Bị chỉ trích vì những lời phát biểu không thuộc quy định tiền tệ và người khác cho là ủng hộ quá nhiều những quy định của Tổng thống George W Bush dẫn đến bong bóng tài sản tại nước Mỹ vào thập niên 2000. Tuy nhiên, Greenspan vẫn được coi là chuyên gia đứng đầu về điều tiết kinh tế và tiền tệ Mỹ, còn nhiều ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Đi lên từ bàn tay trắng, trở thành người nổi tiếng, thông lĩnh nền kinh tế của một cường quốc số 1 thế giới tới 2 thập kỷ, trải qua nhiều đời tổng thống Alan Greenspan luôn được tín nhiệm cao, đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho các thế hệ đời sau. Bài viết tổng hợp những nét cơ bản về cuộc đời của nhà kinh tế lỗi lạc này
Từ cuộc đời một đứa trẻ Do Thái chơi nhạc rong…
Alan Greenspan sinh ra tại thành phố New York- Mỹ vào ngày 6 tháng 3 năm 1926 trong một gia đình Do Thái nghèo, người cha là một giao dịch viên chứng khoán. Khác với nhiều người ở vị trí quyền lực tương tự, Alan Greenspan không xuất thân từ gia đình giàu có hay danh giá, nhưng những gì ông đạt được lại là cả một quá trình nỗ lực hết mình của chính bản thân.
Không như người Do Thái có khả năng kinh doanh, gia đình Alan Greenspan chỉ là những thợ nghèo; Cậu bé Alan lớn lên vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế với nhiều doanh nghiệp, công ty phá sản và gia đình Greenspan cũng bị vạ lây với số cổ phiếu mà người cha mua được tuy ít ỏi, nhưng cũng trở thành một mớ giấy lộn.
Mô tả về các gia đình trong khu phố thời thơ ấu phải vật lộn với cuộc sống khi đại khủng hoảng diễn ra trong những năm 1930 và đầu thập kỷ 1940, Alan Greenspan ghi lại “…họ phải làm việc hoặc sẽ chết đói…”. Do cha mẹ ly dị nên Greenspan ít có cơ hội gặp cha, ông đã trải qua một tuổi thơ gần như cô độc vì người mẹ phải làm việc suốt cả ngày đêm, “Tôi gần như luôn ở một mình”, ông từng chia sẻ trong phỏng vấn đặc biệt với chủ đề “Giấc mơ Mỹ: New York”. Theo đó, ông là một trong 5 công dân New York nổi bật nhất vì đã vượt qua nghịch cảnh và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Sự nghiệp, tài năng và trải nghiệm sống của ông là duy trì niềm đam mê và phát triển tài năng cho các thế hệ mai sau.Niềm đam mê ấy đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công, thậm chí vượt xa niềm mong đợi lớn nhất của chính mình.
Ngày nhỏ, Alan Greenspan học hành thông minh. nổi tiếng giỏi toán. Alan xử lí những con số, giải các bài tính khó với niềm đam mê của cả tuổi thơ; bên cạnh đó, cậu được biết đến là người rất yêu âm nhạc. Từng là một thiếu niên học hành tốt nhưng không thích làm bài tập về nhà, Alan đã dồn nhiều thời gian cho niềm đam mê âm nhạc. Sau khi hoàn thành bậc trung học, Alan hoãn học đại học để tham gia một ban nhạc jazz swing. Vào những năm này, A.Greenspan từng kiếm sống bằng những đồng tiền đầu tiên từ chơi nhạc. Trông anhgiống như một lãng tử chuyên thổi kèn saxophone cho ban nhạc rong ngoài đường phố.
Người ta tưởng rằng Alan Greenspan sẽ theo nghiệp nghệ sĩ, nhưng năm 1945, anh đăng ký học chuyên ngành khoa học kinh tế tại trường Tổng hợp New York. Alan Greenspan học giỏi và học rất nhanh. Anh nhận bằng Bachelor năm 1948, rồi bằng Master năm 1950. Vào năm 1977, Alan Greenspan hoàn thành luận án Tiến sĩ về khoa học kinh tế cũng tại trường Đại học Tổng hợp New York.
Đến vai trò của người nắm giữ huyết mạch kinh tế Mỹ trong 20 năm
Bắt đầu sự nghiệp, năm 1950 Alan Greenspan làm chuyên viên tư vấn tài chính cho một công ty đầu tư tại khu Mahattan nổi tiếng. Ba năm sau, khi đã có kinh nghiệm thực tế, anh ra kinh doanh riêng. Năm 1953, Alan Greenspan cùng với người bạn thân là William Townsend thành lập công ty tư vấn doanh nghiệp mang tên "Townsend & Greenspan Company".
Năm 1958, đối tác đồng hành Townsend đột ngột từ trần và Alan Greenspan trực tiếp giữ vai trò Chủ tịch công ty. Sau gần 20 năm trực tiếp kinh doanh, ông không chỉ kiếm được tiền mà đã thành danh thực sự. Bằng những nỗ lực không ngừng, Greenspan đã xây dựng cho mình một thương hiệu của tư vấn cao cấp. "Townsend & Greenspan Company" trở thành tập đoàn tư vấn nổi tiếng, còn Chủ tịch Alan Greenspan được công nhận là một chuyên gia tư vấn bậc thầy về các vấn đề kinh tế và kinh doanh. Từ năm 1974 đến 1977, Alan Greenspan được mời làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế Quốc gia dưới thời Tổng thống Richard Nixon và ngay sau đó là Tổng thống Gerald Ford (Sài gòn giải phóng 2021).
Bên cạnh những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, ba năm làm cố vấn kinh tế Quốc gia đã giúp cho Greenspan tiếp cận được nhiều hơn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Từ thời gian này, Alan Greenspan bắt đầu có được vị trí và uy tín nhất định trong chính trường, khi bàn đến các vấn đề chính sách kinh tế.
Từ năm 1981 đến 1983, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Alan Greenspan được bổ nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Cải cách An ninh Xã hội Quốc gia. Đến năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED và trở thành người có quyền uy lớn về kinh tế không chỉ đối với nước Mỹ mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Là người có bề dầy thực tiễn kinh doanh, Alan Greenspan đã giải quyết nhiều vấn đề bằng thực tiễn chứ không hề giáo điều, nặng về lý luận. Làm Chủ tịch FED chưa được vài tháng, ông đã chịu thử thách đầu tiên với cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán cuối năm 1987 và đã vượt qua. Trong khi các nhà quản lý vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ khác phải tìm ra cơ sở lý luận cho các quyết định của mình, thì Greenspan lại có triết lí và phong cách giải quyết hoàn toàn khác. Với ông, diễn biến thị trường là quan trọng và thực tế là trên hết. Đã không hiếm lần, khi các nhà kinh tế và nhiều nhà khoa học còn đang tranh luận dữ dội về chính sách này hay giải pháp khác thì Alan Greenspan đã cho ra đời những quyết định từ rất sớm.
Ông là người quyết đoán và sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình. Triết lí điều hành thiên về thông tin thực tiễn của Greenspan không phải luôn nhận được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, nhưng giới kinh doanh tài chính trên thị trường Mỹ và thế giới lại rất hâm mộ.
Dưới sự lãnh đạo của Greenspan, FED đã khẳng định một cách thuyết phục và mạnh mẽ về sự độc lập cần thiết của cơ quan quản lý tiền tệ Quốc gia đối với Chính phủ. Ở vị trí Chủ tịch FED, Alan Greenspan đã trải qua tới 4 đời Tổng thống Ronald Reagan, George Bush cha đến Bill Clinton và Bush con. Dù có quan điểm chính trị và kinh tế có khác nhau, nhưng tất cả các Tổng thống đều chấp nhận Alan Greenspan và đường lối quản lý, chính sách tiền tệ của ông, Cả hai đảng đối lập Cộng hoà và Dân chủ đều có sự tin tưởng rất cao vào những quyết sách về tiền tệ và quản lý kinh tế vĩ mô của Alan Greenspan.
Mặc dù mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED, nhưng năm 1989 Alan Greenspan đã kiên quyết thực hiện chính sách lãi suất của mình, bất chấp sự phản đối công khai của Tổng thống George Bush.Đánh giá về Alan Greenspan, các nhà nghiên cứu tiền tệ hàng đầu và nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng đã phải ngạc nhiên và khâm phục khả năng cảm nhận tinh tế của ông khi ra các quyết định về tiền tệ. Thậm chí, Allan Meltzer còn khẳng định "Alan Greenspan rõ ràng là Chủ tịch FED xuất sắc nhất của Mỹ trong mọi thời đại".
Vào năm 1997, khi nền kinh tế Châu Á lâm và khủng hoảng tài chính và tác động đến toàn thế giới, Greenspan là người đã quyết định hạ lãi suất cơ bản tại Mỹ xuống mức thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại. Đến năm 1999, khi tình hình tế toàn cầu đã ổn định hơn, Greenspan lại quyết định tăng mạnh lãi suất, nhằm đối phó với rủi ro lạm phát và khủng hoảng kinh tế như đã từng xảy ra. Tuy nhiên, vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và sự sụp đổ của thị trường bóng bóng dotcom đã buộc nhà lãnh đạo này phải hạ lãi suất và tung tiền ra thị trường để đảm bảo ổn định hệ thống tài chính nước Mỹ. Những năm sau đó, FED đã thực hiện chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng trên thị trường, mức lãi suất này thậm chí đã giảm xuống 1% vào năm 2004.
Số liệu thống kê cho thấy, từ khi Alan Greenspan nhậm chức (1987), kinh tế Mỹ đã có 3 chu kỳ tăng trưởng mạnh và 2 lần ngưng trệ ngắn ngủi. Cùng với tăng trưởng kinh tế là 27 triệu việc làm mới được tạo ra. Đó là những con số mà các nước công nghiệp phát triển ở Tây hằng mơ ước. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Greenspan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn biến động 1991-2000 của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như toàn cầu.
Ảnh hưởng của Alan Greenspan đến nền kinh tế thế giới cũng được ghi nhận khi tạp chí Sunday Times của Anh đã bình chọn ông là 1 trong 3 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia này. Sự tăng trưởng cao và ổn định của kinh tế Mỹ trong những năm 90 có công lao to lớn của ông với vai trò quản lý vĩ mô. Gần 20 năm là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED, Alan Greenspan đã trở thành một tượng đài khổng lồ. Tên tuổi ông gắn liền với những nỗ lực mang tính kỳ tích của FED, tổ chức này kiểm soát được lạm phát ở mức thấp kỷ lục trong thời gian dài.
Thay cho lời kết
Trong suốt thời gian làm Chủ tịch FED, bất chấp những diễn biến phức tạp thường xuyên xảy ra trên thế giới, kinh tế Mỹ đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng lâu dài và ổn định. Đối với thế giới, thậm chí Alan Greenspan còn được các nhà kinh tế thừa nhận là người đàn ông có quyền uy lớn nhất . Với 4 nhiệm kỳ liên tiếp làm Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ , Alan Greenspan xứng đáng là một huyền thoại trong giới quản lý và điều hành chính sách tiền tệ nước Mỹ./.