Ngày 28/7/1900, Vua Italia Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng. Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chính phủ bắn chết. Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm 2 người chết ở những nơi khác nhau.Vào năm 1944, vài ngày trước khi quân đồng minh đổ bộ lên Normandy, trên tờ Daily Telegraph ở Anh có in một trò đoán ô chữ “vô hại”, nhưng đáp án của nó là mã của chiến dịch mấu chốt trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2 - thậm chí cả tên của chiến dịch nhảy dù Overlord. Tình báo Anh đã phải sửng sốt: chiến dịch có thể sẽ hoàn toàn đổ vỡ. Tuy nhiên, người ta tìm hiểu được là các ô chữ này do một thầy giáo phổ thông không liên quan gì tới vấn đề quân sự lập ra.Vào năm 1896, nhà văn viễn tưởng Morgan Robertson đã xuất bản ở London cuốn tiểu thuyết “Cái chết của “Titan” về chuyến đầu tiên và cũng là cuối cùng của chiếc tàu thủy chở khách lớn nhất thế giới, đã lâm nạn vì đụng vào núi băng trôi. Chiếc tàu hư cấu “Titan” và chiếc “Titanic” có trên thực tế, bị chìm vào năm 1912, giống nhau cả về vẻ ngoài và các điểm đặc trưng của tàu, thậm chí giống cả về số nạn nhân. Chiếc “Titan” được viết trong sách cũng lâm nạn vào tháng 4 năm 1912...Ngày 6/8/1978, vào 21h40 chiếc đồng hồ báo thức yêu thích của Giáo hoàng Paolo VI bỗng nhiên rung chuông. Nó đã hoạt động suốt 55 năm mà không hỏng hóc gì và vẫn được đặt vào 6h sáng, nhưng chính vào thời điểm đó chủ nhân của nó đã kết thúc cuộc sống trên thế gian.Nghệ sĩ nổi tiếng Antony Hopkings, khi nhận vai trong phim “Những cô gái ở đường Petrovka”, đã không sao tìm mua được cuốn tiểu thuyết này, nhưng ông lại nhặt được trên chiếc ghế ngoài đường chính cuốn sách như vậy với lời đề tặng của tác giả dành cho đạo diễn phim.Làm sao có thể giải thích sự trùng hợp ngẫu nhiên số phận bi thảm của các tổng thống (TT) Mỹ được bầu lên trong những năm có số kết thúc bằng số không? Các TT Lincoln (1860), Garfield (1880), McKinley (1900), Kennedy (1960) đều bị giết, Harrison (1840) chết vì viêm phổi, Roosevelt (1940) chết vì viêm tủy xám, Harding (1920) bị nhồi máu nặng. TT Reagan bị mưu sát vào năm 1980. Trong năm 2000 ông Bush bước vào Nhà Trắng. Số phận đã bảo vệ bản thân ông, nhưng chính trong thời gian ông cầm quyền, tại Mỹ đã xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 khủng khiếp nhất trong lịch sử.
6 sự kiện trùng hợp bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải
Hoàng Diệu Ly
26/05/2020
Trong cuộc đời của những nhà duy vật nổi tiếng có những sự trùng hợp khó tin và không thể giải thích được, khi đó một cách tự nhiên người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh bí ẩn của số phận.
Ngày 28/7/1900, Vua Italia Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng. Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chính phủ bắn chết. Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm 2 người chết ở những nơi khác nhau.
Vào năm 1944, vài ngày trước khi quân đồng minh đổ bộ lên Normandy, trên tờ Daily Telegraph ở Anh có in một trò đoán ô chữ “vô hại”, nhưng đáp án của nó là mã của chiến dịch mấu chốt trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2 - thậm chí cả tên của chiến dịch nhảy dù Overlord. Tình báo Anh đã phải sửng sốt: chiến dịch có thể sẽ hoàn toàn đổ vỡ. Tuy nhiên, người ta tìm hiểu được là các ô chữ này do một thầy giáo phổ thông không liên quan gì tới vấn đề quân sự lập ra.
Vào năm 1896, nhà văn viễn tưởng Morgan Robertson đã xuất bản ở London cuốn tiểu thuyết “Cái chết của “Titan” về chuyến đầu tiên và cũng là cuối cùng của chiếc tàu thủy chở khách lớn nhất thế giới, đã lâm nạn vì đụng vào núi băng trôi. Chiếc tàu hư cấu “Titan” và chiếc “Titanic” có trên thực tế, bị chìm vào năm 1912, giống nhau cả về vẻ ngoài và các điểm đặc trưng của tàu, thậm chí giống cả về số nạn nhân. Chiếc “Titan” được viết trong sách cũng lâm nạn vào tháng 4 năm 1912...
Ngày 6/8/1978, vào 21h40 chiếc đồng hồ báo thức yêu thích của Giáo hoàng Paolo VI bỗng nhiên rung chuông. Nó đã hoạt động suốt 55 năm mà không hỏng hóc gì và vẫn được đặt vào 6h sáng, nhưng chính vào thời điểm đó chủ nhân của nó đã kết thúc cuộc sống trên thế gian.
Nghệ sĩ nổi tiếng Antony Hopkings, khi nhận vai trong phim “Những cô gái ở đường Petrovka”, đã không sao tìm mua được cuốn tiểu thuyết này, nhưng ông lại nhặt được trên chiếc ghế ngoài đường chính cuốn sách như vậy với lời đề tặng của tác giả dành cho đạo diễn phim.
Làm sao có thể giải thích sự trùng hợp ngẫu nhiên số phận bi thảm của các tổng thống (TT) Mỹ được bầu lên trong những năm có số kết thúc bằng số không? Các TT Lincoln (1860), Garfield (1880), McKinley (1900), Kennedy (1960) đều bị giết, Harrison (1840) chết vì viêm phổi, Roosevelt (1940) chết vì viêm tủy xám, Harding (1920) bị nhồi máu nặng. TT Reagan bị mưu sát vào năm 1980. Trong năm 2000 ông Bush bước vào Nhà Trắng. Số phận đã bảo vệ bản thân ông, nhưng chính trong thời gian ông cầm quyền, tại Mỹ đã xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 khủng khiếp nhất trong lịch sử.