DỊCH COVID-19 TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN, VAI TRÒ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC.

Bùng phát của dịch Corona vi rút mới (COVID-19) trên phạm vi toàn cấu với hơn 90 quốc gia đã tác độngsâu sắc đến mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những nước đang phát triển thông qua nhiều kênh, bao gồm giảm mạnh nhu cầu trong nước, du lịch và kinh doanh du lịch, liên kết sản xuất và thương mại, gián đoạn cung ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Theo phân tích mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức độ thiệt hại về kinh tế phụ thuộc vào mức độ bùng phát khó lường của dịch bệnh. Trong phạm vi các kịch bản được khảo sát, tác động toàn cầu khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ suy giảm từ 77 tỷ đến 347 tỷ USD, tương đương 0,1% đến 0,4% GDP toàn cầu.

Trong một kịch bản ở mức vừa phải, khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau 3 tháng dịch bệnh bùng phát (như cấm và hạn chế đi lại) đã được áp dụng từ cuối tháng 1năm 2020, thiệt hại toàn cầu có thể ở mức 156 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP toàn cầu. Trong đó, mức thiệt hại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ lên tới 103 tỷ USD, tương đương với 0,8% GDP của nước này. Phần còn lại của châu Á sẽ mất 22 tỷ USD, tương đương 0,2%

Ở Việt Nam, trong kịch bản này, ADB ước tính thiệt hại khoảng 0,41% GDP. Kinh tế trưởng của ADB, Yasuyuki Sawada  cho rằng: "Có nhiều điều không chắc chắn về COVID-19, bao gồm cả tác động kinh tế. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kịch bản để có bức tranh rõ ràng hơn về những tổn thất có thể xảy ra.

Phân tích tác động của dịch Covid-19 đối với các nền kinh tế , Báo cáo của ADB đã ước tính đối với mỗi nền kinh và trong từng lĩnh vực của các nền kinh tế này trong tình huống xấu nhất  do dịch bùng phát nghiêm trọng. Giả định này không phải là dự báo một đại dịch sẽ xảy ra, mà mang tính định hướng cho các chính phủ nhằm cân nhắc cách ứng phó thích hợp.

Theo ADB, hiệt hại kinh tế  sẽ phụ thuộc vào mức độ bùng phát khó lường của dịch bệnh. Tuy nhiên, trong tất cả các kịch bản, Trung Quốc đều gánh chịu  khoảng 2/3 tổng thiệt hại, GDP của quốc gia này được dự báo mất từ 0,3 đến 1,7%. Các nước châu Á đang phát triển, không tính Trung Quốc, mất khoảng từ  0,2% đến 0,5%.

Trong kịch bản ở mức vừa phải, khi các hành vi và biện pháp phòng ngừa sau 3 tháng dịch bệnh bùng phát như cấm đi lại và các hạn chế đã được áp dụng từ cuối tháng 1,Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại khoảng 0,8% GDP, tương đương 103 tỉ USD. Phần còn lại của châu Á sẽ mất 22 tỉ USD, tương đương 0,2% GDP trong khi thiệt hại toàn cầu có thể lên tới 156 tỉ USD, tương đương 0,2% GDP toàn cầu.

Thiệt hại toàn cầu và khu vự được thẻ hiện trong hộp dưới đây

 

Kịch bản tốt nhất

Kịch bản vừa phải

Kịch bản xấu nhất

 

%  GDP

theotỷ USD

Theo% GDP

Thiệthại

 tỷ USD

Theo%  GDP

Thiệthại tỷUSD

Thế giới

–0.1

$77

–0. 2

$156

–0.4

$347

CHND Trung Hoa

–0.3

$44

–0.8

$103

–1.7

$234

Châu Á đang phát triển không kể CHND Trung Hoa

–0.2

$16

–0.2

$22

–0.5

$42

Phần còn lại của thế giới

 0.0

$17

0.0

$31

0.0

$68

 

Nguồn ADB 2020

Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu COVID-19 đã lan rộng, ngày 3 tháng 3 năm 2020, Nhóm Ngân hàng Thế giới (W.B) đã công bố gói hỗ trợ khẩn cấp lên tới 12 tỷ USD nhằm giúp các quốc gia thành viên triển khai các biện pháp hiệu quả để đối phó và giảm nhẹ tác động của dịch bệnh. Với nguồn lực đóng tổng hợp đến từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết &Phát triển (IBRD) và Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC ), gói tài chính này được triển khai trên phạm vi toàn cầu, hướng vào hỗ trợ các chương trình thích ứng phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia. 

Thông qua gói tài chính hỗ trợ, W.B giúp các nước đang phát triển cải thiện hệ thống y tế, bao gồm cả nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế để bảo vệ ngùời dân; tăng cường giám sát dịch bệnh, đẩy mạnh các biện pháp can thiệp y tế cộng đồng, đồng thời phối hợp với khu vực tư nhân giảm bớt tác động đến nền kinh tế.

Trong thông cáo báo chí phát đi từ WASHINGTON, Ngân hàng Thế giới cho biết, trong gói hỗ trợ này có 8 tỷUSD mới được bổ sung và thực hiện theo cơ chế thủ tục rút gọn; gói này bao gồm 2,7 tỷ USD tài chính mới từ IBRD, 1,3 tỷ USD tài trợ mới từ IDA và 2 tỷUSD từ tái cơ cấu danh mục đầu tư hiện có  và 6 tỷ USD từ IFC bao gồm các chương trình tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật dựa trên kiến thức toàn cầu và chia sẻ kinh nghiệm quốc gia,

Cho đến nay ở khu vực châu Á; để ứng phó đối với COVID-19, ngày 7 tháng 2 năm 2020, ADB đã công bố gói hỗ trợ trị giá 2 triệu USD nhằm tăng cường phát hiện, phòng ngừa và ứng phó tại CHND Trung Hoa và Tiểu vùng Mê Kong mở rộng; một khoản hỗ trợ nữa trị giá 2 triệu USD nữa được công bố ngày 26 tháng 2 nhằm hỗ trợ những ứng phó của tất cả các quốc gia thành viên đang phát triển. Ngoài ra còn có một khoản vay cho tư nhân trên 18,6 triệu USD, được ký kết ngày 25 tháng, cho chi nhánh Vũ Hán của Tập đoàn Dược phẩm có trụ sở tại CHND Trung Hoa để hỗ trợ tiếp tục cung cấp thuốc thiết yếu và các thiết bị bảo vệ cá nhân.

Từ cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực; Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) sẵn sàng bổ sung hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong những nỗ lực ứng phó với tác động bất lợi của COVID-19. ADB sẽ sử dụng các phương tiện phù hợp để đáp ứng nhu cầu được xác định, thông qua hỗ trợ tài chính hiện tại và hỗ trợ tài chính mới, cho vay hỗ trợ khẩn cấp, cho vay chính sách, đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư tri thức và hỗ trợ kỹ thuật.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB. Yasuyuki Sawada, nhấn mạnh: Có nhiều điều không chắc chắn, bao gồm cả  về tác động kinh tế của COVID-19. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kịch bản để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên ADB rất hy vọng báo cáo phân tích công bố có thể hỗ trợ các chính phủ trong việc chuẩn bị các hành động ứng phó dứt khoát và mang tính quyết định nhằm giảm thiểu tác động đến con người và kinh tế của dich COVID-19 bùng phát này.