Trầm cảm ở người già - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất

Trầm cảm ở người già chiếm tỉ lệ không hề nhỏ nhưng có nhiều lý do khiến cho bệnh chưa được phát hiện và điều trị kịp thời làm ảnh hưởng đến sự vui vẻ, hạnh phúc của những ngày tháng “nghỉ hưu” vàng son.

Những dấu hiệu khác biệt ở người già bị trầm cảm

Bên cạnh các dấu hiệu Trầm cảm phổ biến, người già còn có các dấu hiệu đặc trưng khác. Họ hay phàn nàn về thể chất kiểu như bệnh viêm khớp, vấn đề tiêu hóa hay đau đầu trầm trọng hơn, cảm thấy thiếu năng lượng, không có động lực. Trên thực tế, một số dấu hiệu thể chất ở người già trở nên trầm trọng hơn là do chứng Trầm cảm gây ra.

11-1631506866.jpg

Thêm vào đó, người già bị trầm cảm có xu hướng nghĩ về cái chết một cách thường xuyên và ám ảnh. Ở tuổi già, suy nghĩ về cái chết có vẻ là một điều khá tự nhiên, tuy nhiên sự xuất hiện của nó trong tâm trí quá nhiều đến mức ám ảnh là một dấu hiệu của trầm cảm. Trầm cảm cũng khiến các hoạt động di chuyển, nói chuyện trở nên khó khăn và chậm chạp hơn bình thường.

Những nguy cơ gây trầm cảm ở người già

Sự cô đơn, sự cô lập với xã hội, gia đình là một trong những yếu tố chính dẫn đến chứng trầm cảm ở người già. Điều này thường dễ xảy ra ở những người sống độc thân, đã ly hôn hoặc đã góa vợ/chồng và sống một mình, không tham gia các tổ chức, đoàn thể phù hợp hoặc mất kết nối với chính người thân trong gia đình của mình.

Nghỉ hưu, suy giảm sức khỏe, sự ra đi của người bạn đời hay bạn bè cùng tuổi đều dễ khiến người già dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, sợ hãi, buồn bã và suy nghĩ về cái chết.

Bất kỳ tình trạng bệnh mãn tính nào đó, đặc biệt là gây đau đớn, tàn tật hoặc đe dọa tính mạng, đều có thể gây ra tình trạng trầm cảm ở người già hoặc khiến trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Mất ngủ vừa là dấu hiệu trầm cảm vừa là tác nhân gây ra chứng trầm cảm hoặc làm tái phát trầm cảm.

Trầm cảm có thể đến từ tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn, đặc biệt là với những người sử dụng nhiều loại thuốc một lúc. Vì cơ thể người già thường nhạy cảm hơn với thuốc, khó xử lý, hấp thu và chuyển hóa thuốc hơn.

Tại sao bệnh trầm cảm ở người già thường bị bỏ qua?

Sự đau buồn và trầm cảm thường bị nhầm lẫn và khó phân biệt. Người già thường trải qua nhiều mất mát (sự độc lập, khả năng vận động, sức khỏe, sự nghiệp, bạn đời…) nên trạng trái đau buồn là điều bình thường. Nhưng đau buồn thông thường sẽ xen kẽ cung bậc cảm xúc, trạng thái tốt đẹp khác như vui vẻ, hạnh phúc. Mặt khác, cảm giác của người trầm cảm là sự trống rỗng và tuyệt vọng thường trực.

Sự kỳ thị với nhóm bệnh tâm thần ở người già thường mạnh mẽ hơn người trẻ. Điều này khiến cho họ không thừa nhận mình bị trầm cảm hoặc cho rằng đó là một phần của tình trạng lão hóa.

Trầm cảm làm trầm trọng thêm bệnh tật ở người già

Trầm cảm ở người cao tuổi có ảnh hưởng qua lại với sức khỏe thân thể. Những người bị trầm cảm có nguy cơ cao mắc chứng tim mạch, làm giảm khả năng phục hồi chức năng, làm tăng nguy cơ tử vong sau cơn đau tim. Các nghiên cứu về bệnh nhân tại viện dưỡng lão với người già bị bệnh thân thể đã chỉ ra rằng, sự hiện diện của bệnh trầm cảm làm tăng đáng kể khả năng tử vong vì những căn bệnh thân thể đó. Bởi vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu trầm cảm dù là nhỏ ở người cao tuổi, hãy giúp họ được đánh giá và điều trị sớm.

Tâm lý trị liệu: Giải pháp hiệu quả và an toàn cho chứng trầm cảm ở người già

112-1631506929.jpg

Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm chính ở người già gồm có: thuốc, tâm lý trị liệu, ngoài ra còn có thêm liệu pháp sốc điện (ECT).

Trong đó, thuốc không được đánh giá cao với người già. Bởi vì cơ thể người cao tuổi nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc hơn, dễ tương tác với các loại thuốc khác họ đang sử dụng, hiệu quả thuốc cũng không hiệu quả bằng người trẻ tuổi. Một số thuốc chống trầm cảm còn làm tăng tốc độ loãng xương ở người già, làm tăng nguy cơ bị ngã, gãy xương.

Tâm lý trị liệu được đánh giá là an toànhiệu quả với người cao tuổi ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Vì nó giải quyết triệt để nguyên nhân cơ bản gây trầm cảm, thay vì chỉ là cải thiện triệu chứng như thuốc. Nó có thể xoa dịu sự cô đơn, vô vọng, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn, vượt qua những căng thẳng, chữa lành những nỗi đau từ sự mất mát, cải thiện cảm xúc, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý trị liệu còn giúp người già có kỹ năng tốt để ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống và học cách kết nối với người thân, kết nối với xã hội, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.

Đặc biệt hơn, tâm lý trị liệu là giải pháp không dùng thuốc, không can thiệp vào cơ thể nên nó được coi là giải pháp rất thân thiện và an toàn với người già.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Địa chỉ trị liệu tâm lý uy tín tại Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam được đánh giá là một địa chỉ uy tín tại Việt Nam bởi sự bài bản, chuyên nghiệp và khoa học trong trị liệu tâm lý cũng như hiệu quả chữa bệnh được công nhận từ khách hàng.

113-1631506834.jpgĐội ngũ chuyên gia tâm lý uy tín, trách nhiệm và tận tâm.

Các chuyên gia tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam đều là các Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Hiện nay, các chuyên gia của Trung tâm NHC Việt Nam đang miễn phí tham vấn trực tiếp trong giờ hành chính tại cơ sở Hà Nội: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy; TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh. Quý bạn đọc có thể đặt lịch hẹn tham vấn miễn phí tại đây hoặc liên hệ Hotline: 096 589 8008 để được hỗ trợ thêm.