Tối đa hóa nguồn lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thời COVID

VT

Trong suốt quá trình đồng hành tư vấn cho hàng ngàn doanh nghiệp thời gian qua, Công ty Cổ phần Thương hiệu và Quản trị Thanhs nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết phải bắt đầu từ đâu để gỡ rối mớ bòng bong của mình. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực không hiệu quả, dẫn đến lãng phí, thậm chí là tổn thất về kinh tế…

Theo các báo cáo thống kê từ thời điểm bùng phát dịch COVID đến nay, nền kinh tế thế giới đã thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, gia tăng các rủi ro bao gồm cả giảm phát và lạm phát gia tăng…

thanhss-1630339580.jpg
Tối đa hóa nguồn lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thời COVID

Tại Việt Nam, năm 2020 tăng trưởng GDP chỉ đạt 2.91% - mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây. Cũng trong năm 2020, cả nước có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Hiện nay, trung bình mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Có tới 87.2% doanh nghiệp bị ảnh hướng phần lớn hoặc ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid, 11% doanh nghiệp không ảnh hưởng đáng kể, chỉ 2% doanh nghiệp tìm thấy cơ hội từ Covid. Các ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng là du lịch lữ hành, doanh thu giảm 59.5%; vận tải hành khách giảm 29,6%; nhà hàng, khách sạn giảm doanh thu một cách trầm trọng… 
Biến nguồn lực thành năng lực
Từ những nghiên cứu của Thanhs cùng kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp qua hơn 20 năm, chuyên gia Đặng Thanh Vân - Chủ tịch HĐQT Thanhs cho rằng: “Tập trung vào phương pháp biến nguồn lực thành năng lực là gốc rễ tạo nên sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp”.

Theo đó, các nguồn lực và năng lực trong doanh nghiệp là các cấu phần độc lập, có mối quan hệ tương hỗ. Phát triển nguồn lực và năng lực là đầu tư vào từng nhóm nguồn lực riêng lẻ, ưu tiên cho các nguồn lực có tính trọng yếu, như: Tập trung cho năng lực marketing Online, tập trung cho đội nhóm bán hàng, tập trung cho sản xuất…
Các nguồn lực và năng lực trong doanh nghiệp là một hệ thống đồng bộ, gắn kết, có khả năng hợp lực để tăng tốc chiến lược. Phát triển nguồn lực và năng lực là tập trung vào tính hệ thống và chiến lược có tính nhân quả. 

thanhsss-1630339580.jpg
 Mô hình đồng bộ hóa chiến lược do Thanhs nghiên cứu và đề xuất

Cũng theo như ý kiến của Bà Đặng Thanh Thảo, Tổng Giám đốc Thanhs, về cơ bản, doanh nghiệp có bốn nhóm nguồn lực chính, gồm: Nhân lực, Cơ sở vật chất, Tài chính và Nguồn lực phi vật chất khác (Khách hàng, Thương hiệu, Công nghệ, Bí quyết, Mối quan hệ, Hệ thống mô hình…). “Đầu tư cho nguồn lực phi vật chất có khả năng tái sinh là cách tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trong thế kỷ 21”, Bà Thảo khẳng định.
Để có sức mạnh nội tại thực sự vững chắc, các doanh nghiệp cần biết biến các nguồn lực sẵn có thành năng lực thực sự. Cụ thể, các nhóm nguồn lực có thể biến thành năng lực gồm:
-   Biến nguồn lực tài chính thành năng lực quản trị tài chính, tạo lợi nhuận
-   Biến nguồn nhân lực thành năng lực lãnh đạo
-   Biến nguồn lực thương hiệu thành năng lực quản trị và xây dựng danh tiếng
-   Biến nguồn lực công nghệ và bí quyết thành năng lực R&D
-   Biến nguồn lực mô hình và hệ thống thành năng lực CRM
-   Biến nguồn lực khách hàng và quan hệ thành năng lực tạo dựng và khai thác các mối quan hệ có chất lượng…
 

thanh-sssss-1630339580.jpg
Mô hình biến nguồn lực thành năng lực - Thanhs

Theo các chuyên gia quản trị doanh nghiệp của Thanhs, các doanh nghiệp cần tập trung vào năng lực gốc là năng lực lãnh đạo, năng lực đội ngũ, ngoài ra các năng lực khác như năng lực thích ứng với sự thay đổi, năng lực tự điều chỉnh, năng lực duy trì mối quan hệ với khách hàng và năng lực truyền thông và tự truyền thông, là những năng lực cần bổ sung, phát huy, nhất là trong các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.  

Làm thế nào để tối ưu hoá năng lực cốt lõi nhanh nhất
Khi được hỏi về vấn đề này, chuyên gia Quang Minh, Thành viên HĐQT Thanhs, Chuyên gia tư vấn chiến lược quản trị Doanh nghiệp cho rằng, sau khi xác định được năng lực lõi, các doanh nghiệp cần lưu ý hai từ khóa quan trọng nhất là Kỷ luật và Tập trung. Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp phải có niềm tin và truyền tải niềm tin đó để với đội ngũ bên dưới, đồng thời cần phải vượt qua nỗi sợ hãi, bởi khi đặt ra mục tiêu lớn hơn mục tiêu bình thường thì phải dùng toàn lực của doanh nghiệp vào cam kết quyết tâm kỷ luật để thực hiện.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia về quản trị nhân sự, chuyên gia Đoàn Văn Tình và chuyên gia Nguyễn Hoài Giang, đều cho rằng, doanh nghiệp cần phân tích thực trạng với tiêu chuẩn mình đề ra để xem đó có phải là năng lực lõi hay không. Tiếp theo là việc lập kế hoạch hành động cụ thể, quyết tâm và cam kết hành động của cả ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ trong doanh nghiệp.
COVID-19 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống quản trị của doanh nghiệp bị thay đổi, buộc doanh nghiệp phải thích ứng và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Để tồn tại và vượt qua khó khăn, việc phát triển năng lực tổ chức hay tối đa hóa các nguồn lực trong doanh nghiệp trở thành một yêu cầu tất yếu.