Khủng hoảng tài chính theo nghĩa tổng quát là "trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị các tài sản tài chính, sự mất khả năng thanh toán, luân chuyển vốn của các tổ chức tài chính và sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính". Với những dữ liệu được câp nhật đến cuối tháng 12 năm 2020, theo những tiêu chí đánh giá rủi ro các nhà phân tích nhận thấy: 1. Nguy cơ của nợ, đặc biệt rủi ro nợ của doanh nghiệp tăng cao. Theo nhận xét của W.B, Thế giới đang trong làn sóng nợ thứ tư, bắt đầu từ năm 2010 với mức độ tăng nhanh nhất trong 50 năm qua. Làn sóng nợ toàn cầu được kích hoạt bởi các gói hỗ trợ trong đại dịch ước tính bình quân khoảng 12%GDP toàn cầu, cao hơn từ 2-5 lần các gói kích thích trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, Theo Viện tài chính Quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu có thể xác lập kỷ lục mới tương đương 350% GDP năm 2020, cao hơn 160 % so với năm 2009
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách và nợ công được dự báo ở mức cao. Thâm hụt ngân sách toàn cầu từ 3,9% GDP năm 2019 sẽ lên 12,7% GDP trong năm 2020 và nợ công cũng được dự báo từ 83% GDP lên gần 100% GDP trong cùng thời gian. Các nước phát triển có mức nợ công và thâm hụt ngân sách tăng cao, song rủi ro ở các nước mới nổi và thu nhập thấp lại cao hơn, do tăng trưởng kinh tế ở những nước này phụ thuộc nhiều vào vay nợ và tài trợ,trong khi khả năng tiếp cận tài chính ngày càng hạn chế và nguồn tài chính quốc tế không quá dồi dào. Đáng lo ngại hơn là nợ doanh nghiệp và hộ gia đình toàn cầu trong năm 2019 đã cao gấp gấp 2,5 lần nợ công và ước tính năm 2020 sẽ tăng 12% so với năm 2019.
2. Rủi ro đảo chiều và giảm sút dòng vốn đầu tư nước ngoài . Rủi ro sẽ xảy ra nhanh và ngày càng mạnh hơn. Theo IIF và Bloomberg, 7 tháng đầu năm 2020, lượng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) rút ra khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu lên tới gần 90 tỷ USD. Tính chung, trong 11 tháng đầu năm 2020, lượng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi vẫn còn rất lớn, Hàn Quốc tới (-20,6 tỷ USD), Đài Loan (-18 tỷ USD), Brazil (-10,1 tỷ USD), Thái Lan (- 8,2 tỷ USD), Nam Phi (-8 tỷ USD), Malaysia (-5,7 tỷ USD),.... Theo dự báo của IIF, trường hợp dòng vốn FPI quay trở lại, tổng vốn FPI ròng rút ra khỏi các nước mới nổi năm 2020 vẫn ở mức cao (từ 20 đến 25 tỷ USD). Theo WB, trong năm 2020 vốn FDI toàn cầu giảm tới 25% và nguồn kiều hối giảm khoảng 7%, là những mức giảm mạnh nhất trong 6 năm gần đây,
3. Sụt giảm thị trường chứng khoán và bất động sản với nguy cơ tiềm ẩn trong suy thoái nền kinh tế thực.Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế khiến thị trường chứng khóan(TTCK) có dấu hiệu đảo chiều, nhiều thị trường tăng điểm, song thực tế lại cho thấy, những dấu hiệu rủi ro đang tích tụ, do các gói kích thích kinh tế đi vào lĩnh vực sản xuất, tài sản cố định và tiêu dùng; lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục; mất dần tính kết nối và tương quan giữa TTCK và nền kinh tế thực (do kinh tế suy toái, DN khó khăn, phá sản….) Biến động của đại dịch khiến TTCK có thể dảo chiều nhanh, có nguy cơ sụt giảm trước khi kinh tế thực sự phục hồi bền vững.
Đối với thị trường bất động sản (BĐS), giá nhà ở nhiều thành phố vẫn tăng cao, nhưng đà tăng trưởng BĐS lại thiếu bền vững Dấu hiệu rủi ro được thể hiện bới bong bóng BĐS; giảm giá cho thuê. Trong 11 tháng đầu năm.chỉ giá cổ phiếu BĐS toàn cầu gioảm 10%,; tỷ lệ vỡ nợ trên thị trường thế chấp tại Mỹ tăng gần 6%. Theo ước tính, đầu tư vào lĩnh vực BĐS giảm mạnh đến 38% trong năm 2020.
4. Nguy cơ giảm giá của nhiều đồng tiền so với những đồng tiền mạnh .Theo Bloomberg, sau tháng 12 năm 2020,chỉ số giá đồng USD giảm giá 6,62% so với đầu năm và là mức sụt giảm cao nhất trong 10 năm qua. Trong khi đó, đồng tiền của nhiều nước mới nổi vẫn ghi nhận mức mất giá khá mạnh so với USD (các đồng tiền Châu Mỹ La tinh giảm mạnh nhất từ 20-25%, đồng tiền của các nước Châu Á giảm trung bình 3-5%). Với quyết định nới lỏng định lượng và duy trì lãi suất thấp của Fed, khả năng đồng USD sẽ còn suy yếu. Tính đến xu hướng giảm giá của USD và sự gia tăng sức mạnh của một số đồng tiền nước Anh, Nhật Bản và Euro…,nhưng vẫn chưa thể thay thế được USD, nguy cơ mất giá của các đồng tiền được neo giá trị vào đồng USD vẫn thường trực bởi áp lực thâm hụt cán cân vãng lai, rủi ro nợ và sự sụt giảm nguồn cung quan trọng như kiều hối, đầu tư, du lịch, tài trợ quốc tế...
5.Nguy cơ giảm thu nhập, nợ xấu gia tăng và những thách thức đối với hệ thống ngân hàng toàn cầu. Theo các nhà phân tích, hệ thống ngân hàng toàn cầu nhìn chung có khả năng chống chịu rủi ro tốt hơn so với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008-2009. Tuy nhiên, rủi ro của khu vực ngân hàng lại đang gia tăng do: Nợ xấu và bong bóng tài sản tăng nhanh; Khả năng sụt giảm lợi nhuận ngân hàng đang lan rộng; Sự phát triển của tiền kỹ thuật số, ngân hàng số, vừa mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
6. Nguy cơ về thể chế phát triển; giải pháp ứng phó dịch bệnh và cơ chế phối hợp trong thị trường tài chính Kể từ sau khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009, các nước trên thế giới đã tăng cường hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; tăng tính minh bạch và hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện tái cơ cấu thị trường tài chính, điều hành tỷ giá linh hoạt đồng tiền…, Qua đó, đã góp phần nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, bối cảnh của năm 2020 cũng đặt ra nhiều thách thức khi mà thể chế chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 và sự phát triển của kinh tế số và tài chính - tiền tệ số. Mặt khác, những bất ổn mới chưa từng có cũng đã xuất hiện như mất dần kết nối giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực; rủi ro nợ của khu vực DN, hộ gia đình và tổ chức tài chính phi ngân hàng….
Các giải pháp, gói hỗ trợ và sự nới lỏng các điều kiện tài chính toàn cầu được kỳ vọng giúp hồi phục nền kinh tế và thị trường tài chính, song cũng có thể dẫn tới hệ lụy tiêu cực nếu không hiệu quả. Do bơm nhiều tiền, có thể dẫn đến rủi ro bong bóng tài sản và lạm phát; rủi ro nợ xấu có thể gia tăng do hạ chuẩn cho vay hoặc đảo nợ và sức khỏe tài chính của bên vay yếu đi…. Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa các mục tiêu, ưu tiên chính sách và phối hợp kém hiệu quả có thể khiến nền kinh tế và thị trường tài chính rơi vào vòng xoáy rủi ro mới.
7. Rủi ro có thể dẫn đến từ tình trạng tội phạm tài chính ngân hàng gia tăng. Xu hướng tội phạm tài chính toàn cầu gia tăng mạnh trong bối ảnh đại dịch Co vid-19, Theo công ty phần mềm An ninh mạng (McAfee) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế thiệt hại tới hơn 1.000 tỷ USD, chiếm 1,2% GDP toàn cầu trong năm 2020, tăng 50% so với năm 2018. Đến nay, thị trường cung cấp giải pháp quản lý,kiểm soát tội phạm tài chính toàn cầu có giá trị khoảng 1.100 tỷ USD và được dự báo tăng 5,7%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Để ứng phó với những rủi ro các quốc gia trên thế giới đang đầu tư lớn cho an ninh mạng. Theo Mc Kíney&Co, đầu tư cho an ninh mạng tăng khoảng từ 25% đến 30%/năm trong những năm 2020-2021