Tham dự có TS.Tôn Quang Cường, Trưởng khoa Công nghệ Giáo dục, trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ths.Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I; TS.Nguyễn Hồng Duy, Phó Trưởng khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN; TS. Trần Phương Hoa, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN.
Phía Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có TS.Đoàn Thị Hòa, Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau đại học; TS.Đỗ Thanh Nga, Trưởng khoa Hành chính học; TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Trưởng khoa Pháp luật Hành chính; TS. Trần Thị Loan, Trưởng khoa Văn thư – Lưu trữ chủ trì tọa đàm; TS. Trần Việt Hà, Phó Trưởng khoa; Ths.Tạ Thị Liễu, Phó Trưởng khoa; Ths.Nguyễn Ngọc Linh, Phó Trưởng khoa; cùng các thầy cô giảng viên, chuyên viên Khoa.
Phát biểu khai mạc, TS. Trần Thị Loan, Trưởng khoa Văn thư – Lưu trữ chia sẻ: Trong thời đại hiện nay, công tác Văn thư – Lưu trữ có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, giúp đảm bảo thông tin phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo, quản lý điều hành; Nguồn nhân lực về ngành có chất lượng cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở giáo dục đại học có thể thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần phải bắt đầu từ việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học. Chính vì nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của ngành thuộc khoa Văn thư – Lưu trữ quản lý, việc tổ chức chương trình tọa đàm hôm nay mong muốn được lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp về vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy một số học phần trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
TS.Tôn Quang Cường, Trưởng khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ trong việc đào tạo, giảng dạy cho sinh viên đối với ngành Văn thư – Lưu trữ nói riêng, trong đó TS.Tôn Quang Cường nhấn mạnh về 3 vấn đề: Cấu hình lại câu chuyện dạy học nhưng vẫn hướng tới mục đích, mục tiêu chung, cơ cấu bài giảng phù hợp với thời lượng và nội dung bài giảng; Khởi động lại hệ thống, tổ chức quá trình dạy học một cách phân hóa, điều chỉnh lại để tạo sự bứt phá; Tăng năng suất, trao đổi chia sẻ với người học...
Các cơ sở giáo dục đều nhận thức rõ xu hướng cải thiện hóa trong việc dạy học, cần tăng cường làm việc nhóm, bổ sung các trí tuệ cho từng môn học để lồng ghép vào trong quá trình dạy học, đưa đến cho người học những kiến thức bổ ích thông qua phương pháp đổi mới thực sự thiết thực hiệu quả. Đồng thời việc số hóa các học liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, học tập,… phải ngày càng nâng cấp để mọi người đều dễ tiếp cận, phù hợp với thời đại số hóa như hiện nay. Ví dụ: Thay vì ghi chép, người học có thể đưa điện thoại lên chụp ảnh...
Tại buổi tọa đàm, đa số chuyên gia đều nhận định rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy là điều thực sự cần thiết và phải đổi mới càng sớm càng tốt. Thông qua tọa đàm, nhiều nội dung tham luận đến từ các chuyên gia, đồng nghiệp trong lĩnh của ngành và liên quan đến ngành như: Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học ngành lưu trữ học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0; Người học thế hệ Z và nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học thời đại số; Đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần chuyên ngành Lưu trữ học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua hình thức tham quan, thực tế tại cơ quan lưu trữ;… đều đưa ra những ý kiến mới, quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, khi mà thời đại số hóa đang chiếm lĩnh và thay thế nhiều thói quen và mô hình cũ không còn phù hợp.
Các chuyên gia cũng cho rằng khi áp dụng công nghệ vào thì phải luôn minh bạch, thông tin công khai, mở ra cơ hội thực sự cho người học và dạy. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo, cần cẩn trọng khi chia sẻ những tài liệu lưu trữ hoặc những tài liệu học tập, nghiên cứu chưa kiểm định kỹ lưỡng và đặc biệt cần đọc kỹ thông tin người học tránh những câu chữ gây rủi ro, hiểu lầm... Đặc biệt nói đến đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại số thì điều cần thiết đó là công nghệ và tính ứng dụng công nghệ vào quá trình giáo dục đào tạo nói chung và đặc biệt công tác lưu trữ nói riêng. Hệ thống dữ liệu, tài liệu điện tử... cần phải thường xuyên được nâng cấp giúp cho người học tiếp cận nhanh, kịp thời, hiệu quả và phù hợp với xu hướng hiện đại.
Buổi tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến tham luận, đóng góp đến từ các chuyên gia, đồng nghiệp với 3 vấn đề chủ yếu: Phương pháp thiết kế bài giảng hiện đại; Kết hợp các phương pháp để giảng dạy hiệu quả; Tổ chức các hoạt động giảng dạy tích cực, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Việc đổi mới thường xuyên, liên tục đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng là nhiệm vụ tất yếu của mỗi giảng viên giảng dạy trong các học phần chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, công tác phòng, chống dịch bệnh đã thực hiện nghiêm túc thông qua các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.