“Cô đền con ! Cô đền con ! ”

Cậu học trò nhỏ đó rất ấn tượng đối với cô giáo tôi . Rất hăng hái học tập . Khi cô giảng bài , ĐL nhìn cô với cặp mắt mở to đen láy , ngời sáng , long lanh , như nuốt từng lời , đón từng câu hỏi cô đặt ra và giơ thẳng cánh tay xin trả lời rõ ràng mạch lạc mọi điều . Cao , mập , trắng trẻo , vừa vặn với bộ đồng phục nhà trường , trông cậu nhanh nhẹn , khỏe khoắn , với gương mặt bầu bĩnh , dễ mến .

ĐL là một trong những học trò của lớp tôi tỏ ra rất hiếu học . Cậu hoàn toàn hưởng ứng các môn học mà cô tôi trực tiếp giảng dạy như : Toán , Tiếng Việt , Tự nhiên và Xã hội , Gíáo dục Sức khỏe , Đạo đức .

Đối với cô tôi , thật dễ chịu và hào hứng dạy học khi trong lớp có nhiều học trò như ĐL . Luôn được điểm 10 tròn trĩnh không thể trừ vào đâu được về bài viết cũng như bài đọc . ĐL xứng đáng là học sinh giỏi , làm cho cô rất hài lòng .

… Cũng như bao lần , cứ đến thứ sáu hàng tuần , trước lúc tan học , cô tôi không bao giờ quên căn dặn học sinh : ngoài làm một số bài tập cô giao , các con nhớ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn móng tay , móng chân cẩn thận và chú ý chuẩn bị mặc đồng phục đầu tuần để nhà trường kiểm tra . Tuy vậy , rồi vào buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm , cô tôi cũng không quên nói điều ấy trong mục chăm sóc con ở nhà để hỗ trợ với giáo viên tới các vị phụ huynh học sinh trước khi đưa con đến trường . Nhưng cái nếp ấy vẫn chậm tiến bộ lắm . Có đến nửa lớp phụ huynh quên nhiệm vụ chăm sóc con vệ sinh cá nhân . Lớp cứ bị trừ điểm vì còn học sinh quên cắt ngắn móng tay và không mặc đồng phục đến trường . Rất tiếc cho thành tích của lớp bị kém hơn các lớp khác , cô nghĩ , chỉ còn cách mình trực tiếp cắt móng tay cho học sinh trước giờ kiểm tra vệ sinh cá nhân của nhà trường là hơn . Nghĩ vậy , và cô thường có mặt ở lớp đúng dự định , tay cầm kéo đến từng bàn học sinh yêu cầu các con úp hai bàn tay lên mặt bàn để kiểm tra và xử lí số học sinh có móng tay dài . Nhanh thôi , cô làm việc này rất lẹ và khéo léo , càng lúc càng ngon tay . Tiện thể cô còn phát hiện được học sinh có bàn tay dính bẩn cho ra ngoài rửa ngay … Thế là , thêm một việc cách rách cho cô ngoài việc dạy học . Nhưng yên tâm về thành tích nên cô vui vẻ làm . Cô còn thấy vui hơn vì trực tiếp chăm sóc học sinh . Lũ trẻ thì có vẻ thích thú được cô giáo cắt móng tay cho , chúng rúm người cười rúc rích mặc dù biết rằng : “ Bị mắc khuyết điểm đấy , còn cười nỗi gì ? ”. Cô mắng yêu cho chúng khỏi sợ để được việc cho mình .

Còn đối với cha mẹ học sinh thì sao ? Chắc mỗi lần phải chăm sóc con em họ như vậy đối với cô , chính là một lần cô đã nhắc nhở họ việc chăm sóc con mình . Họ hiểu điều đó và gắng công làm nhiệm vụ của mình để phối hợp với cô . Dần dần , cũng một thời gian ngắn độ vài tuần lễ đầu năm học , học sinh lớp cô đã thay đổi hẳn về vệ sinh cá nhân . Và điểm 10 chói lọi cho cả lớp hay điểm 10 chính là cho cô . Cô thầm sung sướng không nói nên lời ... Có cô giáo cùng khối hỏi cô : “ Sao học sinh lớp chị sáng sủa như học sinh lớp chọn thế ? Cũng nhiều đứa xinh nhỉ ? Chả bù cho lớp em ? ”. Cô tôi cười bảo : “ Tớ cũng thấy thế .”. Cô ấy lại nói : “ Em để ý thấy đầu năm lớp chị trông học sinh cũng tối om khác gì lớp em . Thế mà bây giờ khác hẳn . Chị làm thế nào thế ? ” . Cô cười xòa : “Mình mặc kệ nó , chẳng làm gì cả . Mà lớp mình toàn con nhà lao động : mẹ bán bún bán bánh , bố xe ôm , con nhà thu gom phế liệu ấy mà . Sang hơn thì bố làm công an . Năm nào mình cũng được quản lí con em dân lao động , buôn bán nhỏ , không được dạy con nhà trí thức , con nhà làm ăn lớn bao giờ . Nhưng không sao , chắc là cái số hẩm hiu . Được cái tớ yêu trẻ con , không phân biệt sang hèn .” . Cô ấy lại nói : “ Mà em cũng nhắc nhở thường xuyên , nói mỏi mồm nó cũng chẳng thay đổi gì . Đấy chị trông , học sinh lớp chị với lớp em khác nhau xa ! ” . Cô nghĩ : chả cần phổ biến sáng kiến kinh nghiệm làm gì , sợ lại còn bị phản đối , vì “ bà này chắc bị dở hơi hay sao ấy ?” .

Cô lại kiên nhẫn làm cái việc chẳng ai hay , cũng chẳng ai thích ấy vì nó không có trong chương trình dạy học , nhưng nó coi như bị phát sinh trong quá trình dạy học . Vô hình dung cô đã hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho học sinh cũng như sự quan tâm chăm sóc con thường xuyên cho cha mẹ học sinh .

Rồi một lần cô tôi vẫn say sưa với cái việc tự mình nghĩ ra ấy. Cô lại cầm kéo tìm những học sinh móng tay dài để xử lí . Tốt rồi ( cô tự nhủ) . Chỉ còn 3 học sinh nữa thôi , trong đó có ĐL. Cô cũng không ngần ngại tiếp tục làm cái việc quen thuộc ấy và vừa làm thoăn thoắt vừa căn dặn ĐL : “Con phải luôn nhớ nhờ cha mẹ cắt móng tay cho mình từ ở nhà nhé”… Thế đấy và rồi cô bỗng , lỡ chẳng may đưa lưỡi kéo lẹm chút xíu vào phần thịt sát chân móng tay . ĐL giật thót mình rụt nhanh tay lại , “Ái!” một tiếng và dùng tay kia bóp chặt chỗ tay bị thương . Nó hoảng sợ rơm rớm nước mắt khóc . Cô tôi cũng hoảng sợ chẳng kém và vội lấy băng Ơgâu băng cấp cứu vết thương ngay. Vừa cấp cứu cô vừa suýt xoa : “ Xin lỗi con , do cô một chút bất cẩn!”. Cô dùng bông thấm một xíu máu nặn ra từ vết thương cho khỏi nhiễm trùng rồi băng kín băng Ơgâu vào vết thương nơi ngón tay trỏ . ĐL nhìn thấy máu , nhìn thấy ngón tay quấn băng, nước mắt nó chảy dài sợ hãi . Cô lại xin lỗi nó một lần nữa và nói : “ Con cho cô xin lỗi tới bố mẹ con nhé ! Và ngay bây giờ cô muốn đền con để chuộc lại lỗi do cô gây nên nhé ? Vậy con muốn cô đền gì ? 1 đồ chơi , hay kẹo cao su ? Con thích gì nào?” ĐL hết khóc nhưng còn dấu nước mắt dài . Nó nhoẻn miệng cười lượng thứ cho cô tôi : “ Con thưa cô , con hết đau rồi , bố mẹ con sẽ không giận cô đâu. Con thích kẹo cao su ! ”. Cô nhẹ cả người , xem như cô và ĐL đã thỏa thuận . Cả hai đều vui . Cô hứa : “ Buổi học sáng mai cô sẽ đem kẹo cao su đến đền con , nhất định thế ! ”. Bé ĐL hết khóc , quên đau tay . Nó tung tăng chạy nhảy trong niềm vui “ kẹo cao su ”. Còn cô tôi thì thầm khen thằng học trò thật ngoan và tốt bụng . Cô còn vui hơn vì đã nghĩ ra được cách dỗ cu cậu khỏi khóc . Nhưng suốt buổi hôm ấy cho đến sau này cô tôi cứ tự trách mình mãi không thôi…

Buổi học hôm sau đến lớp , việc đầu tiên là cô tìm ngay ĐL và hỏi : ” ĐL , con đỡ đau tay chưa ? Bố mẹ con có trách cô không ? ” . ĐL giơ ngón tay còn quấn băng và vui vẻ nói : “ Con thưa cô con đã khỏi đau rồi ạ , bố mẹ con nói không trách không giận cô đâu . Mẹ con còn gửi lời cảm ơn cô đấy ạ .” . Cô xoa đầu ĐL âu yếm nói : “ Cô gửi lời cảm ơn bố mẹ con ! ” . Rồi đúng lời hứa hôm qua cô tôi lấy từ trong túi áo ra hai phong kẹo cao su mới toanh bọc giấy bạc đặt vào bàn tay cậu bé nói : “ Cô đền con , cô đền con …” trong tiếng reo vui không chỉ của ĐL mà của học sinh cả lớp đã đứng vây quanh hai cô trò từ lúc nào ?

Theo Chuyện làng quê