Suy dinh dưỡng trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

Suy dinh dưỡng là một thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xã hội bền vững ở mọi quốc gia, Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao diễn ra dai dẳng đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới(W.B) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu dinh dưỡng đặc biệt phổ biến trong nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, với tỷ lệ thấp còi ở mức cao nhất thế giới.

Báo cáo “Suy dinh dưỡng dai dẳng trong Cộng đồng Các dân tộc Thiểu Số tại Việt Nam: Vấn đề và các Giải pháp can thiệp được W.B công bố ngày 10 tháng 12 năm 2019 tại Hà nộiđã chỉ ra, 1/3 trẻem dântộcthiểusố trong tình trạng thấp còi và cứ 5 trẻ thì có 1 em nhẹ cân. Báo cáo còn cho biết chỉ có 39% trẻ em người dân tộc trong độ tuổi từ 6 - 23 tháng có chế độ dinh dưỡng đầy đủ; 32,7% phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 đi khám thai và đượcbổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như tư vấn về dinh dưỡng.

Cùng với hạn chế này,các yếu tố văn hóa xã hội cũng góp phần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng di dẳng. Kết hôn sớm và mang thai ở tuổi vị thành niên còn phổ biến ở phụ nữ người dân tộc; theo đó, 23,9%phụ nữ từ 15 đến 19 tuổi bắt đầu sinh con.Nguyên nhân không kém phần quan trọng là tâm lý e ngại của người dân tộc trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng và khám chữa bệnh. Tuy nhiên, gốc rễ của tình trạng suy dinh dưỡng được cho là do nghèo đói. Theo số liệu thống kê, các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam chiếm 14% tổng dân số, nhưng số hộ nghèo lại lên tới 73% tổng số hộ nghèo cả nước (The World Bank 2019)

Tìm kiếm giải pháp để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng dai dẳng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số là vấn đề quan trọng được diễn đàn quốc hội và các tổ chức nhà nước đặc biệt quan tâm trong chủ trương, chính sách phát triển bền vững quốc gia.

Tuyên truyền về phòng chống duy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng. thách thức nghèo đói trong  phát triển bền vững toàn cầu và ở Việt Nam

Chế độ dinh dưỡng hợp lý ảnh hưởng đáng kể đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồng nhân lực. Tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra theo chu kỳ nghèo đói kéo theo nhiều hệ lụy như giảm năng suất lao động do thể chất không đảm bảo; giảm năng suất chung do nhận thức thấp và trình độ học vấn hạn chế; phát sinh những thiệt hại do dịch bệnh lan rộng và chi tiêu cá nhân, chi tiêu công gia tăng trong lĩnh vực y tế…..

Tình trạng suy dinh dưỡng thường dẫn đến nhiều tổn thất kinh tế. Trên toàn cầu hiện có trên 149 triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng mãn tính, biểu hiện dưới dạng thấp còi. Theo ước tính, suy dinh dưỡng do giảm năng suất lao động đã làm tổn thất toàn cầu lên tới 10% thu nhập trọn đời của một cá nhân, đồng thời làm giảm từ 2% đến 10% tổng giá trị thu nhập quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia (Nkosinathi V,N, Mbuya và cộng sự 2019).

Nkosinathi V.N, Mbuya và cộng sự (2019)Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc

tại Việt Nam Vấn đề &các giải pháp can thiệp  World Bank Group  Hà nội tháng 11.2019

Bước vào thiên niên kỷ thứ III, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống, cải thiện đời sống người dân song tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhất là ở các nước chậm phát triển vẫn cao, còn có khoảng khá cách xa so với các nước kinh tế phát triển.  Tỷ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng mãn tính ở Trung và Tây châu Phi khoảng 33,7%, các nước Đông và Nam Phi 34,1% và Nam Á 35%; trong khi Đông Âu khoảng 8,5%, Đông Á Thái Bình Dương 9% và Bắc Mỹ dưới 2,5%. Tình trạng chênh lệch tỷ lệ trẻ thấp còi ở một số nước khu vực ASEAN được thể hiện trong bảng 1.

Tại Việt Nam, 75% cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống ở 45 trong số 63 tỉnh thành phố trong cả nước, chủ yếu tập trung tại vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hầu hết địa bàn sinh sống đều có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ nghèo đói , mức độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng so với trung bình cả nước.

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ thấp còi là người dân tộc thiểu số hiện chiếm 31,4%, cao gấp trên 2 lần trẻ em người Kinh (15%). Trong tổng số 199.535 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở 10 tỉnh thành điều tra, số trẻ là người dân tộc thiểu số chiêm trên 60% và số trẻ thiếu cân cũng cao hơn gần 2,5 lần(Tương ứng với tỷ lệ 21% và 8,5%). Độ chênh lệch về dinh dưỡng còn được thể hiện trong thiếu hụt vi chất dinh dưỡng  được gọi là nạn đói tiềm ẩn. Tỷ lệ trẻ bị thiếu máu cao nhất luôn nằm ở vùng trung du và miền núi miền Bắc, là địa bàn sinh sống của 75% các nhóm dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ ở trẻ thiếu máu tại Việt Nam là 27,8%, con số này với trẻ là người dân tộc thiểu số lên tới 43%. Đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và nhẹ cân, thiếu sắt cũng là vấn đề phổ biến với trẻ em khu vực miền núi (chiếm 81%) so với khu vực người Kinh (50%). Xu hướng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em Việ Nam trong giai đoạn 2010-2015 đươch thể hiện trong bảng 2:

Bảng 1 Tỉ lệ trẻ thấp còiở các nước khu vực Đông Nam Á

Đơn vị %

Nước

Chỉ số

Thailand

Brunei

Malaysia

Viet Nam

Myamar

Philippines

Indonesia

Cambodia

Lao PDR

Trung bình

12

20

21

23

29

30

31

32

33

Nh.nghèonhất

13

 

 

41

38

 

 

42

48

NNkosinathi V.N, Mbuya (2019) Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại VN

Bảng 2 Xu hướng suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em Viêt Nam giai đoạn 2010-2015

Đơn vị %

              Năm

Nhóm dân tộc

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Cả nước

24,2

23,4

20,2

19,3

19,0

17,5

DT Kinh

22,1

20,8

16,9

16,2

16,2

15,0

DT thiểu số

36,4

37,1

31,6

33,9

32,1

31,4

Nguồn: Nkosinathi.V.N.Mbuya và cộng sự 2019

Phân tích thực trạng dân cư trong trên nửa thế kỷ đã qua cho thấy, di cư đến các thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm và giáo dục chủ yếu phù hợp với nhóm dân số có thu nhập và học vấn cao hơn. Quá trình này ít tác động đến các cộng đồng dân tộc thiểu số bởi họ ít có xu hướng di cư như phần đông dân số Việt Nam. Dù nguyên nhân chính xác như thế nào chăng nữa thì các nhóm dân tộc thiểu số đều có xu hướng không muốn rời khỏi địa bàn sinh sống. Đây có thể là một lý do dẫn đến tình trạng nghèo đói tiếp diễn dai dẳng ở các cộng đồng này khi so sánh với mức độ phát triển liên tục của các khu vực khác.

Việt Nam cũng đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, với nhiều thách thức mới và tác động trực tiếp đến nhu cầu dịch vụ y tế và xã hội. Ở hầu khắp các quốc gia Đông Á, quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng Tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam dự kiến sẽ từ 6,3 triệu (6,7% dân số) năm 2015 lên 31,5 triệu (28% dân số) vào năm 2080. Già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mức thu nhập đầu người thấp hơn nhiều so với các nước châu Á khác dẫn đến tiếu hụt chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi gia tăng cao. Thách thức này đòi hỏi phảỉ có giải pháp xây dựng lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ và giảm tỷ lệ mắc các bệnh không truyền nhiễm ở người cao tuổi.

Hầu hết các dân tộc thiểu số Việt Nam sống ở vùng cao. Không gian đồi núi Việt Nam đã ảnh hưởng đến tình trạng nhân khẩu học; phạm vi, mức độ nghèo đói, bất bình đẳng về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Do tách biệt của không gian địa lý; nhiều thành thị và cộng đồng dân cư phát triển độc lập đã bảo tồn được bản sắc văn hóa của các nhóm dân tộc. Các nhóm dân tộc chính, chiếm khoảng 85% dân số) đã định cư tại những vùng đồng bằng và lưu vực sông có điều kiện thổ nhưỡng tốt hơn (chiếm 20% diện tích cả nước). Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc thường được biết đến là địa bàn sinh sống “chủ yếu” của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Trong quá trình cải cách kinh tế, khu vực đồng bằng được coi là động cơ phát triển nông nghiệp, đã đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế vượt xa khu vực miền núi. Đây là cơ sở khiến dân số gia tăng cả về số lượng và mật độ. Khi mật độ dân số cao hơn, nhu cầu về các dịch vụ y tế và giáo dục cũng tăng lên tương xứng.

Do khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế giáo dục thiếu đồng đều giữa các khu vực, một số nhóm dân tộc thiểu số chưa tiếp cận được với những luồng tư tưởng, văn hóa phổ biến, họ không thể hay không muốn tham gia vào các chương trình của Chính phủ do rào cản ngôn ngữ hoặc văn hóa, chất lượng dịch vụ không tốt hoặc khó xây dựng niềm tin do các vấn đề lịch sử đã ảnh hưởng đến thực trạng sức khỏe và dinh dưỡng của các nhóm dân tộc .

Phân tích các chỉ số xã hội trong nhiều nhóm dân tộc thiểu số cho thấy:Tỉ lệ trẻ đi học còn thấp, nhiều gia đình chưa được tiếp cận với dịch vụ giáo dục hoặc chỉ hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; tỷ lệ người được chăm sóc trước sinh và sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế còn thấp. Rất ít người thuộc các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân;

Mặc dù các chương trình và chính sách của Chính phủ tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số; song sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc so với người Kinh và Hoa vẫn đang tiếp tục diễn ra. Các chương trình nhằm hỗ trợ giảm nghèo, định canh, định cư, giao đất giao rừng, giáo dục, y tế và truyền thông…của Chính phủ đã tập trung thực hiện tại các khu vực có tỉ lệ nghèo đói  cao, nhưng những hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ trong nhiều trường hợp lại không phải là mục tiêu được hưởng lợi. Ngược lại, những người có trình độ học vấn và thu nhập cao có lợi thế tiếp cận và sử dụng hệ thống hỗ trợ này mạnh hơn (W.B Group 2019)

Tuy tỷ lệ hộ nghèo cả nước (theo chuẩn Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới) đã từ gần 60% năm 1993 giảm xuống 9,8% và mức tiêu thụ trung bình của nhóm 40% dân số có thu nhập thấp đã tăng 5,2%/năm vào năm 2016; song bất bình đẳng vẫn chưa suy giảm (hệ số Gini chỉ từ 35,7 năm 1992 xuống 35,3 ). Số hộ nghèo ở Viêt  Nam tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, là nơi sinh sống của phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số.

Phân ích thực trạng diễn ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy; công đồng các dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số Việt Nam, nhưng số hộ nghèo lại lên tới đến 73% tổng số hộ nghèo cả nước. Nguyên nhân của thực trạng bất bình đẳng này là do các ở khu vực nông thôn không tạo ra nhiều thu nhập phi nông, trong khi mức độ tham gia của nhóm dân tộc vào sản xuất nông nghiệp giá trị cao còn nhiều hạn chế. Tình trạng này đã dẫn đến mức độ chênh lệch về dinh dưỡng trẻ em cũng ngày một cao hơn. Suy dinh dưỡng thể thấp còi ảnh hưởng đến 36,4% trẻ em dân tộc thiểu số trong năm 2010 và 31,4% trong năm 2015; trong cùng thời gian, tỉ lệ trẻ thấp còi ở nhóm dân tộc Kinh giảm từ 22,1% xuống 15,0%, khiến khoảng cách tỉ lệ trẻ thấp còi giữa 2 nhóm đã gia tăng từ 14,3 % lên 16,4 %.

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế và nỗ lực giảm nghèo, tỉ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng ở VIệt Nam vẫn ở mức độ cao, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng con người và nền kinh tế. Tại những khu vực có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng mãn tính ở hàng cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn so với những quốc gia nghèo ở khu vực Châu Phi Hạ Sahara như Zimbabwe, Nam Sudan, Namibia ,Senegal và Ghana… .

Số lớn trẻ em trong khu vực có đông cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống không có cơ hội được đảm bảo dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời (từ lúc thụ thai đến khi 2 tuổi) đồng nghĩa với 1.000 ngày đầu tiên của vòng đời. Ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng trong giai đoạn này đối với sự phát triển thể chất, trí não và quá trình hình thành vốn con người cho quốc gia được đánh giá tương đối lớn và khó có thể bù đắp được

Nhân tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trong cộng đồng dân tộc từ góc nhìn nghiên cứu

Khung khái niệm về  suy dinh dưỡng trẻ em đã được tổ chức UNICEF đề cập rộng rãi trong thập niên 1990,những nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các nhóm vấn đề trực tiếp, gián tiếp và nguyên nhân cơ bản. Theo đó, nguyên nhân trực tiếp của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ là do chế độ ăn uống không đầy đủ, không phù hợp; sức khỏe kém hoặc cả 2 yếu tố này. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp thường xuất phát từ sự thiếu hụt thực phẩm của các hộ gia đình và cộng đồng, cách chăm sóc và chế độ ăn uống không phù hợp của bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, còn do thiếu tiếp cận được với các dịch vụ y tế và môi trường phù hợp. Theo các nhà phân tích 3 nhóm thực phẩm, y tế và chăm sóc là những vấn đề có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, thể hiện những nhân tố cơ bản liên quan đến số lượng, việc kiểm soát và sử dụng tài nguyên trong xã hội.

Tổng hợp tài liệu và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng và ảnh hưởng đến các nhóm dân tộc thiểu số nước ta, các nhà nghiên cứu đã làm rõ được những nguyên nhân cơ bản về chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và nguy cơ của nghèo đói. Theo đó, chế độ dinh dưỡng không dầy đủ, sức khỏe trẻ em kém và tình trạng đói nghèo đang là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng suy dinh dưỡng trên địa bàn tập trung đông đảo các nhóm dân tộc ít người.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ sau 6 tháng được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ dưới 1 tuổi cần được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để đảm bảo mức độ tăng trưởng tối đa. Tuy nhiên, phổ biến ngày nay là trẻ em nhóm người dân tộc thiểu số không có điều kiện để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng này. Chỉ có khoảng 39% trẻ là người dân tôc thiểu số trong độ tuổi từ 6 đến 23 tháng tuôi có chế độ dinh dưỡng đầy đủ (tỉ lệ này đối với nhóm người Kinh và Hoa lên tới 69%).

Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng do trứng giun qua dất được biết đến là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Theo những kết quả điều tra thì bệnh tiêu chảy là một bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tại thời điểm khảo sát của Tổng cục Thống kê và UNICEF vào năm 2015, số trẻ em người dân tộc thiểu số bị tiêu chảy lên tới 18,5%, cao gấp gần 3 lần so với tỉ lệ trẻ em người Kinh và Hoa

Đối nghèo là một vấn nạn xã hội. Nghèo đói là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến suy dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Mặc dù chỉ chiểm 14% tổng dân số ở Việt Nam, song các cộng đồng dân tộc thiểu số lại chiếm đến 73% tổng số hộ ngheoof cả nước trong năm 2016. Tình trạng hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số thể hiện trong bảng 3

Bảng 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo nhóm dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Đơn vị %

                     Năm

Nhóm dân tộc

2010

2012

2014

2016

Cả nước

20,8

17,2

13,5

9,8

Nhóm kinh và Hoa

13,0

9,9

6,3

3,2

Nhóm DT thiểu số

66,3

59,2

57,8

44,6

Nguồn: Nkosinathi.V.N.Mbuya và cộng sự 2019