Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu 8 phương pháp học hiệu quả khi lên Cao đẳng nhé.
1. Chăm chỉ đi học, nghe giảng
Khác với thời còn ngồi trên ghế nhà trường, khi lên Cao đẳng thì sẽ không có chuyện giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn “phạt” hay gọi điện về cho gia đình khi bạn “cúp” tiết. Điều này mô hình chung đã làm cho một số sinh viên thờ ơ, không chú tâm vào những tiết học của mình, kéo theo đó là dẫn đến việc cúp, xin nghỉ tiết liên tục, qua đó bỏ qua biết bao nhiêu là những kiến thức, những bài giảng bổ ích. Chính vì thế, việc tập trung khi ở trên giảng đường là việc vô cùng cần thiết. Bạn không cần phải ghi chép hết những gì giáo viên giảng, thay vào đó hãy cố gắng ghi những ý chính, những kiến thức nền tảng vào vở hay notebook, qua đó khiến quá trình ôn thi kết thúc môn của bạn trở nên nhàn hạ hơn rất nhiều.
2. Xác định rõ mục tiêu, định hướng trong khi học cũng như sau khi tốt nghiệp
Nếu coi cuộc đời như một trò chơi thì khi bước vào cánh cửa Cao đẳng, bạn không chỉ là những tân binh chân ướt chân ráo mới bước vào đời nữa, thay vào đó là những người đã có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như định hướng sau này cho cuộc đời mình. Ở giai đoạn này, chúng ta không còn có thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình nữa. Đã bước chân vào cánh cửa Cao đẳng, chỉ khi xác định được mục tiêu, biết mình học cho ai để làm gì và vì điều gì thì lúc đó chúng ta sẽ tự khắc có động lực, cũng như tự tạo ra kế hoạch để tiếp tục tiến bước trên con đường đời của mình. Tuy rằng có thể kế hoạch đó không hoàn hảo, và thậm chí ta còn có thể gặp rất nhiều chông gai nhưng chính những thứ đó mới giúp chúng ta trưởng thành và ngày một hoàn thiện bản thân. Không cần phải là một thứ gì đó quá cao xa, chỉ cần đặt ra những mục tiêu đơn giản như: đạt được bao nhiêu điểm, học được những kỹ năng gì, tham gia những hoạt động nào,…
3. Sở hữu đầy đủ giáo trình cũng như những kiến thức bổ sung
Đối với sinh viên, vở là thứ chưa chắc bạn cần đến nhưng thứ chắc chắn thứ không thể thiếu đối với bạn là các giáo trình của những môn học. Việc take note cũng như nghiên cứu kĩ cũng như chuyên sâu hơn một vấn đề mà giảng viên đã trình bày trong sách sẽ giúp não bộ của bạn nhớ lâu hơn, qua đó khiến quá trình ôn tập sẽ ngày càng trở nên dễ dàng. Ngoài ra, bổ sung sách tham khảo cũng là một lựa chọn không tồi. Chắc các bạn cũng như bản thân tôi ở đây hoàn toàn hiểu được rằng, kiến thức cũng như lỗ thỏ, càng đào sâu vào thì ta sẽ càng thấy “cái lỗ” đó sâu đến nhường nào. Qua đó, thấy được chúng ta nhỏ bé ra sao để càng phải phấn đấu, nỗ lực để tìm tòi và học hỏi những tri thức quý giá đó.
4. Phân chia thời gian biểu hợp lý cho từng môn học ngoài giờ học trên lớp
Tùy vào mỗi ngành nghề mà các sinh viên sẽ có thời gian học tập khác nhau, tuy nhiên thì nhiều hay ít họ vẫn sẽ có thời gian trống tiết. Đây là một khoảng thời gian tuyệt vời để bạn có thể họp nhóm, cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc này thậm chí còn giúp ích rất nhiều cho chính bản thân bạn sau này, khi đã ra trường và xin việc. Nếu bạn biết cách tận dụng thời gian hợp lý, bạn sẽ có thể hoàn tất gần như mọi công việc được giao, cũng như dư ra khá nhiều thời gian rảnh, cũng như trở nên năng động hơn. Còn nếu bạn không có một trình tự rõ ràng, làm việc theo cảm tính nhất thời thì dù bạn có bao nhiêu thời gian rảnh cũng chưa chắc bạn có thể hoàn thành được những công việc được giao.
Có lẽ đến đây bài viết cũng đã dài rồi. Để không làm tốn thời gian của bạn đọc thêm nữa, tôi nghĩ là ta nên để những cách còn lại cho số lần sau. Chân thành cảm ơn bạn, người đọc vì đã đọc đến cuối bài viết này. Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở bài chia sẻ tiếp theo nhé!