"Nói về sự giàu có về lan, Việt Nam và Thái-lan là ngang nhau, nhưng Thái-lan đã khởi đầu tốt hơn nhiều. Đã có những dự án về phát triển hệ thực vật ở Thái-lan từ 50 năm trước đây. Vua Thái đã bảo trợ vô số các dự án như vậy, kể cả về đào tạo thực vật học, nên bây giờ họ đã có ít nhất 100 nhà thực vật học trẻ tuổi. Việt Nam thì còn chưa bắt đầu, số người nghiên cứu chuyên về lan và thực vật học thì không thể so với Thái được....", Leonid Averyanov nhấn mạnh.
Nhà thực vật người Nga
Nhà thực vật người Nga còn khẳng định thêm rằng, về lan đặc hữu, Việt Nam ngang với Trung Quốc, thậm chí nhỉnh hơn tí chút. Ở Việt Nam, có những vùng như vịnh Hạ Long, hệ núi đá vôi có từ hàng triệu triệu năm, rất đa dạng và biệt lập... Nên có những loài mọc ở chỗ này không có thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều tương tự cũng xảy ra ở Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên.
Khi được hỏi về, Việt Nam có khả năng như Thái-lan trong việc xuất khẩu hoa lan. Leonid Averyanov thẳng thắn phân tích rằng: "95% số người chơi lan lại không thích các loài hoa lan tự nhiên thật, mà là lan lai được nuôi cấy nhân tạo, chóng lớn, dễ trồng, ra hoa bền nhiều ngày, hoa lại to, rực rỡ và màu sắc lộng lẫy. Vì thế Thái-lan sản xuất ra vô vàn hoa lan lai nhân tạo. Cả Thái-lan, Singapore, Đài Loan và giờ đây là Trung Quốc đều nhân giống rộng rãi loại lan lai này; và một cách tự động, những nước này đã hoàn toàn chiếm lĩnh 95% thị trường lan thế giới. Còn Việt Nam bây giờ mới đang bắt đầu...". Leonid Averyanov bày tỏ lo ngại trước về tình trạng chảy máu hoa lan đặc hữu của Việt Nam ra nước ngoài cũng như tình trạng khai thác và phát triển lan rừng ở Việt Nam.
"Việt Nam đã mất quá nhiều. Hãy tưởng tượng những loài lan đặc hữu của Việt Nam không có ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, mỗi loài chỉ phân bố ở một khu vực rất hẹp và biệt lập. Và chỉ cần sự tàn phá các sinh cảnh ở đó, loài lan ấy đã có thể tuyệt chủng vĩnh viễn. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam...', Leonid Averyanov nhấn mạnh.
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia lo ngại và còn có phần khó hiểu rằng tại sao người Việt "phung phí", không biết trân trọng những tài nguyên thực vật vô giá của nhân loại...?!
Tất cả những điều trên dường như đã trở thành quá khứ gắn với gian đoạn Việt Nam còn nhiều khó khăn về kinh tế. Khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, các phong trào chơi, thuần dưỡng, kinh doanh lan bản địa Việt Nam nói chung, lan đột biến Việt Nam nói riêng đã có bước phát triển nhanh như "vũ bão".
Chính phủ Việt Nam đã bước đầu có nhiều chính sách quan tâm đến hoa cây cảnh, trong đó có hoa lan như một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao, có nhiều tiềm năng để phát triển phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu...
Dẫu con đường đến đích đó còn rất nhiều khó khăn thử thách, với nhiều người cho rằng đó là ước mơ hoang tưởng nhưng chúng ta có quyền mơ ước và có cơ sở để nỗ lực hiện thực. Thực tế đã chứng minh, chúng ta từng làm được những điều thần kỳ trong nông nghiệp. Từ một nước đói nghèo phải nhập khẩu gạo, lương thực thực phẩm, ngũ cốc đến một cường quốc xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới.
Có con đường nào mà không khởi đầu bằng những bước đi "khai hoang" đầy khó khăn, thử thách và hành trình phía trước lắm gian nan trước khi tới đích vinh quang...?!
GS.TS. Leonid V. Averyanov là nhà thực vật học thuộc Viện Thực vật Komarov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông cũng từng là phó Chủ tịch Hội Thực vật Nga, Chủ tịch Hội Lan Nga. Lĩnh vực hoạt động khoa học của ông chủ yếu là về Lan Orchidaceae bao gồm phân loại, địa lý thực vật và bảo tồn thiên nhiên. Ông bắt đầu nghiên cứu về Lan Việt Nam từ năm 1981, với hơn 30 năm hoạt động ông đã mô tả và công bố hàng trăm loài lan và các loài khác từ Việt Nam. Ông là người đã phát hiện ra một loài lan hài mới, đặc hữu của Việt Nam - Paphiopedilum Helenae (Mang tên người vợ của ông). GS.TS. Leonid V. Averyanov đã để lại dấu ấn qua các tài liệu viết về hoa lan Việt Nam: The Slipper Orchids of Vietnam; The Orchid of Vietnam Illustrated; Updated Checklist of the Orchids of Vietnam; The Orchids of Cuc Phuong National Park illustrated guide 2013... |