Thần Đồng Ngọc Lũ là Biểu chương vương quyền của vua Hùng (*)

Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tư­ợng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trư­ởng: có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu  kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc gậy, cái nón của Chử Đồng Tử–Tiên Dung (Việt Nam).

duong-dinh-minh-son-1635388761.jpg 

Về sau chiếc gậy, cái mũ ấy là cây Vư­ơng trư­ợng và chiếc mũ Niệm:  Khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh Biểu chương Vương quyền.  Đến thời cổ đại, khi có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua, như Đỉnh đồng thời nhà Thư­ơng Trung Quốc và Thần Đồng- Ngọc Lũ của vua Hùng Văn Lang. Đặc biệt hoa văn Thần Đồng-Ngọc Lũ bằng những kí hiệu “mật mã” tạo nên hàm nghĩa bản Sử thi của dân tộc Kinh-Giao Chỉ, biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người; đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng Tuyên bố thành lập nước Văn Lang- Tức là bản Tuyên ngôn trong ngày thành lập nước.

Việc ra đời Thần Đồng- Ngọc Lũ  đó là một hiện tượng "đột biến" của nền văn hoá Sông Hồng đến giai đoạn văn minh Đông Sơn- Sự đột biến, nhưng là kết quả của cả quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá tư tưởng của dân tộc Kinh-Giao Chỉ cư ngụ ở châu thổ sông Hồng.

Trong lịch sử của nhân loại, hiện tượng "đột biết" như thế không phải là trường hợp hiếm thấy. Chẳng hạn, đến thời đại có chữ viết, các đạo giáo ra đời thì có Kinh Thánh nói về lịch sử, tư tưởng ra đời của đạo giáo đó. Như đạo Phật ra đời thì có kinh Phật, đạo Thiên Chúa ra đời thì có Kinh Thánh, đạo Hồi xuất hiện thì có kinh Ko-ran … và nhà nước Văn Lang của vua Hùng ra đời thì có Thần Đồng- Ngọc Lũ .

Mỗi loại biểu tượng đó như Thần Đồng Ngọc Lũ của Việt Nam Đỉnh đồng của Trung Quốc và các Kinh Thánh của các Đạo Giáo đều là vật “thiêng”, Ấn tín biểu chương vương quyền của vị chức sắc đứng đầu tổ chức ấy. Khi nói những vật linh biểu chương vương quyền của một nước hoạc Kinh thánh biểu chương quyền uy của vị đứng đầu một đạo giáo. Đó là bản lịch sử của Nha nước hoặc Đạo giáo ấy như Thần Đồng Ngọc Lũ của Việt Nam với những motip hoa văn là thể hiện được hàm nghĩa lịch sử của dân tộc (ảnh a) còn Đỉnh đồng của Trung Quốc thì chỉ là một khối lượng đồng (ảnh b).

ngoc-lu1-1635388750.jpg                                                           

                                               

 Vật “thiêng”  Ấn tín tiếng Việt gọi là “hèm”. “Hèm” là từ khóa: kiêng dè, cấm kị, húy, tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là Cam dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm điều không được nói ra động đến thánh thần, không phải dẽ để ai cũng biết muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo.   

Hoa văn Thần Đồng- Ngọc Lũ, bằng những kí hiệu mật mã là Bức tranh hoành tráng sinh động của cuộc lễ hội vòng đời diễn ra trong ngày thành lập nước Văn Lang của vua Hùng- thành cuộc “Triễn lảm” về các hình thái sinh hoạt của xã hội đương thời: các kiểu nhà, các phong tục tín ngưỡng, tư thế tự tin , phong cách sống,hình thái vũ điệu hoá trang cánh chim trời, các kiểu thuyền chiến và lãnh thổ đất đai rừng biển, muông thú v.v. tất cả là sự giàu có, phồn thịnh của đế chế Van Lang –quê hương sáng tạo thuyết Sinh học, đồng tác giả thuyết Kinh Dịnh nguyên thuỷ, "Vương quốc Văn Lang là trung tâm của cư dân phương Nam" H.E Looc—Wiosowa (1)

Để tạo được vật thiêng Thần Đồng- Ngọc Lũ, vua Hùng đã tiền hành làm cuộc cách mạng với hai phương diện: Một là cuộc cách mạng tư tưởng, hai là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

Thứ nhất, cuộc cách mạng tư tưởng là việc tổng kết lịch sử xã hội của dân tộc Kinh-Giao Chỉ: từ khởi thuỷ cho đến ngày thành lập nước Văn Lang. Quá trình đó, được so sánh với hình ảnh sinh trưởng trong vòng đời của một con người: “khởi nguyên” lừ “quả trứng” người mẹ với chu kì kinh nguyệt 28 ngày, thụ tinh có hai đường máu đến thành người lọt lòng mẹ, ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ.

Thứ hai, để có được vật "hèm" Thần Đồng-Ngọc Lũ, vua Hùng đã tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật triệt để. Trước tiên là việc quy tụ, đào tạo được một đội ngũ các nhà “khoa học” đương thời, họ là những nhà "thần chú" siêu phàm, giỏi luyện kim đồng thau, đúc vật "thiêng" Thần Đồng- Ngọc Lũ với kỹ nghệ chính xác và thẩm mỹ cao.

Ta biết rằng, ở thời cổ đại Thần quyền đứng trên Vương quyền -Vua Hùng cũng là một phù thủy...Tinh thần đó còn truyền lại đến nay như ở châu Âu, Giáo hoàng cao hơn Tổng thống. Do đó, ở Ấn Độ kinh Rig-Vêđa là do những nhà siêu phàm thần bí Balamôn sáng tạo và chương III của Kinh Rig-Vêda là những điều thần chú (2). Vì thế ở nước Văn Lang, trong cung đình sẽ có một đội ngũ các nhà siêu nhân ( Phong thuỷ, Chiêm tinh,Thầy bói, Tướng số). Họ là đội ngũ “trí thức”  độc quyền  chuyên trách theo giõi các ngành khoa học thần bí, quản lý "thần hồn''  của dân tộc . Đội ngũ này sẽ tạo ra các thiết chế văn hoá: "phong tục", "lễ nhạc", "chiêm tinh", "phong thủy'', "tướng số", "pháp luật hoặc các “sự tích”, các “truyền thuyết” các chuyện “ngụ ngôn”… và chế tác ra vật ''thiêng'' Thần Đồng, khởi nguyên là Thần Đồng –Ngọc Lũ, với những motip hoa văn ghi lại thành bản Sử thi  của dân tộc Văn  Lang –Giao Chỉ từ khởi thuỷ cho đến văn minh Đông Sơn của Nhà nước Văn Lang- Đội ngũ pháp sư này cùng trưởng thành theo lịch sử của dân tộc, từ thời đại thị tộc bộ lạc và  đến dỉnh cao vào thời Văn Lang. Họ được thế lập theo cha truyền con nối, trong đó có một bộ phận theo giõi về quá trình diễn biến ở người mẹ, như kinh nguyệt, thai nghén, sẩy thai (từng tháng) và sinh nở trong cuộc đời của các bà mẹ. Mô hình về sự khởi nguyên và trưởng thành trong vòng đời của từng thai nhi- tức là mỗi thành viên của nước Văn Lang- Giao Chỉ là do đội ngũ này đề xuất và triển khai.Như vậy, tư tưởng của nền văn hóa Nõ Nường của người Văn Lang –Giao Chỉ ở châu thổ Sông Hồng đến giai đoạn văn minh Đông Sơn tất yếu phải có một sản phẩm tiêu biểu như Thần Đồng- Ngọc Lũ để ghi lại nền văn hoá tư tưởng trong lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc đến thời đại Nhà nước Văn Lang- Thần Đồng Ngọc Lũ là biểu tượng hình "Oa" (Nữ Oa) nơi sinh ra dân tộc Kinh- Giao Chỉ.

 Nó được bắt nguồn từ đội ngũ các nhà “khoa học”–siêu phàm phục vụ trong Tư dinh của nhữngTù trưởng của bộ lạc thời kỳ văn hóa Tiền Đông Sơn; họ đã lấy quả trứng gà mới phôi thai có hai "đường máu" làm vật so sánh đối chứng với hai “đường máu” hoài thai của một thai nhi trong bụng người mẹ. Trên cơ sở đó mà tạo ra những motip hoa văn chữ ''S" (âm dương), dây ''cuộn thừng'' (Tơ hồng) và hình tròn có chấm ở giữa …rồi ghi lên các di vật. Đặc biệt sự nhận biết về vòng Kinh nguyệt  thụ thai của người mẹ được ghi lại bằng hoa văn từ đơn giản, chưa rõ ràng ở  thời đại  đồ đá mới (hình 138), cho đến di vật ghi về chu kỳ Kinh nguyệt (28 ngày) của người mẹ được rõ dần theo thời gian; Đến văn hóa Phùng Nguyên thì sự nhận biết ấy được ghi rõ ký hiêu: 14 tia quay ra, 14 tia quay vào quanh núm tròn ở ví dụ c  (hình1 ) GS Hà Văn Tấn cho hình (ví dụ c) được ghi trên hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ (3) hiện vật mang dấu ấn khởi nguyên và tiêu biểu; đội ngũ này còn tạo ra sách Kinh Dịch nguyên thuỷ.  Bởi lẽ, thuyết Kinh Dịch đã lấy Nõ Nường làm hai ký hiệu: thanh “âm” thanh “dương” và phát triển theo hệ số chẵn thì hoa văn Thần Đồng  Ngọc Lũ cũng lấy hai chất nguyên khí của Nõ Nường làm tiêu chí, biểu tượng bằng quả  trứng của người mẹ, thụ tinh có hai đường máu làm hoa văn biểu tượng về sự phát triển khởi nguyên vòng đời của thai nhi và cũng phát triển theo hệ số chẵn. Do đó, hằng số chẵn 2,4,8 là thuộc thuyết Sinh học của người Việt Giao Chỉ, còn hằng số lẻ 1,3,5 là thuộc thuyết  Ngũ hành của người Hán Hoa Hạ.

Việc đúc vật linh đồng thau được coi là điều thần thánh, bùa chú ma thuật: Điều đó không có gì lạ, vì vào giai đoạn ấy, ngay cả việc phát minh về kỹ thuật cũng được thần bí hoá. Chẳng hạn, câu hát "Ông Đống mà đúc thần đồng" hay chuyện "Chặt cây chu đồng "trong" Đẻ đất đẻ nước" của người Mường, đều là thần thánh hoá việc chế tác đồng, hay chuyện Ông Dóng cũng có thể gắn liền với việc thần thánh hoá nghề luyện sắt. Sách Việt sử lược (chữ Hán khuyết danh thời Trần) cho rằng: Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682) ở bộ Gia Ninh có người dùng pháp thuật áp phục các bộ lạc thành lập nước Văn Lang tư xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Người ta cho rằng “pháp thuật” mà vua Hùng dùng để áp phục các bộ lạc, đó là việc pha kim loại chì vào kim loại đồng tạo ra hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng Ngọc Lũ làm cho các bộ lạc thán phục mà  về theo vua Hùng thành lập nước Văn Lang. Sở dĩ Thần Đồng- Ngọc Lũ đạt được hiệu quả như thế là nhờ  thuộc về loại văn hoá của đẳng cấp vương quyền. Chỉ triều đình mới quy tụ và đào tạo được một đội ngũ các nhà thần chú siêu phàm.

Thần Đồng Ngọc Lũ,  hiện vật biểu tượng văn hóa có nội hàm như thế vào thời đại Hùng Vương đó là vật linh Quốc bảo, bùa hộ mệnh, vật cứu tinh độ thế: Thời đại lấy “âm phù” làm chỗ dựa tâm linh trong đời sống của  quốc gia, của vương quyền, của cộng đồng và của từng cá thể. Ngay ngày nay, khoa học hiện đại, nhưng trong mỗi chúng ta, khi không may gặp điều éo le, trắc trở cũng cho đó là do số mệnh, mong cầu thế giới tâm linh Thánh Thần, Tiên Tổ che chở  huống chi vào thời đại thuở xưa.

Vào thời đại Hùng Vương, khi đội ngũ các “nhà khoa học” phục vụ trong triều đình Văn Lang đã hoàn thành sứ mệnh, đúc được vật hèm Ngọc Lũ: một hiện vật biểu tượng văn hóa tâm linh thì gọi là hèm- được tôn vinh là vị “thần”: những motip hoa văn thần bí giàu sang quyền quý, kiệt tác có một không hai của nhân loại; là vị thần tối cao trong các vị thần, là biểu tượng quyền uy, Ấn tín và  báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương. Vua Hùng đã phong cho Thần là Đại vương (lập đền thờ trên núi Khả Lao huyện Yên Định (Thanh Hóa)( 4) địa điểm tìm ra loại vật liệu “đồng” đầu tiên), vua Lý Thái Tông cũng từng phong cho Thần là Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại vương(5)..

Thần linh là một quan niệm về âm phù của người xưa. Với quan niệm này thần linh có khi là anh hùng huyền thoại như Thánh (Gióng) là anh hùng văn hóa (như Sơn Tinh) là linh khí giang sơn (như thần Long Đỗ, Thần Đồng). Quan niệm ấy thực ra có cơ sở là niềm tự hào về lịch sử của Tổ Tiên trước kia và niềm tin tưởng vào vận mệnh của đất nước sau này. Các thần linh được miêu tả như những lực lượng viện trợ cho các thế hệ đời sau trong lúc nguy biến. Mà viện trợ như vậy thường là bằng con đường âm phù như vị thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư trong ngôi miếu bên sông Như Nguyệt, hoặc Thần Đồng theo doàn quân đi Nam chinh của vua Lý Thái Tông thuở đang còn là Hoàng thái tử Phật Mã phụng mạng vua cha la Thái Tổ đem quân đi đánh phương Nam (1020).

Vậy quan niệm về âm phù như thế vốn phổ biến trong nhân dân ngày xưa, thoạt nghe thì là quan niệm thần bí nhưng thực ra lại có hiệu quả rất trần thế. Vì việc hiển linh âm phù chính là một hình thức củng cố tinh thần bằng cách nhớ đến truyền thống oanh liệt của ông cha, là tranh thủ lấy sức mạnh của truyền thống, từ đó tạo nên một sức mạnh mới để hoàn thành những nhiệm vụ mới.

Ở đây, Thần Đồng không chỉ một lần mà hai lần hiển linh phù trợ Phật Mã giữ được ngai vàng, đồng thời là giữ yên thế nước, giữ được kĩ cương phép nước. Cho nên việc lập đền thờ Thần Đồng ngay cạnh Hoàng Thành Thăng Long đó là tạo nên một niềm tin cho dân chúng trong kinh đô.

Việc thế giới âm phù hiện linh không phải quan niệm của người cổ xưa mà nay thời hiện đại, người ta vẫn nhận thức điều đó là có thực. Chẳng hạn, trong nhà vừa có người qua đời thì có những con bướm bay trong nhà và cho rằng đó là hồn người quá cố trở về, hoặc tin vào số mạnh, Tổ tiên xui khiến v.v.. 

chưa rõ nét, như hoa văn trong hiện vật vùng Hoa Lộc Thanh Hoá (hình 1 a,), đến rõ hơn ở khu mộ Đông Sơn (1b), đến văn hóa Phùng Nguyên (Phú Tho) rõ 12 cánh1c và rõ 14 cánh 1e. Hình 14 cánh 1e nó là cơ sở của hình 14 cánh trên hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ (Hà Văn Tấn).

  
ngoc-lu2-1635388750.jpg

 

 

 

Ảnh 1a:  Tư liệu của Hoàng Xuân Chinh, bản vẽ 21 trang 218 sách Các nền văn hoá cổ, Nxb Lao động, Hà Nội 2005, (hình136 b) nguồn của V.Gôlubép (V.Goloubew ) các cánh vẫn chưa rõ

               Tiếp đến hoa văn Phùng Nguyên Phú Thọ 8 ngàn năm (tr CN) gần rõ 12 cánh 1evà hình e là 14 cánh. Nguồn của Hà Văn Tấn.

______________________

(*) Bài trích trong bản thảo sách  Đặc điểm bản sắc văn hóa Việt Nan  của tác giả.Chú thích.

1H.H.E Looc—Wiosowa. The distribủrion of Dong Son drums :somes thoughts in Peter Snoy (cd)  Ethnologie und Geshiete (Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ)  Trong Perter  ( chủ biên)  "Dân tộc học và lịch sử ”  Wicsbaden 1983 tr 410-417 Dẫn theo sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam t-1Nxb Khoa học xã hội 1993 tr 61.

2.Nguyên Đăng Thục Lịch sử triết học phương Đông –Lịch sử triết học Ân Độ-Nxb T.P.H.C.M 1997 tr 183

3.Hà văn Tấn Theo dấu các văn hóa cổ Nxb Khoa học xã hội 1998, tr 659.

4.Đại Nam nhất thống chí Nxb Thuận Hóa 1001,tập 5 tr 304.

5.Nguyễn Duy Hinh, Trống đồng quốc bảo Việt Nam Nxb Khoa học xã hội 2001,tr 32.