Xu thế phát triển lương thực thực phẩm toàn cầu đến năm 2025

Nông nghệp toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn tới do dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu phức tạp, nhu cầu năng lượng gia tăng, nguồn lực khan hiếm, chế độ ăn uống thay đổi, tốc độ đô thị hóa cao và dân số già hóa nhanh.

Nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm toàn cầu và ở các nước đang phát triển

Nghiên cứu nhu cầu những năm sắp tới, các nhà phân tích cho rằng, động lực gia tăng hàng hóa nông sản là do dân số ở các nước đang phát triển gia tăng . Dân số toàn cầu được dự báo sẽ từ 7,4 tỉ (2016) tăng lên 8,1tỉ người (2025) với trên 82,7% sống ở các nước đang phát triển.

Sảm phẩm nông nghiệp

Cùng với dân số gia tăng, thu nhập tăng cao trở thành yếu tố quyết định bổ sung vào mức tiêu thụ thực phẩm của mỗi con người. Gia tăng thu nhập bình quân đầu người liên quan đến thay đổi thói quen tiêu dùng; trước hết, thu nhập cao sẽ chuyển dịch thành nhu cầu calo và sau đó là nhu cầu protein cũng như các chất dinh dưỡng từ rau củ, quả và trái cây nhiều hơn. Xu hướng tiêu dùng này thúc đẩy lượng tiêu thụ đường, dầu, chất béo và thực phẩm chế biến gia tăng. Theo đó , ở nhiều nước đang phát triển cơ cấu tiêu thụ trở nên phức tạp hơn do sự tồn tại đồng thời những người suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng và quá dinh dưỡng. Khác với khu vực chưa phát triển, các nước phát triển có chế độ thực phẩm ổn định hơn với mức thu nhập tăng chậm hơn .Từ xu thế phát triển hiện tại, đến năm 2025, khối lượng tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người ở các nước đang phát triển được dự báo cao nhất, vượt qua mức trung bình của các nước phát triển, trong khi các nước thuộc khu vực cận sa mạc Sahara lại thấp hơn mức này tới 20%,

Trong tiêu thụ thực phẩm toàn cầu, ngũ cốc là thành phần chính trong khẩu phần ăn tính theo đầu người đang có xu hướng giảm nhẹ, chỉ tăng 4,9% tại các nước khu vực cận sa mạc Sahara. Tiêu thụ thịt theo trọng lượng bán lẻ bình quân đầu người ở các nước phát triển ước đạt 69,7 Kg cao hơn 2 lần các nước đang phát triển (32 Kg) và gần 7 lần khu vực cận Sahara (11,3Kg). Tiêu thụ cá bình quân đầu người ở các nước đang phát triển ngoài khu vực Sahara dự báo lên 24,3 Kg cao hơn mức bình quân của các nước phát triển 23,3 Kg. Tương tự, mức tiêu thụ sản phẩm sữa ở các nước đang phát triển (không bao gồm khu vực Sahara) sẽ tăng 21%. Cùng với xu thế gia tăng tiêu thụ thực phẩm, nhu cầu đường và dầu thực vật ở các nước đang phát triển cũng sẽ tăng cao. Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người sẽ từ 20 Kg lên 23Kg, tăng 15% và dầu thực vật khoảng 23,5 Kg

Về tổng thể, việc gia tăng tiêu thụ thịt, cá và sản phẩm sữa sẽ đẫn đến chế độ ăn đa dạng và lượng protein hấp thụ bình quân đầu người cao hơn. Trên quy mô toàn cầu, xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm cùng với thu nhập tăng cao sẽ vượt xu hướng giảm tiêu thụ ở những nước đã có mức tiêu thụ bình quân cao. Trong xu thế gia tăng này, mức tiêu thụ nông sản thực phẩm hàng hóa ở các nước đang phát triển có nhịp độ gia tăng cao hơn so với các nước phát triển. Gia tăng tiêu thụ lương thực bình quân đầu người kết hợp với gia tăng dân số tạo làm tăng tổng thể lượng tiêu thụ lương thực thực phẩm. Ngoài ra, tại những nước phát triển ( như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu) nhu cầu nhiên liệu sinh học cũng là động lực thúc đẩy cách mạng cây trồng.

Xu thế biến động nhu cầu lương thực thực phẩm toàn cầu tác đông mạnh mẽ đến việc tổ chức sản xuất và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp trong tương lai. Động thái này được thể hiện rõ trong xu thế sản xuất và biến động thị trường được dự báo vào năm 2025.

Xu thế phát triển sản xuất nông sản thực phẩm toàn cầu thông qua các khu vực

Trước nhu cầu gia tăng, dữ trữ thấp và biến đỏi khí hậu khó lường; chính sách cải cách kinh tế của nhiều quốc gia đã hướng vào ưu đãi kinh tế, tạo điều kiện thuân lợi để gia tăng sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp dần đi vào ổn định với nhịp độ tăng trưởng bình quân toàn cầu ở mức tăng 2,5%/năm trong thập niên đã qua.

​Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thời gian tới, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều thách thức. Trước xu thế giá nông sản hàng hóa bắt đầu giảm từ nửa đầu thập niên 2010-2020, lượng dự trữ được bổ sung và tăng trưởng chậm lại, các dự báo sản xuất trong nền kinh tế toàn cầu đều theo xu hướng giảm dần, kết quả này gây hệ lụy, làm suy yếu thị trường nông sản đặc biệt đối với những ngành kém hấp dẫn đầu tư và hạn chế tốc độ tăng trưởng. Theo dự báo, sản lượng nông nghiệp chỉ đạt mức tăng bình quân 1,6%/năm và nhiều khả năng sản lượng cây trồng chỉ tăng 1,5% trong thập niên đến 2025.

Khu vực Đông và Nam Á, động lực tăng trưởng toàn cầu

Đông và Nam Á là nơi sản xuất sản phẩm nông nghiệp chiếm tới 40% sản lượng ngũ cốc và thịt, gần 60% dầu thực vật toàn cầu; nhưng ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với những hạn chế về đất, nước và thiếu lao động ngày một gia tăng. Nhờ tăng cường sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản lượng nông nghiệp trong khu vực được dự báo sẽ tăng khoảng 20% trong thập niên tới, Trong đó, ngành chăn nuôi sẽ đóng góp khoảng 40%, trồng trọt 33% và thủy sản 27% vào giá trị gia tăng.

Từ vai trò hàng đầu, nhờ cải thiện năng suất mạnh, khu vực Đông và Nam Á được dự báo tạo ra 89% sản lượng gạo toàn cầu. Tiếp sau gạo, ngô là loại ngũ cốc quan trọng thứ 2 cũng sẽ gia tăng. Đâu tương ở khu vực được dự báo tăng khoảng 30%. Bên cạnh sản xuất bột protein và dầu thực vật từ các loại hạt có dầu, khu vực còn là nơi dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu cọ

Nhu cầu gia tăng nhanh của khu vực về thịt, cá và sữa đặt ra nhiều thách thức đối với ngành chăn nuôi . Sản xuất thịt (chủ yếu là lợn và gia cầm) sẽ tăng 1,8 triệu tấn trong giai đoạn đến 2025,. Sản xuất thủy sản khu vực được dự báo sẽ tiếp tục giữ vai trò thống trị. Nhờ phát triển với tốc độ cao Ấn Độ sẽ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2025.

Châu Mỹ khu vực tăng trưởng hướng vào xuất khẩu

Bắc Mỹ, Mỹ La tinh và vùng Caribe là khu vực chiếm ưu thế trong sản xuất hạt có dầu với tỷ trọng đóng góp tới 90% vào sản lượng hạt có dầu thế giới. Ngoài ra , khu vực còn tạo ra 30% sản lượng ngũ cốc, thịt và sữa tòan cầu.

Ngũ cốc tập trung nhiều ở Bắc Mỹ dẫn đầu là ngô và đậu tương, Hoa Kỳ là nước sản xuất lúa gạo, song lúa mỳ vẫn là một cây trồng quan trọng. Mỹ Latin là nơi có khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp quan trọng trên thế giới với diện tích cây trồng tăng tới 24%. Ở đây, đậu nành là cây chủ lực, mía và bông tiếp tục là nguồn phát triển của nông nghiệp Brazil.

Hoa Kỳ và Brazil là 2 quốc gia sản xuất ethanol lớn trên thế giới, song triển vọng phát triển có sự khác biệt. Brazil sẽ tăng sản lượng thêm 25%, còn Hoa Kỳ lại dự kiến sẽ giảm do nhu cầu trong nước và quốc tế yếu đi.

Hạ Sahara châu Phi, tiềm năng lớn nhưng còn nhiều hạn chế

Do việc mở rộng sản xuất phải nhằm vào củng cố những hạn hạn chế trong quá khứ nên thời gian tới tăng trưởng khu vực có chậm lại, sản xuất nông nghiệp được dự báo sẽ tăng bình quân 2,6%/năm trong thập niên tới.

Đông Âu và Trung Á-nhân tố thúc đẩy sản xuất ngũ cốc toàn càu

Với sản lượng cây trồng gia tăng 42 % trong thập niên trước, khu vực này đã đóng góp tới 10% vào sản lượng ngũ cốc thế giới trong nửa đầu thập kỷ 2010-2020. Do điều kiện thời tiết biến đổi phức tạp, bất ổn sản xuất theo sau đã gây sự không chắc chắn cho thị trường ngũ cốc toàn cầu. Trong giai đoạn đến 2025, nông nghiệp khu vực được dự báo tăng trưởng 13% trong điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển ngũ cốc và cây hướng dương. Tương tự, ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục mở rộng, tổng sản lượng thịt sẽ tăng 3 lần, sản lượng sữa được cải thiện sẽ hỗ trợ cho công nghiệp chế biến phát triển.

Khu vực Tây Âu cấu trúc sản xuất theo xu thế ổn định

Các nước Tây Âu giữ phần đáng kể trong sản xuất nông nghiệp , chiếm 36% sản lượng sữa, 30% nhiên liệu sinh học, 15% thịt và 13% ngũ cốc toàn cầu. Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ, sản xuất cây trồng sẽ chậm lại do nhu cầu tiêu thụ ổn định hoặc giảm nhu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích thu hoạch vào năm 2025 có thể giảm tới 3% với năng suất cây trồng chỉ cải thiện không nhiều khoảng 4% trong cả giai đoạn. Đến năm 2025 sản xuất trong khu vực sẽ tiếp tục tập trung vào các loại ngũ cốc, sản xuất thịt được dự báo sẽ tăng gấp đôi mức tăng của cây trồng với 1,7 triệu tấn thịt (chủ yếu là thịt lợn và gia cầm) gia tăng. Bằng tăng cường và tái cơ cấu ngành sữa, EU sẽ là khu vực mở rộng ngành sản xuất sữa lớn trên thế giới.

Bắc Phi và Trung Đông phát triển trong những khó khăn

Điều kiện tự nhiên thiếu thuận lợi và tình hình chính trị bất ổn ở nhiều nước trong khu vực sẽ cản trở sản xuất nông nghiệp. Do thiếu nguồn nước tưới, sản xuất nông nghiệp của khu vực chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nông nghiệp toàn cầu. Lúa mì là cây trồng chủ yếu, chiếm tới 60% diện tích canh tác khu vực. Xu hướng tích cực được dự báo đối với lúa gạo, cây có củ nhưng đây chỉ là những sản phẩm thứ yếu; Thịt và cá được dự báo sẽ không duy trì được tốc độ tăng trưởng như trong những thập niên trước, sản xuất chỉ có thể tăng 1% mỗi năm, chủ yếu là gia cầm và cừu, Sản xuất sữa sẽ không thay đổi với đầu vào và năng suất thấp. Hầu hết sữa được tiêu thụ ở dạng sản phẩm sữa tươi.

Châu Đại Dương thể hiện vai trò của nhà sản xuất tách biệt

Với đặc điểm sản lượng bình quân đầu người cao, tạo thặng dư lớn cho xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp ở châu Đại Dương mang nét riêng với sản phẩm sữa xuất khẩu chiếm 9% lượng xuất khẩu toàn cầu, thịt và ngũ cốc trên 2%. Trong xu thế chung, châu Đại Dương sẽ phục hồi sản xuất sau đà suy giảm, sản lượng được dự báo sẽ tăng 11% trong giai đoạn tới, Sự gia tăng này chủ yếu đến từ mía và các loại ngũ cốc theo hướng cải thiện năng suất. Do nhu cầu thịt toàn cầu giảm, thế mạnh chăn nuôi xuất khẩu của châu lục đang chậm lại, sản xuất sữa được tiếp tục thúc đẩy bằng cách mở rộng đàn bò chủ yếu dựa vào đồng cỏ. Trong ngành thủy sản, nghề khai thác tiếp tục chiếm ưu thế với tỷ trọng chiếm tới 83% tổng sản lượng thủy sản vào năm 2025.

Thương mại hóa nông sản trong xu thế biến động xuất nhập khẩu toàn cầu

Do tăng trưởng thấp hơn của nền kinh tế toàn cầu và độ co dãn về nhu cầu ở các nước đang phát triển, cùng với nguồn cung, thương mại toàn cầu có xu hướng chậm lại so với trung bình nhiều năm trước. Sự suy giảm được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn đối với các mặt hàng ngũ cốc, sản phẩm từ sữa,thịt và cá. Đối với mặt hàng phi thực phẩm, thương mại ethanol, diesel sinh học được dự báo thu hẹp; riêng bông sẽ phục hồi sau những suy giảm từ nửa cuối thập niên 2010. Nguyên nhân khác của suy giảm được cho là việc áp dụng chính sách bảo hộ thương mại nhiều hơn ở những nước nhập khẩu lớn. Trong khi bảo vệ thương mại nông nghiệp giảm dần ở khối nước OECD, một số nền kinh tế mới nổi lại theo đuổi mục tiêu tự cung cấp và bảo hộ nhập khẩu. Ở mức độ nhất định, xu hướng gia tăng bảo hộ có thể được bù đắp thông qua các hiệp định thương mại khu vực và đa phương thế hệ mới, cho dù các thỏa thuận có thể chuyển hướng thương mại ra khỏi các nước thành viên (NASATI 2017).

Thương mai sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài

Mặc đù thương mại nông sản có xu thế giảm, song xu thế này không gây những thay đổi lớn đối với tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp được giao dịch, nhiều mặt hàng được dự báo không thay đổi đáng kể trong thập niên đến 2025. Theo đó, sữa bột nguyên kem và sữa bột tách kem vẫn là mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất; sản phẩm sữa tươi có tỉ lệ giao dịch thấp nhất không đến 1% sản lượng; dầu thực vật và đậu tương được giao dịch với trên 40% sản lượng trên thị trường thế giới; khoảng 31% sản lượng thủy sản và 80% lượng thịt bò, thịt gia cầm bổ sung sẽ được giao dịch trong năm 2025.

Theo truyền thống, nông sản xuất khẩu thường tập trung ở một số nước có lợi thế sản xuất. xu thé này sẽ còn tiếp tục với những thay đổi mặt hàng cụ thể. Các nhà phân tích dự báo, vào năm 2025, ít nhất 70% tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi mặt hàng có nguồn gốc từ 5 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, 5 quốc gia này chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản thế giới. Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu ngô chính; Ba nước xuất khẩu gạo lớn ( Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam) chiếm trên 65% tổng kim ngạch xuất khẩu; được dự báo đền năm 2025 Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất., Tương tự Brazil sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu đậu nành chính và Ấn Độ là nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới.

Với mức tăng trưởng tiêu thụ cao hơn gia tăng sản xuất ở nhiều nước, nhập khẩu thực phẩm sẽ tiếp tục phân tán trong nhiều quốc gia hơn so với sản xuất. Trung Quốc sẽ là nước nhập khẩu lớn nhiều mặt hàng, chiếm phần lớn thị phần đậu nành, cây có dầu, ngũ cốc thô, bông và sữa bột. Nhập khẩu đậu tương của trung Quốc được dự báo chiếm hơn 65% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu, Quốc gia này cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu bông lớn nhất, đứng trên Bangladesh, Việt Nam và Indonesia,

Là nước sản xuất thịt cừu và thịt lợn lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc phải nhập khẩu lượng lớn 2 thứ thịt này, thịt bò và thịt cừu nhập khẩu của Trung Quốc đã vượt quá mức sản xuất trong nước. Sữa bột và sữa tách kêm có thị trường tiêu thụ lớn ở những nước đang phát triển;Trung Quốc chiếm từ 21% đến 25% thị phần thế giơi. Việt Nam, Algeria và Nigeria được dự báo là những nước nhập khẩu lớn về sữa nguyên kem trong thập niên tới

Trong xu thế biến động cung cầu, dưới tác động của BĐKH và những thay đổi chính sách của các quốc gia, giá cả thị trường nông sản toàn cấu cũng có nhiều thay đổi. Trong ngắn hạn, kết hợp dự trữ toàn cầu được tái lập và nhu cầu tăng chậm khiến giá gạo, lúa mì và ngũ cốc thô ít biến động; giá ngô không giảm sau khi giảm mạnh trong năm 2015.

Trong trung hạn, các nhà phân tích dự báo, giá cả các loại ngũ cốc đi theo xu hướng tăng khiêm tốn do nhu cầu thức ăn chăn nuôi gia tăng; giá đường ổn định; giá các loại thực phẩm giàu đạm tăng nhanh hơn so với dầu thực vật. Do nhu cầu protein thực phẩm tăng mạnh làm gia tăng sản xuất sữa và chăn nuôi không nhai lại, đòi hỏi phải cung cấp thêm nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao hơn. Cúng với giá thực phẩm chăn nuôi gia tăng,việc hạn chế khai thác thủy sản so với nuôi trồng khiến giá trung bình cho đánh bắt trong tự nhiên cũng sẽ cao hơn,

Đối với nông sản phi thự phẩm, giá ethanol được dự báo tăng nhanh hơn so với hầu hết các mặt hàng nông sản khác. Tuy nhiên, áp lực gia tăng sẽ được khống chế bởi nhu cầu nhập khẩu toàn cầu khiêm tốn và tiềm năng xuất khẩu mạnh của Hoa Kỳ và Brazil. Mặt khác giá dầu diesel sinh học liên quan mật thiết với giá dầu thực vật và chính sách hỗ trợ của các chính phủ. Lượng bông tồn kho trên thế giới đạt mức trên 80% lượng tiêu thụ hàng năm trong nửa cuối thập niên đến 2020, nên dự báo giá giảm; mặt khác sự gia tăng giá bông còn bị hạn chế bởi bởi khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sợi nhân tạo.

Trong xu thế biến động của thị trường nông sản toàn cầu, giá cả có vai trò cung cấp hướng dẫn thị trường. Việc chuyển tải những tín hiệu này dến người sản xuất và người tiêu dùng ảnh hưởng tới những quyết định thị trường, phụ thuộc vào sự tích hợp của thị trường thế giới và từng quốc gia.

Xu hướng giá thực tế của hàng hóa nông sản phụ thuộc vào tình trạng cung cầu cụ thể của từng khu vực. Trên 100 năm qua, giá lúa mì thế giới đã giảm trung bình hàng năm 1,5% theo giá thực tế. Giá ngũ cốc được dự báo giảm theo giá trị thực, giá thịt sẽ giảm nhẹ do nhu cấu tăng trưởng chậm hơn. Nhu cầu mạnh mẽ hơn của những sản phẩm về sữa sẽ đẩy giá lên trong những năm sắp tới. Thực tiễn diễn ra của những vấn đề trên đây la những xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của thị trường hàng hóa nông sản thực phẩm trong giai đoạn tới./.

TS Lê Thành Ý(Tổng hợp)