Viện Nghiên cứu Khoa học Công Nghệ Nông nghêp Việt Nam với Ngày Châu Phi 25 tháng 5 năm 2021

Trong Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi”, tổ chức tại Hà nội vào năm 2019đại sứ các quốc gia châu Phi đã đánh giá rất cao sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam và bày tỏlòng ngưỡng mộ và mong muốn được học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế nước bạn. Hội nghị cũng đã chỉ ra việc hợp tác trong giai đoạn tới giữa Việt nam và Châu Phi cần vượt qua giới hạn của những dự án phát triển thông thường mà có thể thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân của cả 2 phía nhằm thúc đẩy tính bền vững của các sáng kiến hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Chung tay vì một châu Phi xanh và đồng hành cùng tiến, ngày 25 tháng 5 năm nay Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông ( IAMES) cùng Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam-châu Phi (VAECA) đã tổ chức trọng thể Ngày châu Phi dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, ngoại giao và nhiều Đại sứ đến từ Viêt Nam và các Quốc gia châu Phi.

Tại Diễn đàn, PGS. TS Đào Thế Anh Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam (VAAS). Phó Chủ tịch VAECA đã có bài phát biểu mở đầu, Diễn đàn xin giới thiệu toàn văn để cùng tham khảo

Nông dân trồng chè ở Kenya

Khai thác tiềm năng hợp tác nông nghiệp với Châu phi để đảm bảo an ninh

lương thực-thực phẩm

(Phát biểu tại lễ ra mắt VAECA nhân ngày Châu Phi 25/5)

PGS. TS. Đào Thế Anh (VAAS)

Kính thưa các vị lãnh đạo, các vị đại biểu!

Thay mặt cho Viện KHNNVN, chúng tôi rất vinh dự được là thành viên của Liên  hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Châu Phi (VAECA) và tham dự lễ ra mắt Liên hiệp đúng vào ngày Châu Phi. Đây là một sự kiện hoạt động rất có ý nghĩa nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế của khối tư nhân giưã các nước Châu Phi và Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Là một Viện nghiên cứu hàng đầu của Việt nam về nông nghiệp và được giao thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về nông nghiệp, chúng tôi tự hào trong hơn 20 năm qua, đã huy động được hơn 2000 lượt chuyên gia nông nghiệp của Việt nam (chủ yếu là chuyên gia lúa và cây lương thực) sang các nước: Xênegan, Benanh,Trung Phi, Conggo, Madagasca, Angola, Mozambic, Sudan.... hỗ trợ các bạn Châu Phi xây dựng và phát triển nghề trồng lúa và các cây lương thực khác như ngô, đậu đỗ và rau màu.

Chuyên gia Việt Nam đã gắn với các làng bản châu Phi, chuyển giao nhiều giống lúa năng suất của Việt Nam sang canh tác tại Châu Phi và đã làm cho năng suất vượt trội, đạt từ 6 đến 8tấn/ha.  Chuyên gia VN đã cùng người dân địa phương thực hiện trình diễn  nhiều mô hình canh tác lúa, ngô...  kết quả là đã có hàng trăm mô hình canh tác lúa với giống mới, kỹ thuật mới có năng suất trung bình đạt cao hơn từ 200% đến300% so với năng suất mô hình của bạn. Các chuyên gia Việt Nam cũng mở hàng ngàn lớp đào tạo kỹ thuật canh tác lúa cho nông dân ngay tại thôn bản, và những phương pháp này đã tỏ ra có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt trong các dự án thành công gần đây nhất ở Mozambic, Chúng tôi đã giúp bạn xây dựng các trạm nghiên cứu nông nghiệp tại địa phương nhằm mục đích khuyến nông.

VAAS cũng đã tổ chức mời và tiếp nhận các đoàn học sinh, cán bộ nghiên cứu, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp sang học tập ngắn hạn và có bằng cấp tại Việt Nam; chủ trì và tham gia với các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài tổ chức các đoàn công tác/ chuyên gia sang các nước châu Phi để tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó tư vấn giúp xây dựng các chương trình sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện (tự nhiên, xã hội....) của các nước.

Trong đại dịch COVID19, tất cả các nước đều phải xem xét lại hệ thống thực phẩm của mình để đảm bảo tính bền vững, đạt được mục tiêu an ninh lương thực và dinh dưỡng. VAECA mong muốn Việt nam, với năng lực và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thực phẩm của mình có thể đóng góp hỗ trợ các nước Châu Phi đạt được mục tiêu an ninh lương thực.

Tại Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi 2019”, với sự tham gia của 45 nước, tổ chức tại Hà nội các đại sứ châu Phi đã chỉ ra những lĩnh vực cần được ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Châu Phi bao gồm: Nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản, chuyển giao các công nghệ nông nghiệp. Các vị đại sứ đã đánh giá cao sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam và mong muốn được học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế nước bạn. Đại diện các nước tỏ ngưỡng mộ trước những thành tựu trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam, đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Việt Nam đối với các nước châu Phi trong việc đảm bảo an ninh lương thực thông qua các dự án hợp tác hai hoặc nhiều bên về nông nghiệp thủy sản và mong muốn tiếp tục được Việt nam chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, giúp cơ giới hóa, cải thiện hệ thống tưới tiêu, dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp-thủy hải sản. Những hợp tác trong giai đoạn tới giữa Việt nam và Châu Phi cần vượt qua giới hạn của các dự án phát triển thông thường mà có thể thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân của Việt nam và Châu Phi nhằm thúc đẩy tính bền vững của các sáng kiến hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Niềm vui của người dân trước kết quả từ dự án trồng lúa chuyên gia Việt Nam hỗ trợ (Nguồn: NNVN)

Thông qua hoạt động tư vấn của VAECA, VAAS cũng  đã đề xuất một số hướng hợp tác với Châu Phi , hướng vào :

 • Tiếp tục chuyển giao nguồn gen cây lương thực, cây thực phẩm

• Chọn tạo giống cây trồng lương thực, thực phẩm thích nghi với điều kiện châu Phi

• Sản xuất hạt giống và cung ứng hạt giống tại châu Phi

• Chuyển giao kĩ thuật canh tác, tiến bộ KHKT

• Phát triển chuỗi giá trị thực phẩm bao trùm, thử nghiệm cơ chế hàng đổi hàng, do Việt nam sẽ phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, cần rất nhiều nguồn nguyên liệu

• Đào tạo nhân lực lãnh đạo nông nghiệp, nông thôn và nghiên cứu cho các nước Châu Phi

• Huy động đa dạng nguồn tài trợ quốc tế cho hợp tác

• Tham gia nghiên cứu cùng với các tổ chức của CGIAR như IRRI, CIAT, World Agro Forestry…

• Xây dựng Trung tâm Hợp tác nông nghiệp Nam-Nam xuất sắc tại VAAS, đề nghị FAO, IFAD và các tổ chức quốc tế hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực hợp tác quốc tế cho chuyên gia Việt nam, cũng như thực hiện công tác đào tạo lãnh đạo nông nghiệp trẻ cho Châu Phi.

Xin chúc các quý vị sức khoẻ và mong sự hợp tác nông nghiệp hiệu qủa trongtương lai.

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý19b/668 Đường Lạc Long Quân, Nhật Tân ;Q.Tây Hồ, Hà Nội

Mob 0829848231; Email lethanhy05@gmail.com