Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ luôn có phương án dự phòng tài chính từ trước để có thể vượt qua khó khăn trong ngắn hạn. Còn những nghười nghiệp dư không tính đến phương án dự phòng hoặc không có khả năng dự phòng, đặc biệt với những người dùng đòn bẩy vốn từ các nguồn vốn có chi phí lãi suất cao thì rất khó trong việc cầm cự nên họ phải tính đến phương án cắt lỗ để bảo tồn vốn. Chính điều này mới tạo ra tính kích tính trong đầu tư. Và việc có người ra người vào sẽ giúp cho thị trường được vận động không bị "chìn dần" và tạo ra được những "khoảng trống" hấp dẫn cho người đầu tư mới.
Nói một cách khác, là mỗi người bước vào đầu tư một lĩnh vực nào đó thì có chung mức giá cả cho suất đầu tư cụ thể nhưng chi phí cơ hội giữa họ là rất khác nhau. Vì vậy, chỉ có chính họ mới là người hiểu rõ và cân đối được điểm hóa vốn, chốt lãi hoặc cắt lỗ phù hợp nhất, mà không ai có thể làm thay được họ. Câu nói "Quả non son hạt - Bán tháo ráo vốn" cần phải được đặt những hoàn cảnh cụ thể của nhà đầu tư, tùy vào từng trạng thái dòng tiền cả họ.
Tóm lại, con lắc thị trường sẽ dao động qua lại qua điểm cân bằng do động lực của kỳ vọng sinh lời và biến động của biên độ rủi ro trên thị trường. Nên hiện tượng mua vào hay bán ra nếu minh bạch, rõ ràng thì giá có nó cũng được hình thành tương ứng và luôn có xu hướng xoay quanh trục giá cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường tự do, sự tồn tại bền vững của một thị trường cụ thể chính là trạng thái biến động của nó trong một biên độ phù hợp, chứ không phải sự đứng yên ở một mức giá quá cao hay quá thấp.