Săn trầm và những chuyện kỳ bí

Nghe đồn rằng, nếu gặp cọp ở khu vực phát mùi trầm kỳ, chỉ cần lấy ngải đốt xông thì cọp sẽ hiện nguyên hình người. Ngặt nỗi ở nơi rừng sâu hoang vu như vậy, gặp cọp như gặp thần chết nên chẳng ai đủ dũng khí làm cái chuyện xông ngải cho nó hóa người! Thế nên những lời đồn đại cứ lan ra mãi, chẳng biết thực hư ra sao!”, ông chú tôi gật gù nói thêm phần ma mị.

tram-huong-1634674000.jpg 

Năm 2016 tôi có chuyến công tác tại núi cô Tiên, cụ thể là tôi lên đây để khảo sát địa hình, và dân vận. Ở đây tôi được hạnh ngộ cùng chú Hai, người đã từng làm chung với tôi. Hai chú cháu hợp tác rất vui: Tôi thì chăn bò, chú làm rẫy. Tới tối sẽ cùng ngồi nhăm nhi vài lon bia, ly rượu với một chú trông rẫy trên đó nữa. Khi tửu lượng ngà ngà say, chú Hai cao hứng sẽ kể hai chúng tôi nghe chuyện ngày xưa của chú. Hồi đó chú đi điệu, nên có rất nhiều mẩu chuyện tâm linh ma mị, tôi rất thích nghe. Chú kể:

Ông bà ta nói: Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận. Ma Bình Thuận thì tao chưa biết, chứ cọp Khánh Hòa thì tao gặp rồi. Hồi đó Khánh Sơn cũng nhiều cọp. Cọp thường về làng bắt heo, bò, có khi vồ cả người. Đồng bào dân tộc cũng rất sợ cọp, nhưng bà con truyền nhau cách đối phó với cọp là khi vào rừng hay ra đường vào ban đêm thì tay cầm một khúc cây vót nhọn, thế chống lên trời. Cọp có sở trường nhảy cao chụp mồi nên rất ngại cây nhọn dựng đứng. Khi gặp cọp, người ngồi thụp xuống, dựng đứng gậy thì cọp phải dè chừng vì mũi nhọn có thể xóc thủng bụng cọp. Cách nay gần 100 năm, dân Huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa làm nghề rừng và đi tìm trầm kỳ trong núi, nhiều người mất mạng vì cọp, beo. Tao cũng dân Vạn Ninh nên tao biết, bởi ông già tao kể. Chú Hai nói tiếp: “Phía dưới chân núi Hoa Sơn (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) có truông Hụt. Sở dĩ có tên truông Hụt vì xưa kia nơi này rất nhiều cọp. Khách bộ hành qua đây thường bị cọp vồ. Ai qua được trót lọt thì ví như người ấy đã chết hụt vậy”.

Còn trong Xứ trầm hương của nhà thơ Quách Tấn có đoạn: “Ở Huyện Vạn Ninh, ngày xưa có một ông tiều, tục gọi là lão Hảo, bị cọp tại đèo Dốc Thị chụp tuột da đầu, nên địa phương mới có câu Tuột da lão Hảo, truyền cho đến ngày nay...”. Chú Hai tiếp: “Hôm đó tụi tao đi điệu, mà nghe nói thì dễ nhưng đi rồi mới biết có những quy tắc bất thành văn mà chỉ dân trong nghề mới biết. Phu trầm thường tập trung thành từng nhóm khoảng 10 người, mỗi nhóm cử ra một trưởng nhóm điều hành. Người trong nhóm thường có quan hệ họ hàng hoặc cùng một địa phương với nhau để dễ dàng chia sẻ với nhau những thăng trầm khi gặp sự cố.

Khi một người may mắn phát hiện được kỳ nam thì phải thông báo với trưởng nhóm. Trưởng nhóm thực hiện các nghi thức, phân công nhiệm vụ cho từng người để đảm bảo việc khai thác được nhanh nhất.

Hơn nữa, trong giới “phu” trầm, việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận trước. Ví dụ như nhóm có 10 người thì sau khi khai thác được trầm sẽ chia thành 12 phần, người phát hiện sẽ được 3 phần. Chính những thỏa thuận trước này đã làm cho những người trong đoàn yên tâm và đoàn kết hơn.

Hớp miếng bia cho thong giọng, chú Hai À một cái thật đã...

Cũng theo lời chú Hai, khi gặp kỳ nam, không được khai thác sạch sành sanh mà phải để lại một phần cho người khác “hưởng sái”, cũng đồng thời là cách để hộ thân, phòng chẳng may trong quá trình đưa kỳ nam ra khỏi rừng, bị cướp giật thì quay lại “mót”.

Khi ra khỏi rừng, việc mua bán cũng phải tiến hành nhanh chóng bởi nếu chần chừ thì khó tránh khỏi thảm cảnh bị cướp. “Khi ra khỏi rừng mà không tìm người bán là dễ bị cướp giật lắm. Nhưng khi bán cũng phải biết chọn người mà bán vì giới mua kỳ nam cũng nhiều mánh khóe, nếu không cẩn thận là bị lừa.

Anh em đi tìm trầm chịu nhiều hiểm nguy, có khi đối mặt với cái chết, nhưng giới buôn kỳ nam, chỉ cần vài mánh khóe là có thể thu lợi hàng chục tỉ trong giây lát”, chú Hai giải thích.

Tâm linh cũng rất quan trọng, vì nếu không tuân thủ sẽ có kết quả rất thê thảm: Trước đi vào rừng, người đi tìm kỳ nam phải kiêng cữ một số chuyện, như đi không được gần phụ nữ bởi quan niệm cho rằng “chuyện giường chiếu” có mùi ô tạp, sẽ khiến trầm kỳ biến mất.

“Người đi tìm trầm phải thanh sạch vì kỳ nam là kết tinh của trời đất núi rừng, là thứ sản vật sạch sẽ, thơm tho nhất trần gian. Nếu không thanh tâm thì có đi suốt đời suốt kiếp cũng chẳng thu được gì, kể cả miếng trầm bé xíu cũng không được nói chi khúc kỳ nam giá bạc tỉ”. Chú Hai phu điệu cho thêm thông tin làm câu chuyện thêm gây cấn: Người ta vẫn thường thêu dệt chuyện người hóa cọp khi đi tìm trầm, chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng có một điều chắc chắn mà dân “đi điệu” lâu năm như chúng tao cũng khó giải thích, đó là chỗ nào có nhiều trầm kỳ là nơi đó có nhiều cọp.

Nghe đồn rằng, nếu gặp cọp ở khu vực phát mùi trầm kỳ, chỉ cần lấy ngải đốt xông thì cọp sẽ hiện nguyên hình người. Ngặt nỗi ở nơi rừng sâu hoang vu như vậy, gặp cọp như gặp thần chết nên chẳng ai đủ dũng khí làm cái chuyện xông ngải cho nó hóa người! Thế nên những lời đồn đại cứ lan ra mãi, chẳng biết thực hư ra sao!”, ông chú tôi gật gù nói thêm phần ma mị.

Với nghề ngậm ngải tìm trầm, việc ra đi phải hoàn toàn bí mật. Và vì trầm hương là kết tinh của trời đất núi rừng, là thứ sản vật sạch sẽ, thơm tho nhất trần gian nên kẻ “đi điệu” muốn gặp được trầm kỳ nhất thiết phải thanh tâm. Đó là luật lệ bất thành văn. Có một buổi tối nọ khi tụi tao sau một ngày đi mấy chục km, đã thấm mệt nên dựng chòi lán nghỉ tạm thì.. Trước khi ngủ tao hay thắp hương cho các thần rừng, hay cô bác đã ở lâu năm trong rừng sẽ phù hộ hoặc chỉ chỗ có Gió (Trầm) cho tụi tao. Tao chìm vào cơn mê rất mau vì cả ngày đi mệt thì thấy một bà lão rất già tới trước đầu tao nói: “Con kêu mấy đứa nó dậy đi, cẩn thận vì con Trâu của bà mới xổng, coi chừng nó cào xé phá nát chồi”. Chú Hai giật mình tỉnh giấc, vì rừng thiêng nước độc và kinh nghiệm được truyền lại qua bao đời, chú thấy có điềm nên đánh thức tất cả dậy và kể giấc mơ của mình. Không ai bảo ai, mọi người tìm củi cành cây khô đốt cho đám lửa to hơn nữa, rồi tập trung tất cả lại, vào chòi thủ thế. Chừng nhăm phút sau thì: À uồm! Tiếng gầm nghe như của một con mảnh thú, trong ánh lửa chập chờn... bóng nó từ từ to dần lên, 4 chân từ từ hiện rõ trong bóng những tán cây. Cách chòi ẩn nấp, chú có cột một con chó. Nó sợ mà vùng vẫy đến độ dứt dây rồi chạy mất hút. Đêm ấy nhằm ngày 16 âm lịch, tụi tao ngồi thủ cứng trong chòi.

Trăng vì bị gió đưa mây nên lúc mờ lúc sáng. Những chuyển động của con cọp  đi lại còn ghi rõ bóng trên mọi vật chung quanh. Nhiều lá cây bị chân nó đạp lên nghe xà xoạt. Tụi tao không ai dám thở mạnh vì nó rất thính. Tay tụi tao mò vào cán rựa mà hít thở không đều, nghĩ nếu không may mà nó đột nhập vô đây thì chỉ còn cách sống mãi với nó. Bóng nó từ từ lớn dần, khi chỉ còn cách chòi chừng chục mét, tụi tao rướn người chồm tới, chuẩn bị la lên là bủa nó luôn..thì... may mắn thay, nó quay đầu và đi qua chòi! Lúc đó mà la lên thì có lẽ mọi chuyện đã chuyển hướng xấu! Chú Hai thở ra thật dài..

Chú quơ tay nhấc lon bia: “Dô mạy! Nhiều chuyện bia hết lạnh!”

Sáng hôm sau, tụi tao đi được chừng hơn một km thì trúng đậm. Sau chuyến đó, chia tiền xong, tụi tao cúng tạ rồi ai về nhà nấy, tuyệt nhiên chẳng hé nửa lời, riêng chỉ bảo cho người thân biết chỗ để anh em quay lại mót trầm.