Đường Láng những năm ấy chiều tối om om, thỉnh thoảng có ngọn đèn pha ô tô chiếu loang loáng xuống đường, thế mà buổi tối vẫn có vài người đi xe đạp qua đấy. Buổi tối đi xem phim bãi chiếu bóng Khương thượng, Cầu Giấy đi bộ dọc đường Láng về nhà, dọc bờ sông Tô Lịch các đôi trai gái ngồi tình tự. Đám con trai nghịch ngợm trèo lên cây dòm và trêu chọc họ, thỉnh thoảng có tên nào đấy thừa lúc đêm tối ăn cắp củ xu hào hoặc bó rau, trên cánh đồng rau 3 thôn làng Láng. Ra nội thành người làng cuốc bộ 2,5-3km mới tới bến đỗ tàu điện ở Cầu giấy, Ngã tư sở rôi mới đi đâu xa thì đi.
Biên vậy để mọi người dễ hình dung trẻ con sinh 195x-198x, tại làng Giàn Trung Kính hạ-nay đã già thành dân phố phường Trung Hoà quận Cầu giấy đã ngô nghê từng giai đoạn đón "Ánh sáng văn minh" từ Thành phố tràn về mọi cái thời đó và nhớ tận giờ
-Từ làng Giàn ra phố phải qua lô cốt Pháp xây tự thuở nào (nay đầu ngã ba Phố Trung hoà và đường Trần Duy Hưng). Cầu mới và chợ Bưởi cũng có 1 cái lùn tè. Đường làng lát gạch nghiêng khổ rộng 1,2-1,5m tiền dân làng nộp và thu tiền Cheo cưới của rể làng, lát gạch ít thôi còn đâu là đường đất mưa trơn lầy lội lắm. Từ đường Láng nhìn sang, làng lủm ngủm trên các cánh đồng lúa mẻmh mông, nom rõ tàu điện chạy phe phé vào bến xe Hà đông xưa
Trường cấp 1,2 Trung hoà thập niên 1960-1965 và Trạm y tế xã nay là khuôn viên UBND phường Trung hoà bây giờ. Miếu ông Nghè và hai cây muỗm cổ thụ mất khi cải tạo sông Tô lịch. (Cổng thôn thượng cũng chung số phận bị đốn hai cây gạo cổ thụ cùng đợt) Học sinh cấp 1,3 khoác áo tơi lá tránh mưa, đi guốc gỗ tới gần lớp học mới sỏ chân vào.
-Năm 1956 đi xem Toà án Nông hội xét xử Địa chủ ở Chùa làng, ấn tượng cả nguyên cáo lẫn bị cáo tới tận giờ...à mà thôi không kể nữa. Còn nhớ làng diễn kịch hô hào dùng cày 51 cải tiến, vứt bỏ cày chìa vôi dùng đã bao đời
-Năm 1958 xem đổi tiền tại nhà bà Thủ Dủ, vẫn dùng đồng xăng căng của Pháp, 1 hào in tàu hoả đỏ choé, các đồng 1,2,5 xu mới cóng, có lỗ ở giữa, đá cầu chinh tiện lắm. Các cửa hàng vẫn dùng bàn tính gỗ, gẩy hạt phím kêu tanh tách. Học sinh phải làm thủ công bàn tính này khung gỗ hạt nặn đất thó phơi khô, cùng với đan tre nứa cái vỉ đập ruồi nhẽ thế. bìa 4 quyển vở nào chả in bản cửu chương, trò bắt buộc phải hoc thuộc lòng. Lớp học ở Đình Chùa và Miếu làng. Ấn tượng bảng gỗ quay và dãy bàn học 5 đứa chung, chia biên giới rành rẽ và luôn chí choé các cái. Quanh Đình toàn ao và các các cây nhãn cổ thụ um tùm
-Năm 1960 bầu cử tại Câu lạc bộ, trẻ con đứng ngoài cửa sổ vểnh tai nghe kèn hát quay tay cải lương, nhạc đỏ. Xe ô tô tải chở nứa về làng, xe bắt lợn trẻ con chạy è è, thi nhau đu bám phía sau xe một đoạn mới buông
-Năm 1962 Trẻ con xem bơm đèn, rồi à à chạy theo chiếc đèn Măng sông của đội văn nghệ thôn ra sân đình biểu diễn ngày Hội mùa 10/10 lịch ta hàng năm, (thi thoảng phải bơm tay dầu phun cho đèn nó sáng). Xem triển lãm Công thương nghiệp Liên xô tại Vân hồ mới biết tủ lạnh, máy cày máy kéo, tàu bay trực thăng tà tà lên xuống, máy chiếu phim gia đình... Cùng năm 1962 này thì đội chiếu bóng 32 huyện Từ liêm bắt đầu hàng tháng về trường Miếu (nay là UBND phường) chiếu phim nhựa 35mm một máy, bán vé 5xu/trẻ con-1hào/người lớn. Đi xem phim hồi đó mà cứ vui như đi xem Hội ngày nay. ngoài nãi Cầu giấy và Khương thượng thì dân làng hay xem ké tại Doanh trại miền nam (Cục Quân y nay) chiếu phim nhựa 8 và 16mm rất hay. Thi thoảng đội văn hoá xung kích huyện Từ liêm về chiếu phim đèn chiếu (ánh sang đèn măng sông, tấm vải trắng phủ bức bình phong sân đình làm phông, người xem đông chả kém xem phim bãi.
-Năm 1963 các cơ quan tổ chức mỗi tháng có một tối nghe báo cáo "Tình hình thời sự", ta thắng địch thua, con đường XHCN rộng mở, Tư bản Đế quốc giãy chết, khí thế hào hùng lắm. Kẹo kéo về làng "Tóc rối, chai lọ đổi kẹo đi". Áp tai nghe Ga len căng dây trời cao chục mét-dài 15m trở lên, thu đài TNVN đóng đô cuối thôn Mễ trì thượng, 2 cột ăng ten cao 100m lừng lững, phía sau là rặng núi đá vôi mạn Kim bôi Hoà bình. Ba nóc nhà 2 tầng tịch thu của Địa chủ của 2 thôn Trung Kính và Hoà mục côn 3 cọc sắt (nay vẫn còn) treo loa nén 25w, dây đồng trần kéo từ cầu giấy về. Cho bà con nghe đài ba buổi, tiếng khọt khẹt vui tai, trẻ con tưởng có người tý hon sống ở trong loa, hế hế. Nghe "Sân khấu truyền thanh", Tường thuật đá bóng sân Hàng Đẫy. Trẻ con bắt cua, cá đem bán dành dụm tý tiền, thỉnh thoảng cuốc bộ 2,5-3km ra bãi chiếu bóng Cầu giấy, Khương thượng xem. (tên phim xem ở góc báo Nhân dân và Hà nội mới đăng hàng ngáy giấy den) Biết phim màn ảnh rộng (16/9) thú vị hơn màn ảnh thường (4/3). Biết phở gánh và lần đầu tiên biết hạt mỳ chính tra vài hạt vào tô phở. Thiếu niên có phong trào lấy bùn ao xây gạch làm bếp cải tiến đun rơm rạ, bỏ ba ông đầu rau nặn đất thó. Học sinh rồng rắn cuốc bộ Đường Láng, qua Kim mã đến dự buổi tối sân Hàng Đãy. Ấn tượng sa bàn Điện biên Phủ khổng lồ chật sân Hàng Đẫy, tường thuật nhân 10 năm trận chiến đấu "lẫy lừng năm châu, chấn động Địa cầu" ròng rọc kéo xe, đèn nhấp nhoá xanh đỏ, tiếng thuyến minh diễn biến chiến dịch, âm thanh súng nổ ugng oàng, khói phụt vài nơi...ai nhớ.
-Năm 1965 Đoàn Xiếc Tiểu thủ công nghiệp về biểu diễn ở Mảng hài, râm ran ngợi khen hàng tháng. Cải lương Chuông vàng, Kim Phụng, Kim Lan về các bãi CB ngoài trời Cầu giấy, Khương thượng, Chùa Láng, xe ô tô quảng cáo, tối đến ngàn ngạt người xem. Biết xe chiếu phim ngoài trời và xem phim ban ngày của Quân đội tại Triển lãm 2/9/1970 ở sân bay Bạch mai thuở chưa có nhà dân, nhân Triển lãm chiến công 5/8/1964 tại Vân hồ. Học sinh Trung hoà hành quân cả trường, lũ lượt qua Ngã Tư sở, Khâm thiên, Bến xe Kim liên cũ, tắt qua Nguyễn đình Chiểu, xem xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, rồi thôi ta hành quân về.
-1966 Các Cơ quan sơ tán về làng Giàn, tất lẽ có mạng điện thoại liên lạc, trẻ con chủ nhà nghe tiếng điện thoại bàn réo thì tranh nhau nghe, rồi gọi người nhà nác nối máy. Chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ. Còi báo động nóc nhà Hát lớn ở xa, Cơ khí Trung quy mô ở gần hú rùng rợn xen lẫn tiếng bay Mỹ, tiếng bom tiếng pháo rền vang...Đài truyền thanh Hà nội kéo đường dây điện nối loa kim vào từng nhà. Chủ yếu báo động phòng không, nhắc bà con chú ý xuống hầm trú ẩn. Ai còn nhớ các quả cầu phòng không treo lơ lửng cao thấp nhiều tầng-ở các nơi dự tính máy bay Mỹ sẽ tới đánh phá? Trẻ con trưa học hát theo đài, Người lớn chỉnh kim đồng hồ theo tiếng đài "Tút tút tút". Biết mùi Bánh mỳ, Quẩy đổi tem lương thực và tang Mỳ sợi gia công của các chú Ba Tàu. Đổi bánh quy "gai xốp" phố cổ. Mỡ cừu và Bơ thực vật bán phiếu thay thịt, Tóp mỡ Quốc phòng ép bánh. biết làm hầm trú ẩn Cồn cỏ và các loại máy bay phản lực Mig 17,19 và các loại máy bay Mỹ. Biết đi xe đạp nhờ HS sơ tán cho mượn. (Giải 2 của Sổ số kiến thiết Thủ đô là chiếc xe đạp Thống nhất-có người làng Giàn trúng giải này) bắt đầu dùng phổ biến dép cao su làm từ lốp ô tô. Hoạ báo Trung quốc, huy hiệu CT Mao phát không.
cùng nhớ cái năm 1966 ấy 1 cái máy bay mĩ bị bắn rơi cắm đầu xuông cạnh chùa Thông heo hút giữa thôn Hoà mục và xã Nhân chính, dân các vùng lân cận đổ về xem chỗ máy bay rơi,
-1967 Bà con trong làng Giàn nối đuôi nhau nhờ các chú lính Cơ công làm cho cái đài 2,3 bóng bán dẫn (lấy từ máy bay Mỹ bị bắn rơi), màng loa bằng bìa giấy, chạy pin con thỏ 2,5đ/đôi. Các trận địa pháo cao xạ cỡ nòng 23,57,,100 mm bảo vệ khu cao xà lá và đài phát thanh Mễ trì xuất hiện quanh các xã Yên hoà, Trung hoà, Nhân chính... thế là thanh thiếu nhi làng được xem ké các buổi chiếu bóng Quân đội tại nhiều ụ pháo : Cống Mọc, Mông Voi (đoạn giữa Nguyễn Khang) Cót (đầu cầu 361 nay) Mả ngang (phố Trung kính) Thông tin 205 (đầu phố Trung hoà) Táo (ngã tư Nguyễn Chánh-Tú Mỡ) Biết hoạ báo TQ in giấy và màu hơn hẳn hoạ báo Việt Nam, có Huy hiệu MTĐ đánh đáo lỗ ăn thay tiền xu vui đáo để. Xanh nồi đồng xưa, niêu đất nay... có thêm các đồ gia dụng Xoong nồi nhôm đúc từ xác máy bay rơi thay cho niêu đất, nồi đồng điếu và nồi gang thời các Cụ. Vành bánh xe đạp đúc nhôm và đuya ra. Thanh thiếu nhi có mốt làm lược chải đầu từ mảnh đuya ra máy bay Mỹ cháy. Thuộc lòng các hình dạng máy bay của ta lẫn của địch
-Năm 1968 mới đến Trường bắn Quần ngựa (có từ thời Pháp thuộc), thuở đó heo hút cỏ tốt ngập chân giày Ba ta đá bóng học sinh các lớp với nhau, đường xiên chéo lên bệnh viện A heo hút góc Hoàng Hoa thám. nơi ra xem vườn Bách thảo có các lồng sắt nhốt khỉ gấu sư tử chim muông.Sau này biết làng Giàn có nhiều Liệt sỹ trong Tổng tiến công tết Mậu Thân 1968
-Năm 1969 lần đầu tiên vào nhà Quốc hội Ba đình viếng Bác Hồ mất "Đời tuôn nước mắt, Trời tuôn mưa". Ối nữ sinh ngất xỉu vì đói rét xếp hàng ngoài đường chờ vào viếng và cảm xúc đứng dưoi lễ đài ngày truy điệu Bác
-Năm 1970 xem Triển lãm nhân dịp Quốc khánh 2/9 (1945-1970) tại sân bay Bạch mai cũ, phải trình giấy chứng nhận Học sinh thì mới được vào, tha hồ xem các thứ bày trong đó (máy bay, vũ khí, máy móc, ảnh hiện vật phong phú). Lần đầu xem phim giữa trời ban ngày từ ô tô chiếu bóng quân đội ở giữa sân triển lãm
-Tôi nhớ 1971 là sinh viên năm thứ nhất sơ tán tại Thái nguyên vẫn nhảy tàu hoả về Hà nội đi xem triển lãm chiến thắng Lam Sơn 719 ở triển lãm Vân Hồ thích mê súng pháo trưng bày ở đấy, năm này vỡ đê sông Đuống lụt khắp miền bắc
-Năm 1974, có trận bóng chuyền nữ ở Trung kính giữa đội Bộ tư lệnh thông tin với đội nữ Trung Quốc, dù ta thua, nhưng trận đấu rất căng. Sông Tô Lịch hồi đó nước trong sạch, còn có cá, nhiều bèo tây, bà con thôn Trung kính thượng còn ra vớt bèo, băm ngay dưới sông bằng liềm, rồi mang về ủ trong bể cho lợn ăn sống với nước cám nấu.
-Năm 1976 mới có điện lưới vào tận nhà và cần suyt von tơ tăng điện áp để xem được tivi. Năm 1979 làm đồ án tốt nghiệp Đại học phải đi mượn thước, rút thước tính Logarit bỏ mẹ. Khuya điện khoẻ thì mới đi sát gạo. Em gái tôi đi phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc về khoe các Đại biểu sướng lắm.
-Năm 1980 Đài Truyền hình Giảng võ phát hình đen trắng, dân làng xem nhờ tivi của các nhà khá giả, ở khu tập thể Khảo sát đường sắt đầu ngõ 43 Trung Kính bây giờ, hay khu Gia binh Q10 (phố Trung hoà ngày nay) hoặc mất điện sang Láng trung xem nhờ. Những năm 1984-1985 mới có xe buýt chạy dọc đường vành đai hai Bưởi-Cầu giấy-Ngã tư sở-Ngã tư vọng-Bạch mai. Mãi cho tới cuối năm 1990 người ta dỡ bỏ đường ray tàu điện, đi lại bằng tàu điện bánh hơi một thời gian
-Toàn dân đi xe đạp gần hết một đời người kể không ngoa đâu nhé. Ngẫm ngày xưa, cuốc bộ trường kỳ, đi xe điện là chủ yếu, xe đạp đi mượn. Đi xa nhờ tàu hoả và xe ca mà nỗi đoạn trường vô thiên lủng chuyện kể ra ứa nước mắt. Chiến tranh phá hoại phải hạn chế đi lại, lo học hành làm thêm giúp nhà. Điện tín được coi là nhanh nhất, nhưng phải ra Bưu điện đánh dây thép. Qua nửa thế kỷ thế hệ chúng tôi ở ngoại thành biết được tầng nấy ánh sáng văn minh đã là khá lắm rồi. Chả có được hiểu biết như bọn trẻ con ngày nay. Tôi viết bài để trở về tuổi thơ, điểm qua những ký ức của lớp người tuổi giờ 60, U70, U80 , còn thời kỳ trước nữa thì không nói. Không kể ra thì thế hệ con cháu ko thể biết dc các ông bà, các chú bác, bố mẹ sống khó khăn vất vả mọi nhẽ ngày xưa như thế nào...Thế hệ trẻ bây giờ chúng không muốn nghe lại chuyện ngày xưa, nhưng chúng ta thì mang theo đến hết cuộc đời mấy ai viết lại ngày xưa ơi. Nhớ tới đâu thời Tôi biên tới đó
P/S An Ninh Vũ "xin bổ xung thêm : chúng tôi được chứng kiến đi chào mừng đại hội đảng lần thứ 3 (9/1960) khai trương cửa hàng bhth tràng tiền. Kỷ niệm 30 năm thành lập đảng và 15 năm thành lập nước vndcch (1945-1960) học câp hai hs quận 5 quận 6 đi trồng cây (mở đầu tết trồng cây ở bờ sông nhuệ cầu diễn) và năm 1955-1956 đưa các liệt sỹ ở các làng vùng mình ở rước vào nghĩa trang mai dịch (phía sau đài tổ quốc ghi công mai dịch bây giờ) Chúng tôi là những học sinh cấp 3 xuân đỉnh+c3 yên hoà 1960 (Từ liêm huyện xưa) vào tháng 11/2020 vừa qua mới kỷ niệm 60 năm thành lập trường ven đô xưa, những kn không bao giờ quên bạn nhỉ?"
Theo Chuyện quê