Theo dấu những căn hầm "tuyệt mật" thời chống Mỹ ở Hà Nội

Do Manh Hung

(Kiến Thức) - Hầm trú bom khách sạn Metropole, hầm Quân ủy Trung ương, hầm Chỉ huy tác chiến... là những khu hầm bí mật quan trọng của Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, du khách có thể ghé thăm các khu hầm này để ôn lại một giai đoạn lịch sử hảo hùng...

Khai trương năm 1901, Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn lâu đời và sang trọng bậc nhất Thủ đô. Khách sạn này còn là nơi lưu giữ một khu hầm bí mật - di tích lịch sử đặc biệt thời kháng chiến chống Mỹ.Khu hầm có lối xuống nằm cạnh bể bơi của khách sạn hiện tại. Đây là nơi trú bom của du khách và nhân viên khách sạn trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Toàn bộ hầm rộng 40 m2, chia làm 6 phòng, sức chứa khoảng 15 - 20 người.Nằm sâu dưới lòng đất, hầm có khả năng chịu được sự công phá từ những quả bom hạng nặng. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng trú ẩn trong hầm tránh bom này. Đáng chú ý nhất trong số đó là nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda, người có chuyến thăm kéo dài hai tuần ở Hà Nội năm 1972.Sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, lối vào hầm được bít lại. Trong nhiều thập niên sau đó, công trình thời chiến này dần dần chìm vào lãng quên.Đến cuối năm 2011, căn hầm trú ẩn của khách sạn Metropole Hà Nội được tái phát hiện trong quá trình đào nền móng để xây dựng một quán bar bên hồ bơi. Kế từ đó, căn hầm đã được bảo tồn nguyên trạng để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu lịch sử.2. Gắn liền với Nhà D67 (nơi hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương từ năm 1954- 1975) trong quần thể di tích Hoàng thành Hà Nội, hầm D67 hay hầm Quân ủy Trung ương có thể coi là căn hầm tối mật nhất miền Bắc thời kháng chiến chống Mỹ.Hầm được xây dựng năm 1967, vào thời điểm Mỹ đã tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc. Theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, việc bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ có ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2.Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng công trình được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Hầm nằm ở độ sâu 9 m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Hai đường dẫn xuống hầm đối diện với hai cửa phòng làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng trong nhà D67.Hầm được chia làm bốn phòng với diện tích khoảng 50 m2, có hai dãy hành lang ở hai bên. Phòng họp là phòng lớn nhất, được dùng làm nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết. Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài...Tại hầm ngầm D67, Bộ tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Hiện tại, hầm còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá gắn với giai đoạn lịch sử hảo hùng của Hà Nội.3. Bên cạnh hầm ngầm Quân ủy Trung ương, trong Hoàng thành Hà Nội còn một khu hầm bí mật khác có tầm quan trọng không kém, đó là là hầm Chỉ huy tác chiến (hầm T1). Hầm T1 được xây dựng năm 1964, thời điểm Mỹ bắt đầu đánh phá ra miền Bắc.Theo thiết kế, hầm T1 được chia thành nhiều gian phòng, tổng diện tích 64 m2, đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000 m3, có khả năng chịu được các cuộc tấn công bằng bom tấn, tên lửa, vũ khí hóa học và cả bom nguyên tử.Hầm có hai phòng chính, đầu tiên là phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20 m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.Phòng trực ban tác chiến rộng khoảng hơn 40 m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Tiếp nhận và trả lời các chỉ đạo từ Trung ương. Trong phòng này có một số khoang riêng biệt dành cho tổng đài viên.Hầm T1 chính là nơi đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn Hà Nội. Vào tháng 12/1972, từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ. Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.