Về Hòa Bình: Đi thuyền ngắm lòng hồ, ăn cá nướng, thăm đền Đôi cô Cửa chương

Được ví như là một vịnh Hạ Long trên cạn, lòng hồ Hòa Bình là một điểm đến ấn tượng đối với nhiều du khách thập phương trong nước. Du khách vừa được tận hưởng không khí trong lành, sông nước hữu tình lại được thưởng thức những món ăn đặc biệt chỉ nơi đây mới có và được thăm quan những ngôi đền mang nhiều yếu tố lịch sử trong đó có ngôi đền Đôi cô Cửa chương.

Nằm cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 100km, đường đi thuận lợi chỉ mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân, du khách đến với Hòa Bình nói chung và du lịch lòng hồ nói riêng sẽ được trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, được đi thuyền trên hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam có chiều dài hơn 100km từ địa phận Hòa Bình đến Sơn La, dung tích hồ lên đến gần 9,5 tỉ mét khối nước, nằm trong địa giới của nhiều huyện như Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình. Nơi đây có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó 11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất. Những hòn đảo ẩn hiện trên mặt nước xanh biếc, màu xanh của những bìa rừng cùng chiếc thuyền đang lướt sóng nhẹ nhàng, mà người ta ví lòng hồ Hòa Bình như một vịnh Hạ Long trên cạn.

 Vẻ đẹp thơ mộng và bình yên nơi lòng hồ Hòa Bình.

Dấu tích lịch sử tự hào của người dân lòng hồ Sông Đà.

Rất nhiều du khách đến với du lịch lòng hồ Hòa Bình, được trải nghiệm, được thăm quan, nghe và thưởng thức văn hóa, ẩm thực đặc trưng của vùng miền. Nhưng đằng sau đó là niềm tự hào lịch sử, bản sắc đặc trưng của những người dân sinh sống nơi đây.

 

Du khách thập phương đến thăm quan tại đền Đôi cô Cửa chương.

  Bên cạnh những ngôi đền thờ bà chúa Thác Bờ, đền Hang Miến hay đề Đôi cô Cửa Chương…đều có những câu chuyện lịch sử đằng sau nó, câu chuyện dân gian tương truyền rằng: khoảng năm 1430-1432, vua Lê Lợi niên hiệu Thuận Thiên đem quân đi dẹp loạn giặc Đèo Cát hãn ở Mường Lễ , Sơn La . Khi vua Lê Lợi kéo quân đến khu vực Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước là một thác nước hiểm trở xô bọt trắng vời , với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên đoàn quên không thể tiến lên được.

Lúc bấy giờ ở xã Hào Tráng có cô gái người dân tộc Mường tên là Đinh Thị Vân và hai cô gái người dân tộc Dao ( không rõ tên ) ở xóm Mó Nẻ , xã Vầy Nưa , huyện Đà Bắc đứng lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván , đóng thuyền độc mộc , kêu gọi nhân dân chặt nứa kết thành bè mảng, góp lương thực , thực phẩm cho nhà vua nuôi quân và chở giúp quân sĩ qua Thức Bờ đi đánh giặc.

Sau khi giúp nhà vua vận chuyển lương thực và đưa nhà Vua cùng quân sĩ qua thác thì cả ba cô đã kiệt sức và bị cuốn trôi theo dòng nước. Ba ngày sau, xác của bà Đinh Thị Vân dạt vào phía bờ trái sông Đà (địa phận xóm Phố Bờ , xã Vầy Nưa) và được dân làng mai táng và lập miếu thờ. Còn xác của hai bà còn lại trôi về Bến Chương (thuộc địa phận xóm Doi , xã Hiền Lương) và cũng được dân làng mai táng và lập miếu thờ.

Trên đường chiến thắng trở về , vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1432) vua Lê Lợi dừng chân ở Thác Bờ . Nhà vua dừng lại làm lễ khao quân ngay tại Thác Bờ và 2 cô lại vẫn động bà con trong bản góp cơm lam , thịt muối chua , rượu cần , múa hát điệu thường rang, bọ mẹng, ném còn, múa xòe để liên hoan mừng chiến thắng.

Khi nhà vua nghe tin bà con nhân dân cho biết sau khi giúp nhà Vua và quân sỹ vượt thác cả ba bà vì kiệt sức đã bị cuốn trôi theo dòng thác và từ đó các bà thường hiển linh và giúp đỡ mọi người mỗi khi vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Sau khi nghe xong câu truyện đau lòng đó ; Để tưởng nhớ và biết ơn các bà đã có công lớn giúp nhà vua và quân sỹ vượt thác an toàn đem chiến thắng trở về cho đất nước nhà vua đã tương truyền cho nhân dân địa phương dựng đền thờ để thờ phụng .

Nơi xác bà Đinh Thị Vân trôi dạt vào được dựng đền thờ và phong là đền bà Chúa thác, nơi xác hai bà còn lại trôi dạt vào được dựng đền và phong là Đền Đôi Cô.

Gập ghềnh đường hiểm chẳng e xa,

Dạ sắt, khăng khăng mãi đến già.

Lẽ phải quét quang mây phủ tối,

Lòng son san phẳng núi bao la.

Biên cương cần tính mưu phòng thủ,

Xã tắc sao cho vững thái hòa,

“Ghềnh thác ba trăm” lời cổ ngữ,

Từ nay xém chẳng nổi phong ba.

(Bản dịch của Phạm Trọng Điềm) Thơ Lê Lợi khắc trên vách đá Thác Bờ năm 1429.

Đó là những dòng thơ khích lệ tinh thần chiến sỹ và người dân vùng lòng hồ Hòa Bình được vu Lê Lợi khắc lại ở vách đá Thác Bờ năm 1942, sau khi ngôi đền Đôi cô Cửa Chương được chủ nhang Phạm Văn Hưởng phục dựng lại cũng có những câu thơ khắc họa lại một giai thoại lịch sử đầy ý nghĩa như thế này:

 Ai đi lễ Chúa Thác Bờ

Qua cảng Bích Hạ đến đền Trình Cô

Đền thờ cô địa linh nhân kiệt

 Ký sử vàng đánh đuổi giặc ngoại sâm

 Vượt thác Bờ phò Lê dẹp giặc

Đục gỗ làm thuyền kết mảng đưa quân

Cũng bao lần trèo non vượt thác

Thuyền thoi mảng nứa vượt sông

 Cùng Chúa Tiên dậy trí căm thù

 Đổi tuổi xuân lấy lòng trung nghĩa

 Trí căm thù mài cùng tuổi thanh xuân

Dẹp giặc rồi cô trở về quê

Ngờ đâu nổi trận phong ba

Mưa gào gió thét sóng cao lưng trời

 Lệnh Thiên Đình ai nào giám định

Trở về trời phong nhị vị Tiên Cô

Lệnh đô cô trấn giữ cửa rừng

Cùng cửu thác chúa tiên thường ngự.

(Chủ nhang Phạm Văn Hưởng)

Hàng năm, lễ hội đền Bờ khai hội từ những ngày mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch trên vùng hồ Hòa Bình. Du khách đến nơi đây được thưởng thức ẩm thực truyền thống đặc trưng, tham gia và chiêm ngưỡng hoạt động văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu độc đáo, linh thiêng, huyền bí, là điểm du lịch văn hóa tâm linh được nhiều người biết đến.

 Từ những tiềm năng du lịch sẵn có ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Dưới đây là một số hình ảnh du khách thăm quan lòng hồ Hòa Bình cũng như hoạt động văn hóa tính ngưỡng thờ Mẫu:

Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng lòng hồ Hòa Bình ngay trên tàu.

Hoạt động văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đôi cô Cửa Chương.

Giang Nam