Tản mạn về làng xưa

Ngày xưa trâu bò nhiều lắm, nhà nào cũng có một hai con, không phải cày máy như bây giờ, trâu bò là sức kéo cày để xáo xới đất trồng lúa, trồng Ngô và khoai sắn.

Hồi còn học lớp một, sáng nào tôi cũng dậy từ bốn rưỡi, khi trời mới tinh mơ, đôi quang gánh nó cao hơn  đầu tôi chút xíu, mẹ tôi đã buộc trên đầu hai (chiếc gióng) cho ngắn lại để khi vắt ngang chiếc đòn gánh qua hai đầu gióng, bỏ hai cái rổ vào thì nó khỏi quệt mặt đất, sáng nào tôi cũng đi mót phân.

lang-que-1629165208.jpg 

Sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẽ, không áp dụng khoa học kỷ thuật mạnh mẽ như bây giờ, chẳng dùng phân đạm, phân lân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, lúc đó có chăng thì cũng rất ít dùng vì các loại này hiếm, đắt đỏ nên khoong có tiền để mua, cây lúa nhờ trời, năng suất thấp nên nhà nào đủ miếng ăn là may mắn lắm rồi.

Đến những lớp năm khi tôi đã cao hơn chút ít thì đôi gióng mới được mở hai đầu, tôi  vẫn mót phân  trâu bò nhiều hơn. (Trâu bò ĩa trên những bãi cỏ, Úc ngay trên lối đi, ĩa giữa đồi sim, đồi hoa mua, nơi nào có cỏ thì nơi đó có chất thải từ cỏ, tôi cần mẫn hót từng bãi phân trâu bò về bón ruộng, lúa nhà tôi lúc nào cũng  tốt hơn ruộng lúa bên cạnh, mỗi buổi sáng hót xong một gánh phân mang về nhà ủ lên lá cây hoặc rờn rạ rồi mới đến trường. Tôi vất vả lắm lũ từ  khi còn rất nhỏ.

Lớp người trước tôi cũng rất vất vả, có nhiều nhà  sinh con đông thường ngày không đủ miếng ăn, mùa màng bấp bỏng, có khi lúa đang chín chuẩn bị gặt thì bất ngờ có trận lũ ngang qua, lúa ngâm trong nước vài ngày và khi nước rút chỉ vớt được một chút ít, lại có những mùa sâu bệnh lúa không trổ bông mà nghẹn đòng và mất trắng cả cánh đồng.

Tôi thương những lớp người “ăn cơm vay cày ruộng rẹ”, tần tảo một đời chưa biết  cái sướng là gì, chưa một lần có bữa ăn no (ăn cơm vay). Một hình thức ứng trước lúa, ngô, khoai, sắn để cầm cự những ngày đói, khi mất mùa do hạn hán lũ lụt, hoặc thiếu đói những ngày chưa đến kỳ thu hoạch, (cày ruộng rẹ) là mướn ruộng của  nhà khá giả (chẳng biết lý do gì nhưng họ có nhiều ruộng và thiếu người làm) nên thường cho người nghèo mượn ruộng để cày cấy.

Nhớ lắm cái hồi xưa đó nhà tôi nghèo một mình mẹ nuôi ba đứa con, thiếu ăn triền  miên nên thường ứng trước lúa của nhà giàu1/2 yến lúc giáp hạt, đến mùa về trả 1 Yến. Và thường tìm nhà nhiều ruộng mượn ruộng  để cấy cày rồi đến mùa gặt lúa chia đôi. Mãi thời điểm  tôi học cấp hai là thời gian đói khổ nhất. Hình thức như  tôi vừa kể còn tồn tại, có những mùa vừa mùa thu hoạch xong đã hết  lúa vì lý do đó. Mẹ con bưng mặt khóc, thần trách ông trời bất công, sao ông không thương gia đình con, chăm chỉ làm ăn như vậy mà quanh năm thiếu đói, mẹ tôi thường đi gánh đá thuê cho họ xây nhà, ngày xưa buổi sáng tôi đi học, buổi chiều tôi đi gánh đá thuê cùng mẹ, kiếm tiền đong gạo để ăn vì trồng lúa, ngô, khoai không đủ ăn. Cảnh nhà gieo neo.

Tôi đi học cấp ba rồi bỏ học giữa chừng, rồi lại đi học tiếp, bởi vì nhà quá nghèo không có tiền mua nổi cuốn vở để đi học, nhờ sự ham học và lòng quyết tâm và cuối cũng cũng học hết cấp ba (qua ba bốn lần bỏ học rồi đi học, đi học rồi bỏ học).

Câu chuyện làng quê thấm đẫm trong từng thớ thịt từng mạch máu của tôi. Đến bây giờ tôi mới thấy tự hào về quá khứ của mình.

Ký ức tuổi thơ xưa ở làng quê cứ rõ một một trong tôi, tôi còn nhớ như in hồi đó em út hay đi chăn bò ở trong đồng bẹ, vào mùa mưa lũ nước dâng tràn mênh mông, tôi phải đi chăn bò thay em vì nước lụt sợ em ngã xuống nước cuốn trôi.

Cánh đồng khe Trằm, cơn Me mùa lũ nước dâng cao từng đàn cá Lúi bụng đầy trứng lúc nhúc chen nhau chạy theo dòng nước tìm nơi đẻ trứng, đẻ trứng xong chúng lại tìm đường theo dòng nước lũ ra đồng, lũ trẻ chăn bò chúng tôi giăng lưới chặn bắt cá, hoặc đơm cá bằng cái mồng, cái róc róc. Đến chiều tối đứa nào cũng được môt xâu dài cá lúi xách về nhà vui thích lắm. Bây giờ những ký ức đó còn đâu nữa nó đã về dỉ vãng rồi, thời gian, con người, thiên nhiên, môi trường đã hoàn toàn thay đổi .

Sự thay đổ môi trường, chặt cây đầu nguồn nên cá không có nơi để sống chúng không thể sinh sôi nẩy nở được. Vào rừng hồi xưa dịu mát  và ẩm ướt, mùi hương lan tỏa từ vô số các loại hoa, tiếng chim véo  von, làm cho đầu óc con người vô cùng sảng khoái, những lúc buồn tôi đến với rừng và thấy phấn chấn hơn, bây giờ vào rừng nóng bức, cũng là rừng cây nhưng chẳng còn độ ẩm, lá lao xao nhưng chẳng có một tiếng chim.

Những giá trị sơ khai đã dần dần biến mất, bây giờ cuộc sống hiện đại, hội nhập quá nhanh, ít người sống nội tâm, nhiều người chạy theo vật chất, lấy đồng tiền làm mọi thước đo.(!)