“Việt hóa” Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lễ kiểu này chủ yếu diễn ra ở Bắc bộ.

hai-la-mong-5-1654266067.jpg 

Ở miền Trung ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch người dân có tục đi hái lá Mồng 5, đây là tục chủ yếu của tết Mồng 5 tháng 5. Lá mồng 5 gồm nhiều loại cây lá ven bờ ven bụi (tất nhiên không phải lá độc) đem về chặt khúc phơi khô, dành để nấu uống như một loại nước chè có thể gọi chè Mông 5 lại có vị thuốc trong đó.

Sáng mồng 5 dân làng lên rừng còi, lên ven đồi cát chặt cây dủ dẻ, hái lá dằn, lá chủi, lá vối, lá lạc tiên và nhiều loại lá khác, đem về phơi lấy nắng mồng 5, sau đó phơi tiếp bỏ vào chum, mái hay cho vào bao để dành uống quanh năm cùng với thức uống khác như chè xanh, lá vối...

Hiện nay dân làng ở Quảng Nam chúng tôi vẫn giữ tục hái lá mồng 5 cùng với lễ cúng, cô bác và các vị thần bằng một mâm lễ vật đặt ngoài sân, sau đó cúng ông bà tiên tổ ngay chính bàn thờ. sau đó mới có quyền uống nước lá mồng 5.

Căn nguyên chuyện này có liên quan đến ông Khuất Nguyên đi hái lá thuốc cứu dân nhưng đi mãi không về. Nhưng đọc sử Tàu lại thấy Khuất Nguyên là quan thanh liêm, can dán vua không nghe còn bị nhà vua theo ý nịnh thần bắt ông đi đày, uất uất ông nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Từ đó có cái ngày Giỗ Khuất nguyên rồi trở thành tết Đoan Ngọ đúng vào ngày mồng 5 tháng 5 bên Tàu.

Rồi có tích rằng, ngày này là ngày diệt sâu bọ cũng xuất phát bên Tàu. Như vậy Tết Đoan Ngọ ở nước ta là sự tiếp biến văn hoá, Việt hoá ngày lễ này.

Cha ông ta đã ăn tết Đoan Ngọ rất lâu đời rồi, trong ngày này dân ta cúng ông bà, tổ tiên và đi hái lá Mồng 5. Mẹ tôi, bà tôi, cố tôi đã làm vậy. Tôi nghe và biết ở một số nơi, từ khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra thì có một số người bài Trung cực đoan tuyên truyền hạn chế người dân ăn tết này là không đúng. Vì tết đã được Việt hoá từ rất lâu đời.