Lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang chịu áp lực đáng kể từ dự phòng kỹ thuật trong môi trường lãi suất thấp hơn. (Nguồn: Báo Lao Động) |
Thông tư 89 mới sửa đổi, bổ sung liên quan đến kinh doanh bảo hiểm chính thức có hiệu lực từ ngày 26/12/2020 đã nâng trần cho phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh từ 90% lên 100% so với phí bảo hiểm thực tế thu được.
Theo SSI Research, quy định này khiến gánh nặng dự phòng toán học ở các công ty bảo hiểm nhân thọ giảm đi.
Theo đó, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã đề xuất 2 thay đổi liên quan đến dự phòng toán học. Thứ nhất, nâng trần phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh từ 90% lên 100% so với phí bảo hiểm thực tế thu được theo phương pháp phí bảo hiểm thuần đối với các sản phẩm truyền thống.
Thứ hai, tăng cơ sở tính lãi suất kỹ thuật tối đa từ mức 80% lên 90% bình quân 24 tháng đối với Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn trên 10 năm.
SSI Research nhận định: "Cả hai mức trần hiện tại đều rất thận trọng, vì các nước trong khu vực chủ yếu áp dụng phương pháp phí bảo hiểm gộp và 100% lãi suất trái phiếu chính phủ". Hiện tại, đề xuất đầu tiên đã được chấp thuận.
SSI Research cho rằng, điều này ảnh hưởng nhiều hơn đến lợi nhuận kế toán hơn là đem đến những thay đổi về yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
"Môi trường lãi suất thấp sẽ vẫn là thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, dù có Thông tư 89 hay không", SSI Research khẳng định.
Trong năm 2020, Các công ty bảo hiểm nhân thọ được đánh giá đã duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong đại dịch Covid-19. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 21% so với cùng kỳ trong năm 2020.
Số liệu của Bộ Tài chính cũng cho thấy, tính tới cuối tháng 11, thị trường bảo hiểm hiện có 69 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 18 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 542.757 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó: Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 94.269 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 448.488 tỷ đồng.
Hôm nay (1/1): Đồng loạt nhiều chính sách về tuổi nghỉ hưu, bảo hiểm y tế, tiền lương … có hiệu lực Từ 0h ngày 1/1/2021, nhiều chính sách lớn về việc làm, tiền lương, thời gian nghỉ ngơi, thông tuyến tỉnh khám nội trú bảo hiểm ... |
Bảo hiểm PVI: Phát triển dựa trên chiến lược tăng trưởng lợi nhuận TGVN. Sau 6 tháng giữ cương vị Chủ tịch HĐTV Bảo hiểm PVI, ông Dương Thanh Francois chia sẻ với Báo Thế giới & Việt ... |
BIDV Metlife góp phần cải tiến quy trình mua bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife đang khẳng định vị thế của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn hướng tới sự đổi mới, tập trung vào những ... |