Du lịch Bình Liêu Cột mốc biên giới, cửa khẩu và 4 mùa hoa

Từ thị trấn Bình Liêu chạy về hướng Hoành Mô trên QL18C khoảng 3-4 km rẽ phải vào bản Ngàn Chuồng. Từ bản Ngàn Chuồng rẽ trái phía mốc 61 khoảng 7-8km là hướng cột mốc 1300, 1302, thời gian đi đến các mốc mất chừng 1 tiếng. Ngoài những cột mốc này, du khách theo dõi bản đồ và tọa độ có thể đến với các cột mốc biên giới Việt Trung từ số  1300-đến1378. 

Cửa khẩu Hoành Mô

Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, là KKT đa ngành, một trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc Quảng Ninh, được thành lập theo Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh cột mốc 1317 là Cổng Nhà kiểm soát liên ngành cửa khẩu Hoành Mô, một trong những cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến Hoành Mô du khách có thể kết hợp tham quan mốc 1317 nằm bên phía Việt Nam.

q2-1629509381.jpgMốc 1300, dọc tđường tuần tra biên giới Lạng Sơn - Quảng Ninh; (Ảnh – Minh Quý)

Đây là cửa ngõ giao lưu, trung chuyển thương mại quốc tế và là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền núi Bắc bộ, vùng vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ. KKT cửa khẩu có diện tích khoảng 14.236 ha, được chia thành 3 vùng: vùng xây dựng tập trung; vùng phát triển phân tán kết hợp nông lâm nghiệp và dự phòng; vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên. 

Tại vùng xây dựng tập trung, khu cửa khẩu có diện tích khoảng 33,3 ha, gồm khu cửa khẩu Hoành Mô 20,3 ha và khu cửa khẩu Đồng Văn 13 ha. Tại đây còn bố trí các công trình như: Quốc môn, trạm kiểm soát liên ngành, các cơ quan quản lý cửa khẩu, bãi đỗ xe và trạm gác.

q3-1629509353.pngCửa khẩu Hoành Mô; Ảnh: Thông tin Chính Phủ

Bốn mùa hoa rực rỡ tại Bình Liêu

Không bị lu mờ trước thắng cảnh của  Hạ Long, bốn mùa hoa tại Bình Liêu lại có sức hấp dẫn và thu hút kỳ lạ đối với nhiều người từng đến Quảng Ninh.  Ở  Bình Liêu du khách cứ ngỡ như  lạc vào  xứ sở Nhật Bản đầy cây lá, bốn mùa hoa nở làm mê đắm lòng người.

Đến Bình  Liêu vào tháng 3,4 hàng năm,du khách thường ngây ngất khi đắm chìm trong sắc màu hoa trẩu. Hoa sắc trắng, ở giữa có nhụy vàng;khi hoa già, thân nhụy ngả màu đỏ tía có hương thơm thoang thoảng. Hoa trẩu Bình Liêu rụng xuống những tán thông, rơi trên bờ rào đá, trên thảm cỏ xanh, nếu lỡ đi qua thảm trẩu rụng chắc chắn mọi người sẽ không thể cầm lòng. Hoa trẩu với người Bình Liêu đẹp không chỉ bởi điểm tô cho khung cảnh bản làng, mà còn thu hút lòng người về những cảnh thanh bình hiếm có. Người dân ở đây trồng trẩu không chỉ để nở hoa, mà chủ yếu là  lấy gỗ, hạt và cả vỏ cây để làm thuốc.  Cây Trẩu mang một ý nghĩa lớn trong đời sống đời thường. Khi mùa trẩu đến, hoa trẩu nở khắp mọi vùng, nhưng để có được những hình ảnh đẹp du khách cần Lục Hồn, Đồng Tâm hay dạt về phía Tây, đến với các con đường liên xã là có nhiều hoa đẹp nhất.

Mùa hoa mua

Bình Liêu được mệnh danh như Sapa của vùng Đông Bắc bởi phong cảnh tuyệt đẹp, núi non trùng điệp, lại mang đặc trưng bởi các loài hoa đầy thơ mộng. Trong những loài hoa rực rỡ phải kể tới hoa mua với màu tím thủy chung, một trong bốn mùa hoa đẹp. Hoa mua là loài hoa dại thân bụi, mọc thành thảm trên những sườn đồi. 

ql1-1629509577.jpg

Vào cuối mùa hạ và đầu thu , những nụ hoa bắt đầu bung nở khiến Bình Liêu tràn ngập trong màu tím biếc, trải dài từ đồi cao xuống các thung lũng, đẹp đến mê hồn.Nhìn thoáng qua, hoa mua không quá đặc biệt nhưng khi mọc san sát nhau lại mang đến một khung cảnh vừa hùng vĩ lại vừa mơ mộng đến bất ngờ. 

Gần đây, nhiều bạn trẻ yêu thích xê dịch, đã lựa chọn khám phá “sống lưng khủng long” Bình Liêu . Mặc đồi núi dốc cao đi lại khó khăn, nhưng thành quả khi đến Bình Liêu quả không phụ công chinh phục, bởi mùa hoa mua chỉ kéo dài sang tháng 9 hằng năm.

Mùa cỏ lau

Mùa cỏ lau thường bắt từ tháng 10 đến tháng 11 với những đồi lau trải dài như dải lụa trắng, phủ kín hai bên sống lưng khủng long, khiến ai đặt chân đến cũng cảm thấy đẹp tới nghẹt thở. Cỏ lau đã góp phần làm phong phú thêm vẻ đẹp đầy màu sắc của 4 mùa hoa tại Bình Liêu.

Nếu một giây phút nào đó cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện tại, muốn thoát khỏi sự xô bồ và đắm chìm giữa thiên nhiên đất trời, hãy đến với Bình Liêu để được hít thở không khí trong lành và từ trên cao nhìn xuống, những con đường quanh co uốn lượn cùng với thảo nguyên cỏ lau tinh khôi, nhất định sẽ giúp trút bỏ được hết mọi ưu phiền nơi đô thị.

l3-1629509606.png

Loài hoa đặc trưng, đã đi vào tâm thức người dân Bình Liêu đó là hoa sở. Đến Bình Liêu du khách  sẽ được ngắm những thảm hoa trắng bạt ngàn diễn ra vào tháng 12 với rất nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn. Mùa đông, khi tiết trời chuyển lạnh cũng là lúc những nhành hoa sở nở rộ khắp các cánh rừng. Hoa sở nở bung có màu sắc giống hoa chè nhưng to,mập hơn với màu trắng tinh khôi, có điểm nhụy vàng. Mỗi cây ra rất nhiều hoa và điều này đã tạo nên một biểu tượng đặc biệt, đó là niềm tự hào của người dân miền biên viễn Bình Liêu.

Lúa vàng trên ruộng bâc thang

Dù không rộng ngút tầm mắt nhìn như những ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núiTây Bắc nhưng mùa vàng ở Bình Liêu lại rất đặc biệt, nó mang đến những cảm giác đầy tươi mới. Mùa lúa chín, những thửa  ruộng bậc thang dường như làm vàng rực cả một vùng trời, trải dài dưới những thung lũng hay xen lẫn bên những sườn đồi quanh co. Bình Liêu có 2 mùa lúa chín vào tháng 7 và tháng 10, Nơi ngắm nhìn lúa chín đẹp nhất có lẽ là bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt nằm ở sườn Tây núi Xiêm hoăc sườn Nam của núi Phiêng Chè.  Tại những khu vực này, du khách sẽ thấy được những thảm lúa vàng phủ kín các bản Sông Moóc và Khe Tiền thuộc xã Đồng Văn. Người dân bản địa còn cho biết, tại thác Khe Vằn ruộng bậc thang có nhiều ở xã Húc Động.  

l22-1629509655.jpg

Thay cho lời kết

Du lịch Quảng Ninh đã thu hút được nhiều du khách, nhưng không phải ai cũng biết đến Bình Liêu và được thưởng thức vẻ đẹp hiếm có của miền biên viễn. Ngày nay, Bình Liêu đang đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới để hình thành các điểm du lịch văn hóa, lễ hội cũng như đa dạng hóa, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và huyện Bình Liêu đang nỗ lực giúp người dân để có thể phát triển được các loại hình du lịch trải nghiệm, mạo hiểm; hình thành các khu du lịch sinh thái và xúc tiến đầu tư sản phẩm du lịch để thực sự trở thành “địa chỉ đỏ” trên bản đồ du lịch Quảng Ninh. Có thể nói, với quỹ đất lớn, tiềm năng khác biệt so với miền biển, Bình Liêu  đang mở ra những cơ hội mới để mở mang phát triển du lich ở tỉnh Quảng Ninh./.