Trai giữ vợ, như thợ giữ gỗ

Con à ! Các cụ ta xưa có câu: Trai giữ vợ, như thợ giữ gỗ. Nó rất thâm thúy và mang nhiều hàm ý. Nó đúng với cả nghĩa bóng và nghĩa đen con ạ!

238649163-2883941475201303-1999591007591008397-n-1629365753.jpg

Hôm nay ngày nghỉ, anh con rể tương lai của ông thợ mộc đến chơi nhà. Thấy chàng rể tới, ông muốn “bổ túc” cho mấy bí quyết về giữ hạnh phúc gia đình:

- Con à ! Các cụ ta xưa có câu: Trai giữ vợ, như thợ giữ gỗ. Nó rất thâm thúy và mang nhiều hàm ý. Nó đúng với cả nghĩa bóng và nghĩa đen con ạ! Người thợ mộc mà biết giữ cho gỗ được tốt thì phải:

- Kê đệm gỗ cho cao ráo khỏi bị mối mọt, mục nát.

- Che đậy gỗ kín đáo khỏi dính mưa gió.

- Để gỗ ở nơi tránh nhiều người qua lại, tránh bị va chạm....

- Thế còn trai giữ vợ thì sao hả bố? Anh con rể hỏi.

- Người chồng phải biết quan tâm chăm sóc. Không để vợ lam lũ vất vả, mưa nắng. Đặc biệt là không để vợ mình giao tiếp với nhiều người lạ, người xấu. Bố nhớ có một câu hát căn dặn vợ của một nhạc sĩ nào đó: “Những ngày anh đi khỏi, xin em chớ đi lại, vùng tình yêu lắm bẫy nhân gian”. Đó, đó…

Giữ gỗ - còn theo nghĩa đen nữa cũng là: Người thợ khi pha chế gỗ như: cưa, xẻ, bào, đục, đẽo.... thì phải vam, cột, quắp, giữ, ôm, ghì ... cây gỗ cho thặt chặt, không để nó lăn, nó xoay, nó cựa thì mới làm được con ạ!

Nghe đến đó anh con rể cao hứng xen vào cắt ngang lời bố:

- Con hiểu rồi! Thế thì lúc ....ấy ấy với vợ, con cũng phải “giữ” thật chặt như giữ gỗ ấy..... bố nhỉ ?

Ông bố:  ...

 

Theo Chuyện làng quê