Làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây (Hà Nội) được mệnh danh là “đất hai vua”. Đây là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền.Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006. Làng Đường Lâm hiện có diện tích 7,87 km, dân số năm 1999 là 8.329 người.Ngoài hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, Đường Lâm còn là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng khác. Tiêu biểu là thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía - vương phi của Trịnh Tráng, bà Man Thiện, mẹ Hai Bà Trưng.Giang Văn Minh (1573-1638) đỗ thám hoa năm 1628 dưới thời vua Lê Thần Tông. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" - không để nhục mệnh vua - vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc để bảo vệ danh dự. Ông bị vua Minh hại chết vào năm 1638.Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Sinh thời, ông là anh hùng chống quân xâm lược nhà Đường trong thế kỷ VII, giành lại độc lập cho dân tộc trong một khoảng thời gian dài.Khi nghĩa quân Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, viên quan đô hộ Cao Chính Bình của nhà Đường chống cự không nổi, đóng cửa thành cố thủ, sau đó vì sợ hãi, phát bệnh mà chết. Quân Đường bị đánh tan.Khi biết tin Hoằng Tháo mang 200.000 quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền họp các tướng lại và nói: "Hoằng Thao là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt…, quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được". Quả nhiên sau đó, chỉ bằng một trận đánh trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán.Di tích lịch sử - văn hóa hiện nay còn ở Đường Lâm gồm Lăng Ngô Quyền, Chùa bà chúa Mía, Đền thờ Phùng Hưng. Trong đó, đền thờ Phùng Hưng và Lăng Ngô Quyền được đặt tại thôn Cam Lâm, còn chùa bà chúa Mía tại thôn Đông Sàng.
Vua nào đánh hổ, khiến tướng nhà Đường sợ phát bệnh mà chết?
ThS. Vương Xuân Nguyên
05/05/2020
Ông là người ở làng Đường Lâm, con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Sinh thời, ông là anh hùng chống quân xâm lược nhà Đường trong thế kỷ VII, giành lại độc lập cho dân tộc trong một khoảng thời gian dài.
Làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây (Hà Nội) được mệnh danh là “đất hai vua”. Đây là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006. Làng Đường Lâm hiện có diện tích 7,87 km, dân số năm 1999 là 8.329 người.
Ngoài hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, Đường Lâm còn là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng khác. Tiêu biểu là thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía - vương phi của Trịnh Tráng, bà Man Thiện, mẹ Hai Bà Trưng.
Giang Văn Minh (1573-1638) đỗ thám hoa năm 1628 dưới thời vua Lê Thần Tông. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" - không để nhục mệnh vua - vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc để bảo vệ danh dự. Ông bị vua Minh hại chết vào năm 1638.
Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Sinh thời, ông là anh hùng chống quân xâm lược nhà Đường trong thế kỷ VII, giành lại độc lập cho dân tộc trong một khoảng thời gian dài.
Khi nghĩa quân Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, viên quan đô hộ Cao Chính Bình của nhà Đường chống cự không nổi, đóng cửa thành cố thủ, sau đó vì sợ hãi, phát bệnh mà chết. Quân Đường bị đánh tan.
Khi biết tin Hoằng Tháo mang 200.000 quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền họp các tướng lại và nói: "Hoằng Thao là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt…, quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được". Quả nhiên sau đó, chỉ bằng một trận đánh trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán.
Di tích lịch sử - văn hóa hiện nay còn ở Đường Lâm gồm Lăng Ngô Quyền, Chùa bà chúa Mía, Đền thờ Phùng Hưng. Trong đó, đền thờ Phùng Hưng và Lăng Ngô Quyền được đặt tại thôn Cam Lâm, còn chùa bà chúa Mía tại thôn Đông Sàng.