Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại Hà Nội

Nam Anh TH

Hàng năm, cứ đến dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là đồng bào Khmer lại hồ hởi đón mừng năm mới với nhiều hy vọng mới. Những ngày này, đồng bào, chư tăng Khmer ở khắp nơi trên cả nước cùng nhau chúc phúc, mừng tuổi, báo hiếu, báo công, cầu mong sang năm mới có một cuộc sống an khang, thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc.

Dân tộc Khmer ở nước ta hiện nay dân số có khoảng hơn 1 triệu người. Đồng bào sinh sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu…

Đồng bào Khmer Nam Bộ hầu hết theo đạo Phật thuộc hệ phái Nam tông, không có ni sư và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Dân tộc Khmer có nhiều phong tục tập quán và có vốn văn hóa nghệ thuật rất đa dạng và phong phú.

Bun Chôl Chnăm Thmây - Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết vào năm mới hay lễ chịu tuổi được tổ chức hàng năm vào các ngày 13,14 và 15 tháng 4 nếu là năm nhuận thì tổ chức vào ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch.

Đối với người Khmer, tháng 4 là điểm giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa. Tại thời điểm này, cỏ cây trở lại tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Sự thay đổi, bừng lên của thiên nhiên đã được người Khmer quan niệm như sự khởi đầu của một năm mới. Việc tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới.

Trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2022, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Khmer tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây: 

5q9a5436-1650250334.jpg
Nghi thức rước thần Kapila quanh chính điện 3 vòng để làm lễ mừng năm mới dưới sự điều hành của ông Acha.
5q9a5423-1650250470.jpg
Đầu tượng thần Mara Prưm - Biểu tượng tín ngưỡng của người Khmer.
5q9a5450-1650250499.jpg
5q9a5488-1650250499.jpg
Các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa.
5q9a5518-1650250509.jpg
Lễ Tam Bảo cùng các Chư Tăng tụng kinh Cầu an năm mới thực hiện trong Chánh điện.
5q9a5536-1650250499.jpg
Các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo
img6530w-1650250499.jpg
Nghi thức tắm tượng Phật bằng nước ướp hương để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, gột rửa những điều không may mắn năm cũ để sang năm mới mọi sự được như ý.
5q9a5810-1650250509.jpg
Tục đắp núi cát của đồng bào Khmer có ý nghĩa ngăn trở điều xấu, nhắc nhở mọi người tích phúc, đức ngày một cao lớn như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.
5q9a5823-1650250499.jpg
Cát đắp 9 ngọn núi nhỏ gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Ngọn chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốn phương, tám hướng của vũ trụ.
5q9a5836-1650250499.jpg
Người Khmer dù bận bịu đến đâu thì tết đến cũng phải đi chùa, đặt biệt là tham gia đắp núi cát. Họ coi đây như là hành động tưởng nhở tổ tiên vừa tích đức để cuộc sống hiện tiền được tốt đẹp hơn.