Cải cách để tăng trưởng trong bối cảnh dân số già hóa nhanh

Mới đây, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam đã công bố báo cáo “Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa”.

Báo cáo cho rằng, già hóa dân số có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại và gia tăng áp lực đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công nếu không có các cải cách kịp thời. Viễn cảnh “chưa giàu đã già” đồng nghĩa với Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức và không tránh khỏi những lựa chọn khó khăn để vượt qua giai đoạn thử thách này.

Thực trạng già hóa dân số

Trong thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội 1 tháng 10 năm 2021, Ngân hàng Thế giới (W.B) cho biết, già hóa dân số ở Việt Nam khiến tăng trưởng kinh tế có thể bị chậm lại, đồng thời làm làm tăng chi tiêu công cùng với gia tăng áp lực đối với hệ thống cung cấp dịch vụ nếu không có những cải cách kịp thời.

Báo cáo “Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa”.do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) xây dựng cho thấy, so với các quốc gia từng trải qua tình trạng già hóa dân số như hiện nay, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân của Việt Nam đều thấp hơn. và viễn cảnh “chưa giàu đã già” khiến Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức không dễ vượt qua.

22-1634618404.jpg

Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng cao; theo nhiều dự báo, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam vào năm 2035sẽ chiếm từ 10%-20% tổng số dân và tỷ lệ lệ phụ thuộc của tuổi già được tính bằng số người hơn 65 tuổi trên số người trong độ tuổi lao động sẽ tăng gấp đôi (từ 0,11 lên 0,22) trong những năm từ 2019 đến 2039. Từ đây, Báo cáo cũng đã chỉ ra, tốc độ tăng trưởng dài hạn của giai đoạn 2020–2050 sẽ chậm lại 0,9% so với thời gian khi Việt Nam bắt đầu chuyển sang cơ cấu dân số già. Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của xã hội già hóa được dự báo sẽ tiêu tốn thêm từ 1,4% đến 4,6% GDP. Mở rộng phạm vi và cải thiện chất lượng dịch vụ tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí tài khóa.

Nghiên cứu thực trạng dân số Việt Nam, các nhà phân tích đã rút ra: Đất nước đang trải qua quá trình già hóa dân số nhanh chóng; Tỷ lệ già hóa bắt đầu vào năm 2015 và đến năm 2035 nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia có dân số già.
Không giống như nhiều quốc gia khác đã từng trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này, Việt Nam đang gặp tình trạng "chưa giàu đã già”. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay bằng 40% so với mức trung bình thế giới, còn cách khá xa so với mức thu nhập trung bình của những nền kinh tế phát triển, nhưng tốc độ già hóa  lại nhanh hơn nhiều lần.

Việt Nam hiện đang ở ngã rẽ quan trọng, khi cơ hội về nhân khẩu học đang bắt đầu khép lại Thực tế cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm đáng kể từ năm 2014 và xu hướng này được dự báo đến năm 2042, cơ hội nhân khẩu học sẽ bị khép lại.

“Già trước khi giàu” đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức đòi hỏi phai nỗ lực cải cách rất lớn. Quốc gia phải tận dụng lợi thế dân số vàng đồng thời giảm thiểu những trở ngại tăng trưởng và những thách thức do chi phí tài khóa cao từ quá trình già hóa. Thực tế này đòi hỏi có những lựa chọn khó khăn và thực hiện mạnh mẽ cải cách chính sách lớn. Nếu không có những cải cách căn bản, quá trình chuyển đổi nhân khẩu học sẽ làm giảm đáng kể mức tăng trưởng dài hạn. Cùng với với áp lực tài khóa lớn của xã hội già hóa, có thể dẫn đến tăng mức bội chi và tăng mức nợ, tạo áp lực tăng lãi suất, giảm mức thu hút đầu tư cả trong, ngoài nước và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chia sẻ của các nhà quản lý và giới nhiên cứu.

Chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu, Shimizu AkiraTrưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết "Kể từ khi trở thành quốc gia siêu già vào năm 1960, Nhật Bản đã trải qua nhiều hệ lụy khác nhau của quá trình già hóa, đặc biệt là những tác động liên quan đến việc điều chỉnh các chương trình bảo trợ xã hội và thúc đẩy chăm sóc tại cộng đồng. Đã có nhiều thành công nhưng cũng không ít kinh nghiệm cay đắng. Chúng tôi hy vọng những bài học chia sẻ này sẽ hữu ích để giúp Việt Nam không chỉ ứng phó được với tình trạng thay đổi nhân khẩu học mà còn thu được lợi ích từ đó".

Đánh gúa vè thực trang dân số Việt Nam, Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét: “Việt Nam đã thành công trong việc tận dụng lực lượng lao động dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ba thập kỷ qua. Giờ đây, cùng với quá trình già hóa dân số, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kỹ năng cho lực lượng lao động để thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng suất nền kinh tế cũng như bắt đầu tiến hành cải cách lương hưu để duy trì sinh kế cho người cao tuổi trong những thập kỷ tới”.

Mặc dù đang còn không ít khó khăn, song giới phân tích vẫn lạc qun tin rằng, với những chính sách đúng đắn, Việt Nam vẫn có thể phát triển mạnh về kinh tế và xã hội trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học này. Những cải cách chính sách được chỉ ra bao gồm, xây dựng thị trường lao động thúc đẩy tăng năng suất và kéo dài thời gian làm việc; đầu tư vào vốn con người trong suốt vòng đời, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội đồng thời đảm bảo tính bền vững của hệ thống và phát triển một hệ thống chăm sóc dài hạn có hiệu quả.

Báo cáo Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa  đã đưa ra những khuyến nghị để Việt Nam có thể quản lý tình trạng già hóa dân số một cách hiệu quả. Dựa trên bài học của các quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tương tự, những khuyến nghị này bao gồm cải cách cần thiết để cải thiện sự tham gia của lực lượng lao động và nâng cao năng suất, tăng cường hiệu quả chi tiêu công và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ. Ngoài ra những hành động chính sách trong bốn lĩnh vực chịu ảnh hưởng từ xu hướng già hóa là thị trường lao động, lương hưu, y tế và chăm sóc người cao tuổi cũng là những vấn đề cần được quan tâm.

Thay lời kết luận

Việt Nam là quốc gia trên đà già hóa dân số với tốc độ nhanh và ở trình độ phát triển sớm hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù “cửa sổ cơ hội” về nhân khẩu học còn mở,nhưng rất cần những hành động hiệu quả để chuẩn bị cho một xã hội già hóa nhanh . Đất nước đạt được tăng trưởng kinh tế sôi động và xóa đói giảm nghèo ấn tượng gần đây nhờ vào xu hướng nhân khẩu học thuận lợi cùng với tăng trưởng năng suất. 

Tăng năng suất và sự tham gia của lực lượng lao động có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc thu hẹp dân số trong độ tuổi lao động. Giới trẻ Việt Nam đã được đầu tư nhiều hơn vào vốn con người so với những người lớn tuổi. Hy vọng, chính sách khuyến khích mọi người làm việc ngay cả khi đã già sẽ góp phần bù đắp cho lực lượng lao động bị thu hẹp trong xu hướng già hóa nhanh trong nền kinh tế nước nhà./.