Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu và khu vực

Trải qua nhiều thăng trầm, kinh tế toàn cầu năm 2018 có sự hồi phục. Xu hướng này có chiều suy giảm vào cuối năm và phải đối mặt với những thách thức, bất ổn ngay từ đầu năm 2019. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, bộc lộ những hạn chế, khi tăng trưởng công nghiệp và đầu tư tư nhân liên tục suy giảm. Do quan ngại về tăng trưởng, những nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu tạm dừng tiến trình “bình thường hóa” tiền tệ. Ở Đông Á, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng buộc chính phủ Nhật Bản phải nỗ lực tạo điều kiện để thu hút lao động nước ngoài nhằm hạn chế đà suy giảm tăng trưởng.

Trước biến động của kinh tế toàn cầu, các định chế tài chính thé giới đã liên tục điều chỉnh dự báo của mình theo chiều hướng kém tích cực hơn. Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), tăng trưởng toàn cầu năm 2019 chỉ đạt khoảng 3,3%. Xu thế kinh tế toàn cầu trong Quý I được thể hiện rõ trên thị trường hàng hóa và tài sản; tiếp tục suy giảm đà tăng trưởng với nguy cơ tiềm ẩn và bất ổn ở nhiều quốc gia..

1.1. Về thị trường hàng hóa, tài sản toàn cầu và ở Việt Nam

Thị trường toàn cầu những tháng đầu năm 2019 có nhiều biến động. Quý I đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể giá các mặt hàng năng lượng (dầu thô tăng 42,85%), trong khi giá lương thực lại có chiều hướng giảm nhẹ so với Quý 4 năm 2018.

Dầu thô WTI sau khi giảm xuống 49 USD/thùng (cuối năm 2018), đã tăng trở lại 55 USD/thùng vào tháng 02, lên 60 USD/thùng trong tháng 3 năm 2019. Những nỗ lực của OPEC khiến nguồn cung dầu hạn chế, song thị trường vẫn ổn định. Với sản lượng khai thác của Mỹ đạt 12,2 triệu thùng/ngày và dầu tồn kho trên 449 triệu thùng, nhiều khả năng quốc gia này sẽ trở thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong năm nay (VEPR 2019)

Trong nhóm mặt hàng lương thực, giá gạo Thái Lan phục hồi trong tháng Một, nhưng lại giảm nhẹ vào những tháng tiếp sau. Trong tháng 3, gạo Thái Lan đạt mức giá 406 USD/tấn , còn gạo Việt Nam giá xuống còn 342 USD/tấn.

Trên thị trường tài sản, đồng USD luôn biến động. Giá trị USD mạnh lên trong năm 2018; nhưng bước vào năm 2019, nhiều thời điểm lại giảm khá mạnh. Trong tháng 3, FED quyết định giữ lãi suất ở mức ổn định 2,5% đồng thời với dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ đạt 2,1% và năm 2020 giảm xuống còn 1,9%. Trước quan ngại kinh tế suy giảm, các nhà kinh doanh đang phải thận trọng hơn trong đầu tư vào tài sản này (VEPR 2019).

Trên thị trường toàn cầu, khi đồng USD  yếu đi, vàng trở thành tài sản được lựa chọn ưu tiên  của giới đầu tư. Giá vàng thế giới tiếp tục lên xuống thất thường theo chiều hướng gia tăng trong Quý 1, hiện đang ở mức 1295,4 USD/oz.

Trong bối cảnh giá vàng thế giới gia tăng, giá vàng trong nước duy trì tương đối ổn định với biên độ dao động nhỏ hơn. Tuy nhiên, giá vàng thế giới liên tục gia tăng cũng gây áp lực không nhỏ đến bình ổn giá vàng trong nước.

Cùng với giá vàng thay đổi, thị trường bất động sản (BĐS) cũng có những biến động. Do nhu cầu lớn và nguồn cung chưa đáp ứng đủ trên nhiều phân khúc, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với hạn chế cung-cầu, việc ngân hàng siết vốn vay với lãi suất ở mức cao, khiến thị trường BĐS phải đối mặt với không ít khó khăn  (VEPR 2019).

1.2. Nguy cơ tiềm ẩn, bất ổn của những nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi BRICs

Mặc dù có chuyển biến tích cực trong quan hệ kinh tế-chính trị giữa các quốc gia, song nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức. Những bất ổn diễn ra đã cản trở khả năng hồi phục của những nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, Cộng đồng châu Âu, Trung Quốc và Nhật bản, là những nền kinh tế hàng đầu thế giới

1.2.1. Hoa Kỳ với những nguy cơ tiềm ẩn. Tăng trưởng GDP của quốc gia này trong năm 2018 đạt 2,9%. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với sự bất ổn của kinh tế châu Âu và trên toàn cầu đã gây áp lực lên giới đầu tư trong năm 2019.

Từ quan ngại về suy giảm tăng trưởng, trong Quý I/2019, FED đã dừng nâng lãi suất và chấm dứt tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ. Theo IMF, tăng trưởng cả năm 2019 của Hoa Kỳ chỉ đạt 2,3% và năm 2020 giảm xuống còn 1,9% (Bảng.1). Đầu năm 2019, thâm hụt thương mại tháng 01/2019 ở mức 51,1 tỷ USD. Trong đó, thâm hụt với Trung Quốc chiếm 10%.

1.2.2. Kinh tế  châu Âu tiếp tục đà suy giảm.

Đối với toàn bộ khu vực EU28, tăng trưởng Quý 3 năm 2018 đạt 1,61% , sang Quý 4 xuống còn 1,13%.. IMF dự báo mức tăng này sẽ từ 1,8% (2018) xuống còn 1,3% trong năm 2019.

Vấn đề nổi lên tại EU là khu vực phải đối mặt với nhiều bất ổn từ Vương quốc Anh. Brexit gây áp lực mạnh mẽ và đầu tư của doanh nghiệp Anh trong quý 4 năm 2018 giảm 3,7% và sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong năm 2019.

1.2.3. Trung Quốc nảy sinh nhiều bất ổn. Tăng trưởng năm 2018 của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ đạt 6,6%, là mức thấp nhất trong 28 năm gần đây. Quý I năm 2019, đầu tư xã hội tăng 6,1%, nhưng đầu tư tư nhân lại giảm từ mức 8,7% (Qúy 4/2018) xuống còn 7,5%. Tháng 4 năm 2019 IMF dự báo, mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ xuống 6,3% trong năm 2019 và năm 2020 chỉ đạt 6,1% ( IMF 2019).        

1..2.4. Kinh tế Nhật bản đối mặt với thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Quý 4 năm 2018, Nhật Bản có mức tăng trưởng cao hơn Quý III nhưng chỉ đạt 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo Ngân hàng Thế giới (W.B), tăng trưởng năm 2018 Nhật Bản đạt 0,8% sẽ tăng lên 0,9% trong năm 2019, nhưng lại giảm xuống chỉ còn 0,7% trong năm 2020 (W.B 2019).

Trong Quý I/2019, số việc làm tăng 280 nghìn, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,3%-2,4%, song tình trạng thiếu hụt lao động ngày một tăng cao. Chính phủ Nhật Bản đã thông qua 126 biện pháp, bao gồm cả việc hỗ trợ người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản với chi phí lên tới 13,6 tỷ Yên, nhằm thu hút lao động nước ngoài cho các lĩnh vực thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

1.2.5. Tăng trưởng của nhóm nước BRICs

Kinh tế các nước BRICs suy giảm tăng trưởng trong Quý 4 năm 2018. Ở nhóm nước này, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia có tăng trưởng cao nhất, đạt 6,79% và thấp nhất là Nam Phi với mức tăng trưởng chỉ có 0,17%. Là quốc gia phát triển nhất châu Phi, kinh tế Nam Phi đã xuống dốc trầm trọng, bị xếp thứ hạng cuối trong số những nền kinh tế mới nổi. Nợ công của đất nước này tương đương 53,1% GDP.

Nhìn chung, tăng trưởng khinh tế của nhóm nước BRICs thiếu ổn định. Xu thế này được IMF và W.B dự báo giảm sút trong năm 2019 và gia tăng vào năm 2020.

Từ xu thế phát triển của những nền kinh tế phát triển và nhóm nước BRICs, IMF và W.B đã đưa ra dự báo xu thế tăng trưởng của những nền kinh tế này trong giai đoạn 2018-2020 ( xem bảng 1)

Bảng 1 Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển và nhóm nước BRICs

                                                                                                                                                          Đơn vị %

             Năm

Nước

Ước 2018*

Dự bao2019*

Dự báo 2020*

Ước 2018**

Dự báo2019**

Dự báo 2020**

Toàn cầu

3,6

3,3

3,6

3,0

2,9

2,8

Những nền KTPT

2,2

1,8

1,7

2,2

2,0

1,6

Hoa kỳ

2,9

2,3

1,9

2.9

2,5

1,7

Khu vực EU

1,8

1,3

1,5

1,9

1,6

1,5

Anh quốc

1,4

1,2

1,4

1,3

1,4

1,7

Nhật Bản

0,8

1,0

0,5

0,8

0,9

0,7

Nhóm BRICs

4,5

4,4

4,8

4,2

4,2

4,5

Nga

2,3

1,6

1,7

1,6

1,5

1,8

Trung Quôc

6,6

6,3

6,1

6,5

6,2

6,2

Ấn Độ

7,1

7,3

7,5

7,3

7,5

7,5

Brasil

1,1

2,1

2,5

1,2

2,2

2,4

Nam Phi

0,8

1,2

1,5

0,9

1,3

1,7

* Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF; ** Ngân hàng Thế giới W,B                                                          Nguồn IMF, W.B 2019

1.3. Xu thế tăng trưởng của nền kinh tế đang phát triển châu Á và Đông Nam Á (ASEAN)

Trong xu thế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì mạnh mẽ tại hầu hết các nước đang phát triển Châu Á, song được dự báo sẽ chậm lại trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm và căng thẳng thương mại còn tiếp diễn.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng của khu vực sẽ giảm nhẹ, từ 5,9% năm 2018, xuống còn 5,7% năm 2019 và đạt 5,6% vào năm 2020. Trong đó, khu vực Châu Á đang phát triển sẽ từ 6,4% năm 2018 xuống 6,2% trong năm 2019 và còn 6,1% trong năm 2020. Tăng trưởng khu vực được giữ vững nhờ gia tăng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, nguy cơ bất lợi tới triển vọng tăng trưởng còn cao (ADB 2019). Có thể nhận thấy:

Xung đột thương mại Mỹ-Trung là nguy cơ chủ đạo đối với khu vực và làm gia tăng tính bất định của thương mại toàn cầu. Dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ và thắt chặt tài chính có thể làm giảm tăng trưởng của Trung Quốc (từ mức 6,6% của năm 2018 xuống còn 6,3% năm 2019 và 6,1% trong năm 2020).

Ngược với Trung Quốc, mức tiêu dùng mạnh sẽ giúp Ấn Độ tăng trưởng từ mức 7,0% trong năm 2018 lên 7,2% trong năm 2019 và 7,3% trong năm 2020. Nhìn chung, khu vực Nam Á đạt kết quả tốt hơn các tiểu vùng khác và được dự báo tăng trưởng ở mức 6,8% vào năm 2019 và 6,9% trong năm 2020 (ADB 2019).

Trong nhóm nước ASEAN-5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam), kinh tế tăng trưởng trở lại từ Quý cuối năm 2018. Tại Indonesia, tăng trưởng Quý IV/2018 đạt 5,14%. Cũng trong Quý này, Philippines có mức tăng trưởng ở 6,1%.. Kinh tế Thái Lan tăng trưởng trở lại cao hơn kỳ vọng, đạt mức tăng 3,7% từ Quý IV/2018. Triển vọng tăng trưởng của ASEAN-5 trong những năm 2018-2020 được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2 Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN-5 trong giai đoạn 2018-2020

                                                                                                                                          Đơn vị %

 

Theo IMF Tháng 4.2019

 

 

Theo  W.B tháng 1.2019

 

 

Năm

Ước 2018

Dự bao 2019

Dự báo 2010

Ước 2018

Dự báo 2019

Dự báo 2020

ASEAN-5

5,2

5,1

5,2

 

 

 

Indonesia

5,2

5,2

5,2

5,2

5,2

5,3

Malaysia

4,7

4,7

4,8

4,7

4,7

4,6

Philippines

6,2

6,5

6,6

6,4

6,5

6,6

Thái Lan

4,1

3,5

3,5

4,1

3,8

3,9

Việt Nam

7,1

6,5

6,5

6,8

6,6

6,5

           

Nguồn IMF, W.B 2019

II Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Phân tích tình hình kinh tế những năm qua, giới nghiên cứu cho rằng, hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa tăng cao là yếu tố làm cho tăng trưởng đạt mức cao liên tục trong nhiều thập kỷ. Mặc dù môi trường bên ngoài kém thuận lợi trong thời gian tới, nhưng khả năng của nền kinh tế vẫn còn dư địa phát triển.

2.1 Về tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2018

Năm 2018, kinh tế Việt nam tăng trưởng vượt mức kỳ vọng, gia tăng từ 6,7% của năm 2017 lên 7,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh cùng với nhu cầu nội địa gia tăng, đã tạo nền tảng tăng trưởng.

Nghiên cứu khả năng đóng góp của từng lĩnh vực vào tăng trưởng năm 2018 cho thấy:

Tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng gia tăng trong khi dịch vụ có mức giảm nhẹ. Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp tăng từ 2,9% (năm 2017) lên 3,8% trong năm 2018.

Tăng trưởng công nghiệp đã từ 7,8% lên 8,8% trong cùng thời gian. Công nghiệp và xây dựng đã đóng góp gần một nửa vào tăng trưởng GDP của năm 2018.

 Mặc dù dịch vụ giảm nhẹ, nhưng thương mại bán buôn và bán lẻ tăng 8,5% và số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 20%.

Đáng khích lệ của tăng trưởng là không làm gia tăng áp lực lạm phát. Lạm phát bình quân giữ ở mức 3,5% và lạm phát cơ bản đạt 1,5%. Thông qua hoạt động, vị thế kinh tế đối ngoại được củng cố. Tài khoản vãng lai có thặng dư trên 7 tỷ USD. Nhờ thặng dư vãng lai và tài khoản vốn góp, thăng dư cán cân thanh toán đạt 5% GDP, góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối, nâng mức từ 2,7 tháng nhập khẩu lên 3 tháng vào cuối năm 2018  (ADB 2019-1).

Với áp lực lạm phát giảm nhẹ, tốc độ tăng trưởng tín dụng duy trì được ở mức 14% và cung tiền 12% ;giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định, chỉ mất giá chừng 1,8% trong cả năm so với USD.

2.2. Động thái của nền kinh tế những tháng đầu năm 2019

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế.

Trong xu thế suy giảm tăng trưởng toàn cầu, đầu năm 2019 tăng trưởng được duy trì nhưng có dấu hiệu chậm lại, đạt 6,79% so với cùng kỳ năm trước.

Phân tích cơ cấu tăng trưởng theo ngành kinh tế  trong Quý I/2019 cho thấy:

Khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 6,5%. tiếp tục là khu vực đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,22%. Lượng khách du lịch quốc tế gia tăng trên 4,5 triệu lượt người, tăng 7% .

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khá ảm đạm, chỉ đạt 2,68%. Lượng cung trên thị trường khá dồi dào làm giá gạo giảm sút. Thuỷ sản tiếp tục là điểm sáng của khu vực với mức tăng trưởng 5,1%,, là mức cao nhất trong 9 năm gần đây.

Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng 8,63%,tiếp tục là lĩnh vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo có mức gia tăng 12,35%, là động lực tăng trưởng chính của khu vực công nghiệp. Mặc dù, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng 9,2%, chỉ số tiêu thụ công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8% nhưng đều thấp hơn so với mức tăng của Quý 1/2018. Tính  từ đầu năm đến hết Quý 1/2019, các chỉ số sản xuất, tiêu thụ đều có dấu hiệu suy giảm, trong đó, chỉ số tồn kho tăng cao tiềm ẩn nguy cơ đình trệ sản xuất tạm thời.

2.2.2. Về các cân đối vĩ mô.

Lạm phát có xu hướng gia tăng trở lại. So với cùng kỳ năm 2018, lạm phát toàn phần tăng nhẹ và tăng liên tục trong ba tháng đầu năm, lần lượt là 2,56%, 2,64% và 2,7%. CPI bình quân Quý 1/2019 có mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Nhìn chung, CPI trong ba tháng đầu năm giữ ổn định ở mức 2,6% - 2,7% Tuy nhiên, trong Quý 2/2019, còn tiềm ẩn những rủi ro, với giá điện tăng 8,36% có thể làm CPI tăng lên khoảng 3,3%

Cán cân thương mại thể hiện những bất ổn

Mặc dù cán cân thương mại hàng hóa Quý I có xuất siêu 536 triệu USD. Nhưng, khu vực kinh tế trong nước phải nhập siêu tới 7,04 tỷ USD; ngược lại, khu vực FDI lại xuất siêu 7,57 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm, nhóm doanh nghiệp FDIchiếm tới 70,9%, còn khu vực trong nước chỉ có 29,1%.. Đáng quan ngại là, các mặt hàng nông sản giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 8,6%, cà phê giảm 23,8%, hạt điều giảm 17,2%, hồ tiêu giảm 14,7%, gạo giảm 23,6%,...

Trên thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch 15 tỷ USD, sau đó là Hàn Quốc11,8 tỷ USD,ASEAN8,2 tỷ USD,Nhật Bản 4,7 tỷ USD và EU 3,6 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ nền kinh tế Quý 1 ước đạt 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4%. So với Quý 4/2018, tăng trưởng vốn đầu tư ở các khu vực đều chậm lại, thấp hơn so với con số tương ứng của cùng kỳ năm trước.

Lượng vốn FDI đăng kí mới đạt mức 3,82 tỷ USD,vốn bổ sung tăng 1,3 tỷ USD, bằng 72,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nơi thu hút FDI lớn nhất chiếm 75,3% tổng vốn đăng ký cấp mới, giữ vai trò là động lực của tăng trưởng.

Xét theo đối tác đầu tư, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Sự vươn lên của FDI đến từ Trung Quốc thể hiện việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đón đầu hiệp định CPTPP.

2.2.3. Thị trường tài chính và tiền tệ

Tỷ giá được duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng.

Tỷ giá danh nghĩa trong Quý 1/2019 khá ổn định. Tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến hết Quý 1/2019. Vào cuối tháng 3/2019, tỷ giá đạt 22.976 VND/USD, tăng gần 1%, thấp hơn mức 1,8% của Quý 4 năm 2018.

Sau gián đoạn, đầu năm 2019, NHNN lại mua ròng ngoại hối, giải quyết được nhu cầu tiền đồng và gia tăng dự trữ ngoại hối. Vào cuối Quý I/2019, quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đã vượt 65 tỷ USD, thể hiện khả năng điều hành của NHNN nhằm duy trì ổn định kinh tế vi mô.

Lãi suất liên ngân hàng thay đổi dưới áp lực chính sách

So với cùng kỳ, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 có xu hướng cao hơn với biên độ dao động hẹp từ 3,38% đến 5,6%. Sau mùa cao điểm, cuối Quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Hết quý 1/2019 tăng trưởng tín dụng ở mức 2,28% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2,78%). Tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng cao nhất đạt 2,57%; nông nghiệp–nông thôn 2%, còn thương mại và dịch vụ là 1,97%

III Thách thức chính sách và triển vọng kinh tế trong năm 2019

3.1. Thách thức chính sách

Việt Nam đã mở cửa hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngach xuất nhập khẩu cao gấp hơn 2 lần GDP và luồng vốn đầu tư FDI đổ vào chiếm trên 8% GDP cả nước. Với 12 hiệp định thương mại tự do, nền kinh tế đang hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC).

Phân tích tình hình doanh nghiệp cho thấy: Việc tham gia vào CGTTC chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).  DNNVV đóng góp gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng tiềm lưc kinh tế kỹ thuật rất hạn chế, sản phẩm và chất lượng dịch vụ thấp, rất ít doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia vào CGTTC. Đây là rào cản nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và của nền kinh tế trong hội nhậpkinh tế toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nhưng tiềm năng tăng trưởng và xuất, nhập khẩu lại phụ thuộc chủ yếu vào những doanh nghiệp FDI. Khả năng tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên nền tảng của công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, nhưng phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.

Năng lực mua sắm và ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp tư nhân trong nước còn nhiều hạn chế. Mặt khác, những doanh nghiệp này khó tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý và thị trường vốn còn nghèo nàn; trong khi kỷ nguyên phát triển dựa trên “ tài nguyên và lao động rẻ” dường như đã trôi qua. Đây là thách thức đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .

Trong những tháng đầu năm 2019, nhiều nền kinh tế lớn trở nên bấp bênh hơn trước những vấn đề nội tại và căng thẳng thương mại quốc tế. Chia rẽ nội khối của nền kinh tế châu Âu hoặc những rạn nứt trong quan hệ của nhiều quốc gia gây không ít hệ lụy, tạo những bất ổn toàn cầu tác động trực tiếp đến nhiều nền kinh tế mà Việt Nam không là ngoại lệ.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý I/2019 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng những ngành kinh tế chủ yếu có dấu hiệu chậm lại. Đáng quan ngại là tăng trưởng của nền kinh tế vẫn tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là tiềm năng xuất khẩu của khu vực kinh tế này.

Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài với vai trò Trung Quốc nổi lên, trở thành nhà đầu tư lớn nhất, ngoài những nhân tố tích cực mang lại, còn hàm chứa những rủi ro khó lường cả về môi trường và quản lý lao động. Các nhà phân tích cho rằng, đã đến lúc cần phải rà soát lại những chính sách ưu đãi về đất đai và thuế đối với khu vực FDI, nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn đối với doanh nghiệp trong nước (VEPR 2019)

3.2. Triển vọng kinh tế

Phân tích tình hình khu vực và ở Việt Nam, Yasuyuki Sawada, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB) cho rằng “Tăng trưởng nhìn chung vẫn được giữ vững nhờ tiêu dùng nội địa mạnh hoặc gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Điều này giúp giảm bớt tác động do xuất khẩu sụt giảm. Tuy nhiên, những nguy cơ bất lợi ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng vẫn còn cao”(ADB 2019).

Trong báo cáo Phát triển châu Á(ADO) 2019, ADB nhận định “ Với dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao, đạt 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020. Tăng trưởng tiếp tục được thể hiện toàn diện ở các lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu, luồng vốn FDI và nhu cầu nội địa gia tăng” (ADO 2019).

Xét theo ngành kinh tế, ADB nhìn nhận, tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tao và xây dựng sẽ chậm lại. song vẫn khá mạnh do luồng vốn FDI đáng kể đổ vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu. Khu vực dịch vụ sẽ được hưởng lợi nhờ thương mại bán buôn,bán lẻ cũng như ngân hàng và tài chính tiếp tục tăng trưởng tốt. Ngành nông nghiệp sẽ tăng trưởng sát với mục tiêu chính phủ đề ra là 3%/năm,

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu châm lại, ADB dự báo tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ thu hẹp, tương đương 2,5% GDP và kiều hối có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi. Tuy nhiên, Việt Nam lại có thể được hưởng lợi khi hoạt động thương mại và sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, có thể làm tăng thêm đến 2% GDP trong trung và dài hạn (ODA 2019. Page 129).

Với mức tăng trưởng đạt 6,79% trong Quý I, mục tiêu tăng trưởng 6,6%-6,8% của năm 2019 Quốc hội đề ra là khả thi. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu, tương lai của nền kinh tế trở nên bất định hơn do chịu ảnh hưởng từ các cú sốc bên ngoài của thị trường thế giới (VEPR 2019,Tr 25).

Yếu tố rủi ro bên ngoài đối với triển vọng kinh tế Việt Nam là tốc độ tăng trưởng giảm mạnh của những nền kinh tế lớn, bao gồm Liên Minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Rủi ro trong nước với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, bộc lộ mâu thuẫn kép nhà nước vừa là chủ sở hữu vừa là cơ quan quản lý đã kìm hãm khả năng phát triển (ODA 2019. Pag 130).

Từ bối cảnh chung, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng cả nước năm 2019 đạt 6,8%, năm 2020 ở mức 6,7% và tỷ lệ lạm phát lần lượt là 3,5% và 3,8% trong cùng thời gian (Nguyễn Minh Cường 2019). Với những cân nhắc thận trọng xuất phát từ thực tiễn việt Nam, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại hiọc Quốc gia Hà Nội đã đưa ra dự báo tăng trưởng và lam phát năm 2019, được thể hiện trong bảng 3

Bảng 3 Dự báo tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong năm 2019

Đơn vị %

 

Tăng trưởng kinh tế

Lạm phát bình quân

Quý I

6,79

2,63

Quý II

6,32

2,78

Quý III

6,94

3,26

Quý IV

7,16

4,20

Cả năm

6,8

 

Nguồn VEPR 2019

Thay cho lời kết

Năm 2019 là năm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Mặc dù môi trường bên ngoài tác động tiêu cực tới triển vọng phát triển, song kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh tạo đà cho năm 2019,năm được các định chế tài chính thế giới dự báo là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trong khu vực.

Cho dù có những nhận xét lạc quan, song nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước tác động tác động tiêu cực từ biến động của nền kinh tế toàn cầu; tăng trưởng và xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế của doanh nghiệp FDI, trong khi năng lực nội tại chưa cao; số đông doanh nghiệp và khu vực tư nhân chưa đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hy vọng, một số vấn đề gợi ra trong bài viết sẽ được các nhà xây dựng chính sách quan tâm trong nghiên cứu hoạch định kế hoạch phát triển bền vững trong thời gian tới./.