Vào tháng 6/1941, khi Liên Xô đang bị Quân đội Đức xâm lược, đứng ngồi không yên trước tình cảnh này không thể không kể đến quân Mông Cổ.
Mặc dù cuộc chiến diễn ra tại châu Âu, một nơi xa rất xa với Mông Cổ, nhưng đột nhiên, đây cũng đã trở thành một trận chiến lớn của quốc gia Trung Á này.
Mông Cổ đã trợ giúp dưới khẩu hiệu, “Không có một người nào trên đất nước không đóng góp cá nhân cho quỹ viện trợ của Hồng quân”, Mông Cổ đã phát động một chiến dịch quyên góp tiền và quà cho các chiến sĩ Hồng Quân quy mô lớn.
Và đến tháng 10 cùng năm, chuyến tàu đầu tiên từ Mông Cổ đã xuất chinh đến Liên Xô, trên đó đã chở đầy các áo khoác da cừu, áo khoác lông thú, găng tay ấm, ủng nỉ, áo len và thắt lưng. Tất cả các vật phẩm này đã được tạo nên bởi các công dân Mông Cổ lúc đó một cách hoàn toàn thủ công.
Còn ở chuyến tàu tiếp theo, xuất chinh đến Liên Xô vào tháng 2/1942, lúc này Mông Cổ đã tiến hành cung cấp chủ yếu cho Liên Xô trên phương diện lương thực, lô lớn thịt, xúc xích, bơ và bánh kẹo đã được chất đầy.
Liên tiếp sau đó, hàng loạt các chuyến tàu từ Mông Cổ đến Liên Xô đã diễn ra đều đặn, hành động viện trợ này của Mông Cổ đến nước láng giềng phía Bắc đã kéo dài cho tới đầu năm 1945.
Và trong các đợt viện trợ, luôn có những người hào phóng nhất được kể lại, trong đó, có một người chăn nuôi gia súc du mục trong danh sách này là Engaelyn Badam. Thay mặt gia đình mình, cô đã quyên góp tới 16 con lạc đà, 93 con ngựa, lên đến 1.600 con cừu, tận 10.000 xe kéo, số lượng mà cô đủ để mua tới 12.500 con cừu khác cho gia đình mình.
Ngoài sự đóng góp to lớn của mình trên mặt vật phẩm và tiền bạc, thậm chi Mông Cổ còn thường xuyên gửi đến cho Liên Xô những chú ngựa tốt nhất của mình trên giá danh nghĩa, đổi lại, khi nhận viện trợ này, Moscow cũng tiến hành cung cấp cho Mông Cổ những thứ họ cần.
Và xuyên suốt cuộc chiến này, Mông Cổ đã cung cấp cho Hồng quân Liên Xô tới 500.000 tấn thịt (để so sánh vì sao lại ngang bằng với Mỹ, Mỹ cũng cung cấp cho Liên Xô tới 665.000 tấn thịt hộp).
Còn về len, Mông Cổ thậm chí còn vượt qua số lượng 54.000 tấn được Mỹ viện trợ, họ đã viện trợ cho đồng minh phương Bắc của mình tới 64.000 tấn len, có thể nói, có tới 1/5 số lượng áo len của Hồng quân sử dụng là từ Mông Cổ.
Còn về đồ da, trên thực tế, chỉ có duy nhất “người bạn” Mông Cổ này cung cấp các sản phẩm đồ da cho Liên Xô, chất liệu quý hiếm này thời bấy giờ chỉ được dùng khi làm áo khoác ngoài cho cấp Chỉ huy Hồng quân.
Nhưng lĩnh vực viện trợ mà có thể nói là quan trọng nhất, chính là những con ngựa mà Mông Cổ viện trợ cho Liên Xô. Chỉ tính riêng giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Hồng quân Liên Xô – Phát xít Đức, Liên Xô đã mất gần một nửa số gia súc họ có.
Tính đến tháng 9/1942, trong số hơn 17,5 triệu con ngựa của mình, Liên Xô chỉ còn vẻn vẹn 9 triệu con, một sự hao hụt trầm trọng.
Và trong suốt cuộc chiến, nhà nước Mông Cổ lúc đó đã chi ngân sách của mình cho việc mua tới gần 485.000 con ngựa từ người dân nước mình cho Liên Xô, trong đó cũng có tới hơn 32.000 con ngựa được người dân Mông Cổ quyên góp miễn phí.
Những con vật này đã tỏ ra rất cứng cáp, rất giỏi trong việc thích nghi với điều kiện khắc nhiệt của Mặt trận phía Đông, và những chú ngựa này đã góp ích rất nhiều cho Liên Xô trong việc vận chuyển hàng hoá và pháo đến mặt trận khi vướng phải tình trạng thiếu xe tải quân sự.
Tướng quân Liên Xô, ông Issa Pliev nhớ lại: “Những con ngựa có phẩm chất hành quân tuyệt vời, ngựa Mông Cổ lùn có một cơ thể rắn rỏi và đôi chân ngắn khỏe mạnh với những móng guốc nhỏ khỏe. Nó có khả năng di chuyển khoảng cách 100 km/ngày trong nhiều ngày liên tục...”.
Có lẽ do sự mạnh mẽ và hữu ích của mình, những chú ngựa Mông Cổ đã cứng cáp ít cần chăm sóc này đã vinh dự được hướng tới Berlin cùng Hồng quân và xe tăng của họ.
Ngoài những điều trên, vào tháng 1/1942, ban lãnh đạo của nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ đã quyết định bắt đầu quyên góp kinh phí lớn cho Liên Xô, để họ có thể tạo xe tăng cho Hồng quân.
Một năm sau đó, một phái đoàn Mông Cổ, được dẫn đầu bởi Nguyên soái Khorloogiin Choibalsan đã đến và trao tặng cho Lữ đoàn xe tăng số 112 của Hồng quân Liên Xô tới 32 chiếc T-34, cùng với đó còn có tới 21 chiếc chiến xa hạng nhẹ T-70, được chế tạo với số tiền viện trợ trước đó.
Về các T-34, đây là các chiến xa hạng nặng chủ lực của Liên Xô lúc bấy giờ, các MBT này của Liên Xô sử dụng loại pháo tăng F-34 76,2 ly làm vũ khí chính, kèm với đó là 2 khẩu đại liên DT 7,62 ly đi kèm hỗ trợ, là một nền tảng sức mạnh lớn của Hồng Quân thời điểm đó trên mặt trận.
Còn về xe tăng hạng nhẹ T-70 mà Liên Xô sử dụng trong thời điểm Thế chiến thứ II, chúng sử dụng vũ khí chính là súng nòng pháo cỡ 45mm và một khẩu đại liên giống với T-34, cùng với một đội chiến xa như vậy, Liên Xô cũng có thể chiếm ưu thế rất lớn trên mặt trận.
Từ đó đến nay, Lữ đoàn 112 của Hồng quân Liên Xô vẫn luôn được biết đến với cái tên khác - Đội quân Mông Cổ. Lữ đoàn 112 đã tham chiến trong Trận chiến Kursk, nơi mà họ đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong các trận chiến chống lại những đội hình nổi tiếng nhất của Wehrmacht.
Vì lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng của mình, các binh sĩ trong Lữ đoàn 112 thậm chí đã được trao tặng huân chương bởi cả Liên Xô và Mông Cổ. Khi mà họ đã xuất sức chống lại các đội hình nổi tiếng trên, thuộc Sư đoàn Großdeutschland (Đại Đức).
Có thể nói, với những sự hỗ trợ này, chúng ta có thể thấy, Liên Xô thành công trong cuộc chiến chống lại Phát xít Đức trong Thế chiến thứ II là không thể không nhắc đến công lao của Mông Cổ, khi họ đã mang lại cho Liên Xô quá nhiều sự trợ giúp không đong đếm chỉ bằng tài chính được, mà còn là tình cảm sâu đậm giữa 2 đồng mình thân cận với nhau cho tới tận ngày nay.
Theo Trái tim người lính