Năm 2021, xuất khẩu điều hướng đích 4 tỷ USD. (Nguồn: hatdieubinhphuoc.net) |
Anh tiếp tục dành ưu đãi GSP cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, theo thông báo chính thức của Chính phủ Vương quốc Anh (UK), Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách các nước thụ hưởng ưu đãi thuế quan GSP của UK. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang UK được hưởng thuế quan ưu đãi GSP khi doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình C/O mẫu A theo quy định.
UK chỉ chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế REX được phát hành trước ngày 1/1/2021 đối với hàng hóa nhập khẩu vào UK trong vòng 12 tháng kể từ sau ngày 31/12/2020.
Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là cơ chế ưu đãi đơn phương dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn. Trong những năm qua, Liên minh châu Âu (trong đó có Vương quốc Anh - UK) đã dành cơ chế này cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ chế này để mở rộng thị trường tại EU.
Năm 2021, xuất khẩu điều hướng đích 4 tỷ USD
Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, năm 2020 là năm nhiều biến động, đặc biệt khó khăn không chỉ với ngành điều mà với kinh tế, xã hội toàn cầu do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ điều không thay đổi nhiều, sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá sản phẩm lại sụt giảm 2-3%.
Trước diễn biến của dịch bệnh, Hiệp hội điều đã họp lại và phân tích tình hình. Từ đó tổng hợp, phân tích thông tin cho doanh nghiệp để doanh nghiệp an tâm sản xuất, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo sản xuất, xuất khẩu. Nhờ đó, trong năm 2020, các doanh nghiệp đã tổ chức được sản xuất, nhập khẩu xuất khẩu đúng theo kế hoạch, các hợp đồng của doanh nghiệp đã ký đều giao được đầy đủ.
Cùng với đó, các Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước như EVFTA, RCEP… được ký kết và đi vào thực thi cũng đem lại những thuận lợi nhất định đối với ngành điều. Tính đến hết tháng 11/2020, xuất khẩu điều đạt 468.744 tấn với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD. Dự kiến hết năm 2020, xuất khẩu điều sẽ đạt 500 nghìn tấn, tương đương giá trị 3,15 tỷ USD, tăng 11% về lượng, song giảm 0,2% về giá trị so với mục tiêu đề ra.
Theo ông Đông, 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn khó khăn với ngành. Nửa cuối năm 2021, tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể sẽ được kiểm soát, từ đó việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Hiện tại, các doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng cho quý I/2021.
“Về giá điều và nguồn nguyên liệu thì năm 2021 sẽ không có biến động nhiều. Sản lượng ổn định sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Do vậy, năm 2021 chúng tôi tiếp tục chủ trương giữ nguyên số lượng, tăng chất lượng, điều chỉnh giá theo hướng cao hơn. Mục tiêu năm 2021 xuất khẩu điều sẽ đạt 4 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020”, ông Đông nhấn mạnh.
C/O mẫu EUR.1 chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ Công Thương, sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11/2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu nông sản đạt 50 tỷ USD vào năm 2025
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD và đạt 60-62 tỷ USD vào năm 2030.
Đây là mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đưa ra trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030".
Theo Bộ NN&PTNT, trong thành tựu xuất khẩu của cả nước, ngành nông nghiệp đã góp phần rất lớn, là ngành duy nhất liên tục duy trì xuất siêu Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản.
Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, xuất khẩu nông lâm thủy sản của việt Nam còn tồn tại một số điểm hạn chế như: xuất khẩu chủ yếu tăng về lượng, tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và giá trị gia tăng chưa cao, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các nhóm mặt hàng chính tại một số thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản... đặc biệt là thị trường Trung Quốc, vẫn tồn tại các lô hàng xuất khẩu chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường quốc tế.
Do đó, Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 là rất cần thiết trong thực tiễn, nhằm đạt được các mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông lâm thủy sản và thực phẩm với chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản và thực phẩm toàn cầu.
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 22 tỷ USD, lâm sản đạt từ 13,5-14 tỷ USD, thủy sản đạt 12,5 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1- 1,5 tỷ USD, mặt hàng khác đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD.
Khoảng 20% sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc, khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản qua chế biến và chế biến sâu.
Đến năm 2030, đạt khoảng 60-62 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3-4 tỷ USD, mặt hàng khác đạt khoảng 2 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm, khoảng 40% sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc, khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm gần 30%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 11, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm 29,3% so với tháng 10.
Tình hình ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu Trung Quốc để chờ lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã làm hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này ngưng trệ.
Tính đến hết tháng 11, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đạt 484,8 triệu USD, chiếm 35,7% tổng xuất khẩu cá tra, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường bị ảnh hưởng lớn.
11 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,35 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ngoài Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc), giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 218,3 triệu USD, tăng 4,8%; giá trị xuất khẩu sang Anh đạt 60,15 triệu USD, tăng 48,1% và Singapore đạt 31,4 triệu USD, tăng 14,1%.
Còn lại, giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác vẫn chìm trong mức tăng trưởng âm.
Tin bất động sản ngày 1/1: Điều kiện để xây nhà trên đất không sổ đỏ; hạ tầng TP. Thủ Đức quá tải; cẩn trọng khi giá đất Hà Nội tăng TGVN. Điều kiện để xây nhà ở trên đất không sổ đỏ, hạ tầng TP. Thủ Đức có nguy cơ quá tải, cẩn trọng khi ... |
Kinh tế Việt Nam 2021: Khi toàn dân và doanh nghiệp 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu' TGVN. Thủ tướng kêu gọi toàn dân, các doanh nghiệp hãy “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nâng cao năng suất, từ đó ... |
Truyền thông quốc tế tìm lời giải cho ‘ngọn hải đăng’ Việt Nam, 'điều thần kỳ’ châu Á năm 2020 TGVN. Sự kiên cường giữa đại dịch đã giúp nâng cao vị thế của Việt Nam như một đối tác thương mại lớn và tiếp ... |