Phản hồi thông tin về chương VII "Ba họ anh hùng" trong Tập I Bộ tiểu thuyết lịch sử "Việt Nam Diễn Nghĩa"

Bộ tiểu thuyết lịch sử "Việt Nam Diễn Nghĩa" gồm 3 tập của tác giả PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2019 đang phát trên Vanhien.vn được bạn đọc rất quan tâm. Ban biên tập Vanhien.vn vừa nhận được ý kiến của bạn đọc Mai Đức Thạch nêu: Vừa rồi mình có đọc qua 2 bài của "Ba họ anh hùng (Khúc - Dương - Ngô)" kỳ I và kỳ II, cảm thấy nhiều chỗ không đúng như mình nghiên cứu, có thể giải thích giúp mình chính xác đúng sai như thế nào không ạ!

Ban biên tập đã chuyển ý kiến nói trên đến tác giả Bộ tiểu thuyết lịch sử "Việt Nam Diễn Ngĩa" PGS TS Cao Văn Liên trả lời bạn đọc Mai Văn Thạch như sau:

Trước hết, trân trọng cảm ơn anh Mai Đức Thạch đã đọc và góp ý Kỳ 1 và Kỳ 2 Chương VII "Ba họ anh hùng" trong Tập I của Bộ tiểu thuyết lịch sử "Việt Nam Diễn Ngĩa", hỏi về đơn vị hành chính của nước ta đời Đường.

Thực ra đơn vị hành chính của nước ta thời Bắc thuộc rất phức tạp mà không thuộc thuyết trình của thể loại văn học: Hết quận lại châu, hết châu lại quận tùy thuộc các triều đại. Riêng về Việt Nam đời Đường mà tiểu thuyết có đề cập đến thì tôi cũng đơn giản hóa nhưng không phải là không có căn cứ. Nhưng có hai điều cơ bản là An Nam đô hộ phủ gọi đến lúc nào?

Cuốn Lịch sử Việt nam tập I do Ủy Ban Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản cho là năm 679 nhà Đường đổi Giao châu đô hộ phủ thành An Nam đô hộ phủ và không nói gì về Tính Hải quân. Như vậy, cuốn sách này đã dùng An Nam Đô hộ phủ để trình bày lịch sử Việt Nam suốt thời Đương (Lịch sử VN Tập I (trang118). Trong giáo trình lịch sử Nhà nước Pháp luật Việt Nam do Đại học luật HN xuất bản viết:...Năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ, chức đứng đầu phủ tùy từng giai đoạn mà gọi khác nhau: Kinh lược sứ và từ 758 thì gọi là Tiết Độ sứ (Trang 35). Vậy theo sách này thì An Nam đô hộ phủ và Tiết độ sứ được dùng cho Lịch sử Việt Nam suốt cuối đời Đường. Vả lại trong sách tập II đôi khi cần thiết tôi cũng dùng Tĩnh  hải quân. Nhà Đường đã chuyển thủ phủ từ Luy Lâu về Tống Bình , sau đổi là Đại La. Vậy hỏi Đại La là thủ phủ của nhà Đường ở nước ta cũng không có gì là sai.

Còn anh Thạch căn cứ vào Viwkiedia chia thành An Nam đô hộ phủ và Tĩnh Hải quân cũng không sai. Còn về tên sông Hồng, sông Luộc thì khi viết Lịch sử Việt Nam, các nhà sử học đều dùng ngay cả lịch sử cổ trung đại cho dễ hiểu. Còn người Pháp chỉ phiên âm tiếng Hán Hong He thành Song Kou chứ không phải là họ đặt tên cho sông Hồng. Thật ra gọi đúng lịch sử thì sông Hồng còn có tên là sông Nhĩ Hà (Nhị Hà).

Một lần nữa xin cảm ơn bạn đọc Mai Đức Thạch. Năm mới chúc anh và gia đình sức khỏe, hạnh phúc, thành công!

Ban biên tập trân trọng cảm ơn PGS TS Cao Văn Liên đã sớm phản hồi thông tin cho bạn đọc Vanhien.vn!