“Sống ở mỏ” gồm 14 tập lên sóng VTV3 vào 10h00 mỗi sáng thứ Bảy hằng tuần kể từ 09/10/2019 và chuẩn bị phát sóng tập cuối cùng vào thứ Bảy 15/2/2020. Phùng Cường chia sẻ về chương trình trải nghiệm nhớ đời này.
Chương trình có tất cả 9 nhân vật, trong đó nhà báo Lại Văn Sâm là người dẫn chương trình, còn lại 8 nhân vật trải nghiệm chia thành 4 đội. MC Thảo Vân với diễn viên Phương Anh, nhà báo Minh Trí với giảng viên thanh nhạc - nghệ sĩ Opera Phúc Tiệp, hoạ sỹ Ngô Cường và đầu bếp Duy Thái, còn Phùng Cường chung đội với nhà báo Đình Thắng (báo Tiền phong).
Cuộc sống ở mỏ với một người côn nhân khai thác thì không nói mọi người cũng đã có thể hình dung ra nó vất vả và nặng nề đến thế nào. 14 tập, 8 đội, mỗi tập và mỗi đội là những thử thách riêng cần phải vượt qua. Thử thách lớn nhất mà đội của Phùng Cường vượt qua đầu tiên đó là cố gắng để vượt qua nỗi sợ của bản thân khi mà phải vào những nơi tối tăm, bí bách, chật trội và ngộp thở. Rồi những nhiệm vụ mà có lẽ không bao giờ nghĩ rằng mình có thể hoàn thành được chẳng hạn như sửa đầu tầu Song Loan ở tập 3, hay khai thác than ở vỉa than mà có quảng đường di chuyển lên tới thầm 7km trong lòng đất…
Nhà báo Lại Văn Sâm và ekip Sống ở Mỏ
Thú vị nhất có lẽ là nhiệm vụ đi thăm gia đình các công nhân than , nhiệm vụ này khiến Phùng Cường hiểu sâu sắc hơn về tình yêu và trách nhiệm của những người thợ Lò , họ quả thực là những người sống bản lĩnh & đam mê với ngành nghề vô cùng đặc biệt này.
Thử thách được Phùng Cường đánh giá là khó khăn nhất có lẽ là nhiệm vụ đi khai thác than tại vỉa, đó là một hành trình dài nhiều cảm xúc. Ngày hôm trước thì Phùng Cường và anh Đình Thắng có nhận nhiệm vụ về Hải Dương thăm gia đình thợ lò Dương Văn Nghĩa trong khi công việc khai thác than vẫn phải hoàn thành. Chính vì vậy mà hôm sau 4h sáng tất cả anh em đã phải dậy để kịp chuyến xe công ty đón sớm. Họp giao ca nhận nhiệm vụ xong là tất cả cùng kéo nhau tới ga Song Loan, đi 2 chặng tàu điện là bắt đầu tới những lối hang nhỏ trong lòng đất chia ra các nơi nhận nhiệm vụ. Địa điểm khai thác mà Phùng Cường phải đến là khá xa, đi bộ cỡ 45 phút mới tới, mà không đi người không đâu, vì có rất nhiều dụng cụ chuyên dụng phải mang theo để phục vụ công việc khai thác nên mỗi người vác theo tối thiểu từ 20kg - 70kg đồ trên người. Vác chừng ấy kg trên người, đi dưới lòng đất mà cũng đâu được đi thoải mái như trên mặt đất, đi đường hầm tối, ít không khí, lắm lúc còn không thể đứng thẳng để đi được, vừa lom khom vác đồ, vừa phải tránh bị những thanh sắt dưới hầm lò có thể chút bất cẩn sẽ bị chọc vào đầu, vào tai... Nhưng đi miết rồi cũng tới chỗ vỉa than để khai thác. Việc đầu tiên khi chưa kịp thở là chúng tôi nhận nhiệm vụ khoan vỉa để đặt mìn (thuốc nổ), tất nhiên việc đặt mìn là của các chuyên gia và chúng tôi sẽ được đưa đến nơi an toàn. Quay trở lại cái việc khoan lỗ đặt mìn , nghe thì dễ chứ với một người không quen lao động nặng nhọc như Phùng Cường là một thử thách lớn. Tê tay, mỏi vai, mỏi lưng, chùn gối, khó thở, mặt mày đen nhẻm lấm lem... nhưng tất cả mới chỉ là khúc dạo đầu cho một ngày làm việc căng đét!
Tuy nhiên vì là sống y như cuộc sống của một người công nhân mỏ than thực thụ nên bên cạnh công việc ở trong hầm lò, thì người công nhân còn có những việc khác nữa, trong suốt 13 tập đã phát sóng, một nhiệm vụ mà Phùng Cường thấy ấn tượng và thú vị nhật là việc đội của chị Thảo Vân phải tắm cho 200 con lợn tại nông trại của công ty.
Giờ tan ca - công nhân đợi xe trở về nhà
Phùng Cường sẽ không bao giờ quên khi tham gia chương trình Sống ở mỏ, khái niệm vui "Ăn cơm Dương gian - làm việc Âm Phủ" chưa bao giờ lại hiện hữu và dễ hiểu đến thế, khi mà môi trường làm việc 12h đồng hồ mỗi ngày ở độ sâu vài trăm mét dưới lòng đất; những khoảnh khắc mìn nổ lấy vỉa than, những lúc quần quật như một người công nhân thực thụ với khoan - cào - đào - bới; những lúc tan ca chờ Song Loan đưa lên mặt đất; những tiếng hát vang dội lạc quan trong lòng đất… tất cả đã tạo nên một không gian - môi trường sống và làm việc cực kỳ riêng biệt. Khi tham gia chương trình, chúng tôi cũng ở ký túc với những người thợ lò, tự đi chợ nấu nướng, ăn uống sinh hoạt cùng với công nhân, chia sẻ với nhau những câu chuyện đời, chuyện nghề... qua đó, càng hiểu và trân trọng những người công nhân than. Tất cả những thứ ấy đã mang lại cho Phùng Cường và các nhân vật trải nghiệm nhiều kỷ niệm không bao giờ quên . Hơn thế nữa, sau khi tham gia chương trình, Phùng Cường đã vượt qua được những giới hạn của bản thân, những nỗi sợ hãi, sự tư ti và đánh thức bản lĩnh vốn có mà bấy lâu nay rụt rè.
Cũng trong thời gian này, ngoài việc tham gia trải nghiệm Sống ở mỏ, Phùng Cường còn tham gia chương trình hài Tết Hoán đổi thân xác với vai trò đạo diễn và diễn viên chính. Tuy nhiên, việc làm phim và tham gia đóng phim của Phùng Cường ngày càng ít hơn, bởi nam diễn viên anh đang tập trung và phát triển công viêc kinh doanh trong nhưng năm tới. Hiện tại Phùng Cường đang đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc của một tập đoàn mỹ phẩm tại Việt Nam. Mục tiêu trong 3 năm tiếp theo sẽ đưa sản phẩm đông y của Việt Nam vươn tầm ra ngoài biên giới; phấn đấu trở thành một trong những đơn vị sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.