Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP, đã chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập chưa đủ ba (03) năm, vi phạm (điều cấm) quy định tại khoản 5, Điều 84, Luật Doanh nghiệp năm 2005. Việc thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đã góp vào Công ty CP phát triển Hà Nam với trị giá là 104.867.500.000 VNĐ, chỉ tương đương với dưới 10% giá trị tài sản của chủ thể đã tạo lập hợp pháp tại (công ty con tài sản không độc lập và dự án).

Nay “bên B” không thanh toán đủ tiền, số tiền chưa trả là 337.000.000 VNĐ, và cố tình không thực hiện quy định tại (Điều 2,4,5,11,12 và Điều 7 về quyền và nghĩa vụ của “bên B” đã quy định tại của Hợp đồng), cho nên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP đã bất hợp pháp, còn vi phạm điều cấm và chưa được hai bên thanh lý. Trong khi “bên A” vẫn là cổ đông tại “công ty con” – Công ty CP phát triển Hà Nam, cho đến khi tên của “bên B” được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ đông “công ty con”, theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Img 20210823 163927

Hiện nay, tôi – Phạm Văn Ảnh đương chức Chủ tịch HĐQT “công ty con” – Công ty CP phát triển Hà Nam chưa sửa đổi nội dung Điều lệ, chưa kê khai thông tin cho “bên B” đại diện bên nhận chuyển nhượng vào Sổ đăng ký cổ đông của “công ty con”. Cho thấy “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam đại diện là ông Trần Anh Tuấn và cá nhân ông Trần Anh Tuấn không có quyền của cổ đông theo quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005, không có nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2005; và không có năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015, cho nên “bên B” không có trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015, không có quyền khởi kiện vụ án theo quy định định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005.

PV: Được biết, bà Nguyễn Thị Thương, đại diện “bên A” của Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP đã nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Nếu tòa tuyên vô hiệu, thì pháp lý của hợp đồng này sẽ thay đổi như thế nào và lập trường của chủ thể – Công ty CP Tập đoàn ATA ra sao, thưa ông?

Ông Phạm Văn Ảnh: Hiện nay, trong quan hệ nội bộ giữa chủ sở hữu với “công ty con tài sản không độc lập và dự án”, đã xảy ra một số vụ việc (tội phạm), không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên có liên quan, xâm phạm đến quyền dân sự và tài sản của “chủ sở hữu với công ty con và dự án” – xâm phạm quyền cơ bản của con người, không được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ.

Bởi, giữa “bên A” với “bên B” do vô ý ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01, không đáp ứng quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 – do chủ thể không biết, không họp đại hội đồng cổ đông thể hiện ý chí của mình trong việc: “Chấp thuận hợp đồng, giải trình về nội dung hợp đồng tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông và ông Phạm Văn Ảnh là “bên A” có lợi ích liên quan đến các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng cố phần số 01, không có quyền biểu quyết” theo quy định tại khoản 4 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2021.

Do “bên A” – Phạm Văn Ảnh, Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thương không phải chủ thể của tài sản, chỉ là đại diện cổ đông chiếm 97,2% vốn Điều lệ “công ty con”, với “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, ông Trần Anh Tuấn (nay là Công ty CP đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam) không có quyền, cùng nhau định đoạt (100%) toàn bộ cổ phần đã góp vào Công ty CP phát triển Hà Nam cho “bên B”, và “bên B” đặt cọc, thanh toán cho “bên A” chưa đúng, đủ – khi Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01, ngày 21/4/2007 bất hợp pháp, vi phạm Điều cấm. Vì vậy, “bên A”, bà Nguyễn Thị Thương có nghĩa vụ thượng tôn pháp luật, ngày 01/06/2021 ký đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01 vô hiệu từ ngày 21/04/2007, hai bên có trách nhiệm trả cho nhau những gì đã nhận theo luật định.

PV: Dù vậy, cũng không loại trừ một trường hợp: Giả sử Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP được Tòa tuyên là hợp pháp, lúc đó “bên nhận chuyển nhượng” sẽ được xác lập những quyền gì và không được xác lập những quyền gì tại “Dự án” và “Công ty con”, thưa ông?

Ông Phạm Văn Ảnh: Việc chuyển nhượng cổ phần là hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, giả sử Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP được tuyên là hợp pháp thì “bên B” – đại diện là ông Trần Anh Tuấn – chỉ có quyền sở hữu và định đoạt cổ phần. Nay ông Trần Anh Tuấn cho rằng “bên B” có quyền sở hữu “công ty con tài sản không độc lập và dự án”. Điều này không có căn cứ, trái luật. Bởi quyền “định đoạt, chiếm hữu, sử dụng” công ty con, con dấu và tài sản hình thành trong tương lai tại “Dự án”, đã được UBND tỉnh Hà Nam và Thủ tướng phê duyêt, công nhận kể từ ngày 05/3/2004.

Đến nay, giữa chủ sở hữu và “công ty con” chưa chuyển nhượng “tài sản giao nội bộ, hạch toán phụ thuộc” bằng hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Chủ thể không chuyển giao, chuyển nhượng “công ty con tài sản không độc lập và dự án” cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; không bị thu hồi, giữa chủ sở hữu với công ty con không tranh chấp – được “Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp” theo quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

PV: Được biết, các vấn đề của Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II đang được Tổ công tác liên ngành của Thanh tra Chính phủ xử lý. Đến nay, đã có thông báo kết luận của Tổ công tác hay chưa, thưa ông?

Ông Phạm Văn Ảnh: Đến nay, chủ thể chưa nhận được kết luận của Tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 294/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ trong việc rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đối với tài sản của chủ thể tại “Dự án”.

Img 20210823 163919

PV: Ông có kỳ vọng gì về các kết luận (nếu có) của Tổ công tác liên ngành của Thanh tra Chính phủ hay không?

Ông Phạm Văn Ảnh: Tôi cho rằng, Tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 294/QĐ-TTCP sau khi rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đối với tài sản của chủ thể tại “Dự án” sẽ báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, khi đó mọi việc sẽ công minh chính đại, thượng tôn pháp luật.

Khi quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể, chủ sở hữu được đảm bảo; tôi cam kết rút toàn bộ đơn khiếu nại, tố cáo; có trách nhiệm đảm bảo ổn định các doanh nghiệp nước ngoài tại KCN Đồng Văn II, và nghĩa vụ đầu tư xây dựng Khu nhà ở, đồng bộ về cơ sở hạ tầng theo phê duyệt tại Quyết định số 797/QĐ-UB ngày 16/06/2004, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp người dân góp vốn và mua đất, góp phần ổn định an ninh – chính trị; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này!

Phạm Thủy – Nguyễn Hạnh (thực hiện)