Bùng nổ của ngành phim chiếu rạp: Được và mất của điện ảnh Việt

Rạp chiếu phim hiện nay đang là điểm đến giải trí của của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó sự ra đời của các thể loại phim 3D, 4D, IMAX… càng tăng thêm sự thu hút của các tín đồ phim ảnh cũng như thúc đẩy trào lưu xem phim rạp phát triển mạnh mẽ..

Một phân cảnh trong phim Mắt biếc. Ảnh internet

Sau khi Luật Điện ảnh ra đời năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, điện ảnh Việt Nam đã có bước tiến mới. Không chỉ vậy, khi thu nhập trung bình của người dân tăng và mức sống được cải thiện lớn, người dân Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các hoạt động giải trí từng được coi là xa xỉ. Trong số đó, xem phim chiếu rạp trở thành một lựa chọn phổ biến dành cho việc giải trí.

Tận dụng xu hướng này, ngành phim chiếu rạp tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và vẫn đang trong quá trình tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Chủ đề đa dạng, doanh thu cao, nhưng chất lượng nội dung còn hạn chế

Năm vừa qua có thể kể đến rất nhiều bộ phim đạt được thành tích đột phá, để lại nhiều dâu ấn cho điện ảnh Việt Nam như Hai Phượng, Mắt biếc, Cua lại vợ bầu, Chị chị em em,…

Thu được thành công vang dội ở thị trường nội địa lẫn nước ngoài, “Hai Phượng” là tác phẩm điện ảnh nổi bật nhất trong năm qua của thị trường phim Việt. Ra mắt vào tháng 2/2019, bộ phim ngay lập tức gây ấn tượng với khản giả bằng những pha hành động đẹp mắt, gay cấn cùng diễn xuất đầy thuyết phục của “đả nữ” Ngô Thanh Vân.

Đây chính là điểm cộng giúp "Hai Phượng" nhanh chóng đạt doanh thu phòng vé "khủng" tại các phòng vé trong nước và quốc tế như Mỹ, Canada. Sau 4 tuần công chiếu, bộ phim của Ngô Thanh Vân đã thu về 200 tỷ đồng và trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử Việt Nam. Hai Phượng đã được đem ra công chiếu tại Mỹ, Trung Quốc, Canada và nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình cả trong và ngoài nước. Tác phẩm đại diện Việt Nam tham gia tranh cử hạng mục phim quốc tế tại Oscar 2020, đồng thời đoạt giải Bông Sen Bạc ở LHP Việt Nam vừa qua.

Mặc dù đạt được nhiều thành tích nhưng phim vẫn có khá nhiều hạt sạn về mặt logic nội dung, và tập trung quá nhiều vào nữ chính đến nỗi dàn nhân vật phụ trở nên cực kỳ đáng quên.

Hai Phượng. Ảnh internet

“Chị chị em em”, “Mắt biếc” cũng được đánh giá là một trong các một phim gây được sức hút phòng vé. Khai thác đề tài tiểu tam, ngoại tình, đồng tình mới mẻ nhưng lại đang có sức nóng trong xã hội ngày nay, tác phẩm đầu tay của đạo diễn Kathy Uyên đã phần nào đáp ứng được thị hiếu của khán giả. Bộ ba diễn viên Thanh Hằng, Chi Pu, Lãnh Thanh đã góp phần không nhỏ tạo nên một “Chị chị em em” đầy kịch tính, mỹ mãn nhưng cũng không kém phần xúc động. Tác phẩm mang về doanh thu đc 40 tỷ đồng.

Chị chị em em. Ảnh internet

Là ứng cử viên sáng giá, một tác phẩm mong đợi nhất cuối năm 2019, dù phải đối mặt trức tiếp với “Chị chị em em” nhưng “Mắt biếc” cũng đã cho thấy sức hút đặc biệt của mình Bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, kể về câu chuyện tình si của Ngạnvới cô bạn Hà Lan trên màn ảnh rộng. Những thước phim chỉn chu cả về âm thanh lẫn màu sắc khiến khán giả bị mê hoặc hoàn toàn. Sau ba ngày chiếu chính thức và tạo nên cơn sốt trên khắp cả nước, “Mắt biếc” chạm mốc 50 tỷ đồng và trở thành phim Việt cán mốc này nhanh nhất trong lịch sử. 

Mắt biếc. Ảnh internet

Tuy vậy, các bộ phim ra mắt đầu năm 2020 đạt được thành công về mặt doanh thu nhưng lại buồn về mặt nội dung, khiến nhiều người không khỏi thất vọng về chất lượng phim.

Đại thắng với doanh thu 165 tỷ đồng sau 2 tuần công chiếu “Gái già lắm chiêu 3” là dự án điện ảnh do Bảo Nhân và Nam Cito đạo diễn. Bộ phim được dàn dựng theo thể loại chick-flick, dòng phim hài hước pha chất lãng mạn. Tiếp nối Gái Già 2 (2018), lần này, ms.Q cùng “phi công” trẻ Jack trở về cố đô ra mắt mẹ chồng bàn chuyện sính lễ. Với bản tính ương ngạnh vốn có, ms.Q không hề được lòng bà mẹ vốn kĩ tính chi li. Huống chi, người mẹ chồng thuở quá khứ cũng từng là một quý bà đầy quyền lực, hơn hẳn ms.Q của bây giờ.

Để mai tính. Ảnh internet

Với những khung hình xa hoa lộng lẫy, những cảnh quay đậm chất Huế, khán giả háo hức mong chờ một tác phẩm đầy sự drama của gia đình trâm anh thế phiệt. Tuy vậy, cái kết của phim đã tạo nên sự hụt hẫng ít nhiều, những bất hòa chưa được giải quyết một cách thấu đáo về một mối mà chưa thuận theo sự phát triển của tâm lý nhân vật. Cách gỡ nút thắt giữa hai quan niệm sống của hai thế hệ nghệ sĩ: Tuyết Mai và Ms.Q chưa được tinh tế và quá dễ dàng nên không khỏi đem đến cho khán giả cảm giác bị hụt hẫng.

Những tín hiệu tích cực của điện ảnh Việt

Điện ảnh Việt Nam chưa có thời gian phát triển dài nhưng đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực bằng một số phim để lại dấu ấn cho liên hoan phim thế giới. Bên cạnh những phim vượt trội về chất lượng và doanh thu, năm thị trường cũng ghi nhận tín hiệu tích cực là số phim dở và thảm họa đã giảm so với các năm trước. Vì vậy việc xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập đang ngày càng được chú trọng, nâng cao.

Năm 2010 chính là bước khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh nước nhà. Mặc dù số lượng phim còn ít ỏi nhưng nhiều tác phẩm vẫn đem lại nguồn doanh thu tốt như “Để mai tính”, “Cánh đồng bất tận”... Từ đây, số lượng phim Việt tăng đều qua từng năm và vượt mốc, doanh thu phòng vé theo đó cũng có sự phát triển mạnh mẽ. 

Không chỉ vậy các dòng phim chuyển thể của Việt Nam cũng ngày càng được ưa chuộng. Sau khi “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (2015) đã thu về hơn 77 tỷ đồng. Từ đây, các tác phẩm chuyển thể văn học của Việt Nam bắt đầu được ưa chuộng hơn. Bằng chứng là Cô gái đến từ hôm qua đạt doanh thu 70 tỷ đồng, còn Mắt biếc cũng vượt qua cột mốc 100 tỷ đồng. Sắp tới, bộ truyện tranh nổi tiếng Thần đồng đất Việt sẽ bước lên màn ảnh rộng với tựa đề Trạng Tí (2020).

Có tiềm năng lớn như vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngành điện ảnh Việt Nam đã thu hút được sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc. Hiện tại, cụm rạp CGV (hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005) và Lotte Cinema (hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008) là những công ty dẫn đầu thị trường.

Tuy nhiên, trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 40 - 45 phim Việt ra rạp, một con số quá khiêm tốn so với phim nước ngoài và chỉ chiếm 20 - 30% thị phần về doanh thu.Điều đáng nói, số lượng phim nghệ thuật, giới hạn độ tuổi  ra rạp mỗi năm lại càng ít ỏi. Không chỉ vậy, với những dòng phim này, nhà làm phim gặp rất nhiều khó khăn để đưa ra rạp công chiếu. Đây cũng chính là câu hỏi đặt ra cho điện ảnh Việt Nam trong thời gian tới.

 

Chú thích: Một số thông tin được lấy từ nguồn internet, báo Thanh Niên