Chợ xứ Nam Kỳ...

Nam Kỳ sông rạch nhiều , sông rạch chằng chịt , mà nếu muốn qua sông thì phải bắt cầu , hoặc phải đi đò. Cầu thời xưa là cầu sắt , nên mặt cầu hẹp té , vì thế cho nên xe chỉ chạy được có một chiều . Bên nầy chạy thì bên kia đậu chờ . Có khi phải chờ cả buổi mới qua được như cầu Bến Lức , cầu Tân An những năm thập niên 60 trở về trước . Bến đò cũng vậy nhưng chờ đợi nhanh hơn 5...10...15 phút có khi lâu hơn hổng chừng .

chuy-q3cs-1634653167.jpg Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

Thời trước lộ ít, nhưng sông rạch thì nhiều , nên phương tiện đi lại chỉ có đò . Đò ngang băng qua kinh rạch sông ngòi , đò dọc đi từ thôn xóm làng quê đến chợ quận , chợ tỉnh , chợ Thành .

Xem thêm: Điện Lạnh Duy Tùng sửa máy giặt ở TPHCM

Vì thế nên chợ xứ Nam Kỳ thời xưa hình thành từ ngã ba , ngã tư , ngã Năm của những dòng sông , hay trên những con lộ ,hoặc bên đây hay bên kia dốc cầu , bến đò ngang , đò dọc , để cho người dân địa phương hay dân tứ xứ thuận tiện cho đường giao thương buôn bán .

Đặc biệt miền Tây thì còn có chợ trên sông . Mà xưa nay gọi là chợ Nổi , chợ Nổi không có sạp , không có nhà lồng mà chỉ có những chiếc ghe chài rom , ghe bầu , xuồng tam bản , tắc ráng chất đủ loại hàng hoá cây trái miệt vườn để bán . Người mua cũng đi lại bằng xuồng ,phổ biến nhất là xuồng ba lá , gần chợ thì bơi hay chèo , nếu đi xa 5,10 cây số thì chạy bằng máy đuôi tôm . Còn nếu nhà xa biệt mù họ thể đi bán hay đi mua bằng vỏ lãi . Mà hễ nói tới chợ nổi miền Tây là người ta nhớ ngay tới cái vàm kinh Ngã Bảy trong bài hát TÌNH ANH BÁN CHIẾU của bác bảy Viễn Châu do Chú Mười ÚT TRÀ ÔN ca từ hồi còn xuân sắc .

Hoặc nhóm bán cũng bằng xuồng bằng ghe , nhưng không gọi là chợ mà chỉ gọi là xuồng vàm , như ở Sông Saigon , sông Đồng Nai , vàm Kỳ Hôn của thập niên 1960 trở về trước .

Quê tôi hồi xưa cũng vậy . Nếu đi chợ quê thì đi đò dọc hay chèo xuồng đi chợ ,vừa vừa thì xuống chợ Kinh Nước Mặn , cần mua đồ đạc nhiều hơn thì đi chợ quận , chợ Cần Giuộc , ngay như chợ Cần Đước cũng khá gần bờ sông .

Từ Saigon về miền Tây cũng vậy chợ Bến Lức (cũ) chợ Tân An , chợ Cai Lậy , chợ An Hữu và rất nhiều ngôi chợ khác đều mọc lên từ cặp mé sông từ sát dốc cầu . Có những cây cầu hai bên dốc đều có chợ như chợ Cầu Ông Thìn trên QL 50 . Chợ to , chợ nhỏ , chợ vừa mà nhiều nhất là chợ khúm , mỗi người một khúm , mà dân gian gọi là chợ chồm hổm . Nắng che dù , mưa chạy tìm chổ đụt . Nhưng người bán , người mua thì tấp nập ,khiến dân bá tánh thập phương khi đi ngang phải buộc miệng quở khen thầm , chợ sung ghê !

Sau năm 1975 có nhiều chợ mới cất bề thế , nguy nga , lộng lẫy nhưng rồi lại bỏ hoang trong cái chắc lưỡi , hít hà , lắc đầu đầy tiếc rẻ cho sự hoang phí của cải, bạc tiền vật chất .

Saigon có chợ Văn Thánh mà khuôn viên đất , là chổ cái Xa Cảng Xa Lộ ngày xưa , sau đổi lại là bến xe Văn Thánh . Xóm cũ của tôi thì có chợ Bình Phú . Trên đường về quê thì có chợ mới Cần Giuộc , và trên khắp miền Nam thì chợ xây mới rồi bỏ hoang chắc liệt kê cả ngày không hết .

Trên nguyên tắc chợ là phải nhóm họp tiện đường đi lại , người mua cũng không bao giờ ngại nắng ngại mưa , thì người bán cớ gì phải ngại . Nên bao đời nay chợ nào biến mất thì biến, chớ chợ chồm hổm vẫn trường tồn theo thói quen mộc mạc, xuề xoà , giản dị của người dân xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh ......

18.09.2020

Theo Chuyện quê