Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931 - 2011) là một nhà khoa học nông nghiệp uyên bác, suốt đời tận tụy cống hiến vì nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, vì nông dân và nông thôn Việt Nam. Ông là cây đại thụ của khoa học Việt Nam, là Viện sĩ hàn lâm khoa học nông nghiệp Liên xô, nhà nghiên cứu nông nghiệp lỗi lạc, người viện trưởng tài ba. Suốt cuộc đời mình, ông đã đưa ra xuất bản trên 200 bài báo, 20 đầu sách tiếng Việt, 1 sách tiếng Nga, 33 sách, báo, tạp chí tiếng Anh, 58 báo, tạp chí sách tiếng Pháp.
Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn còn là cha đẻ của Bộ môn Hệ thông Nông nghiệp. Ông đã đi từ những nghiên cứu nhỏ lẻ, từ nghiên cứu hệ thông canh tác trong hợp tác xã, bố trí lại cây trồng trong HTX, mở ra một thời kỳ mới cho đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta phải được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống đó cũng chính là những nghiên cứu mang tính chiến lược của ông. Các công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp là các công trình đầu tiên ấp dụng quan điểm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và nông thôn, làm cơ sở cho phát triển nông thôn.
Ông cũng là người sớm có đề xuất hướng tiếp cận nghiên cứu kỹ thuật từ đơn ngành sang tiếp cận nghiên cứu hệ thống trên quy mô tiểu vùng, vùng, quy mô quốc gia theo hướng thị trường, theo ngành hàng nông sản.
Xuyên suốt các công trình nghiên cứu khoa học của Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đều có giá trị cao về phương pháp luận và thực tiễn cho ngành nông nghiệp, từ nghiên cứu cơ bản, xác lập cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng, đến giải quyết các vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ông được đánh giá là người dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển nông thôn.
Cuốn sách "Sinh lý của ruộng lúa năng suất cao" của Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã ra mắt bạn đọc trên 50 năm qua, nhưng giá trị khoa học và thực tiễn của nó không thể phai mờ. Nó được đánh giá là cơ sở cho nhiều luận điểm khoa học quan trọng về hệ sinh thái hoàn chỉnh để phát triển ruộng lúa năng suất cao trên cơ sở chuyển đổi lối canh tác truyền thống sang canh tác dựa trên cơ sở khoa học.
Đặc biệt trong cuốn "Kinh tế hộ nông dân" ông nói về nền nông nghiệp hiện đại có vai trò rất quan trọng của hộ nông dân. Đặc biệt, ông đã sớm đề cập đến nhiều vấn đề thời sự của ngành nông nghiệp hiện nay như: Vai trò chủ thể của giai cấp nông dân hiện đại, năng lực quản trị các mô hình sản xuất, tính liên kết trong tổ chức sản xuất, khai thác chuỗi giá trị hàng hóa nông sản, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế...
Những nghiên cứu của Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn là một trong những cơ sở để giúp Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở nước ta nhiều thập kỷ qua như: Khoán 10; Kinh tế tập thể; Chính sách Tam Nông: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn; Phát triển nông thôn mới; Nông nghiệp sinh thái; Phát triển Du lịch và Làng nghề; Dân tộc và miền núi; Giảm nghèo bền vững; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất nông sản hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường và hướng xuất khẩu...
Với những công lao đóng góp của mình Giáo sư đã nhận được nhiều phần thưởng cao qui của Đảng, Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Kháng hạng Ba, Huân chương kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và Huân chương Công trạng Nông nghiệp của nước Cộng hoà Pháp. Danh hiệu anh hùng Lao Động thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Để tri ân những cống hiến to lớn của ông với nền khoa học nước nhà, với ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chiều ngày 8/12/2022, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá 16 đã biểu quyết đặt tên phố Đào Thế Tuấn là một trong những đường phố mới ở Thủ đô Hà Nội được 100% đại biểu có mặt. Cụ thể, 41 tuyến đường, phố mới được đặt tên gồm:
Phố Đào Thế Tuấn (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao phố Vũ Đức Thận tại khu đất C12 đến ngã ba giao ngõ 137 phố Việt Hưng (tổ 8 phường Việt Hưng) tại mặt sau Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên.
Đường chùa Bụt Mọc (quận Bắc Từ Liêm): Đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường DKĐT Nguyễn Đạo An (tại ngõ 193 đường Phú Diễn và chợ Phú Diễn) đến ngã ba giao cắt cạnh Trường mầm non Phú Diễn A (tại ngách 193/130) đường Phú Diễn.
Đường Nguyễn Đạo An (quận Bắc Từ Liêm): Đoạn từ ngã ba giao đường Phú Diễn (hiện là ngõ 259 đường Phú Diễn) đến ngã ba giao cắt ngõ 193 đường Phú Diễn (tại chợ Phú Diễn) và điểm đầu đường DKĐT chùa Bụt Mọc.
Đường Đại Cát (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao đê Liên Mạc tại Trường mầm non Đại Cát đến ngã ba giao đường Sùng Khang, hiện là ngõ 241 đường Sùng Khang.
Đường Tựu Phúc (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Phú Minh tại ngõ 20 (cổng làng Phúc Lý) đến Cầu Vê (bắc qua sông Pheo), thuộc TDP Phúc Lý 1 và 4 (gần nhà thờ họ đạo Phúc Lý).
Đường Đông Kiều (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Tây Tựu tại cầu Đăm đến ngã ba giao phố Trung Kiên tại Đình Đăm.
Phố Hoàng Quán Chi (quận Cầu Giấy): Cho đoạn từ ngã tư giao phố Thọ Tháp (cạnh Trường tiểu học Thăng Long Kidsmart) đến ngã tư giao dự án đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất E2 đô thị mới Cầu Giấy tại tòa nhà Green Park CT1-CT2.
Phố Nguyễn Vĩnh Bảo (quận Cầu Giấy): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Bá Khoản, đối diện ngõ 99 Nguyễn Khang (cạnh số 15 lô 4E) đến ngã ba giao cắt tại TDP26 - phường Trung Hòa.
Phố Tống Tất Thắng (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao phố Văn Phúc cạnh TT26, ô 01 KĐT Văn Phú, phường Phú La đến ngã ba giao đường KĐT Văn Phú tại công viên X9, mặt bên trường THCS, THPT MariCuri.
Phố Hà Trì (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Lê Lợi, đối diện cổng làng Hà Trì tại số 177 Lê Lợi, đến ngã tư giao phố Hoàng Đôn Hòa tại điểm đối diện TT19 ô 26 KĐT Văn Phú.
Phố Nông Quốc Chấn (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao đường vạn Phúc đối diện cổng làng Vạn Phúc, chùa Vạn Phúc (số nhà 65) đến ngã tư giao cắt đối diện tòa nhà CT5C KĐT Văn Khê.
Phố Nguyễn Văn Viên (quận Hai Bà Trưng): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Minh Khai tại gầm cầu Vĩnh Tuy (ngõ 624 phố Minh Khai) đến ngã ba giao cắt ngõ 122 phố Vĩnh Tuy tại chân đê Nguyễn Khoái.
Phố Đào Đình Luyện (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Đoàn Khuê - Đào Văn Tập tại tại Khu ĐT Vincom Riverside đến ngã ba giao cắt đường Nguyễn Văn Linh tại số 41 (Cảng nội địa, Tổng Công ty hàng hải Việt Nam).
Phố Đào Hinh (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Huỳnh Văn Nghệ tại điểm đối diện tòa N08-1 Khu đô thị Sài Đồng đến ngã ba giao ngõ 85 phố Vũ Đức Thận tại TDP 3 phường Việt Hưng.
Phố Vũ Đình Tụng (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao đường gom Vành đai 3 cạnh hầm chui Long Biên - Gia Lâm đến ngã tư giao cắt ngõ 197/3 phố Ngọc Trì tại tổ 12 phường Thạch Bàn.
Phố Tạ Đông Trung (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Văn Cừ tại ngõ 720 đến ngã ba giao điểm cuối phố Hoàng Minh Đạo.
Đường Trung Thư (quận Nam Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Tố Hữu tại điểm đối diện đường Trung Văn đến ngã tư giao cắt phố Cương Kiên- Đại Linh tại cổng làng Trung Văn.
Phố Thụy Ứng (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã ba giao Quốc lộ 32 (mới) tại Km21 đến ngã ba giao chân đê tả Đáy tại địa phận Tổ dân phố Thụy Ứng.
Phố Phượng Trì (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ Ngã ba giao Quốc lộ 32 (mới) tại Km21+400 đến ngã ba giao Quốc lộ 32 (cũ) tại cổng làng Phượng Trì, địa phận Xóm Dền, Xóm Chùa.
Đường Hùng Sơn (huyện Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Cao Lỗ tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh đến ngã ba giao cắt đường liên thôn Đài Bi - Phúc Lộc tại thôn Phúc Lộc.
Đường Lê Đình Thiệp (huyện Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt quốc lộ 3 tại tổ 3,4 thị trấn Đông Anh đến ngã ba giao cắt đường DKĐT "Hùng Sơn", cạnh Nhà tang lễ Đông Anh (TDP 1, TT. Đông Anh).
Đường Anh Dũng (huyện Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba giao đường liên xã Kim Nỗ - Kim Chung tại cổng làng thôn Bắc đến ngã ba giao cắt đường dẫn chân cầu Thăng Long tại thôn Cổ Điển, xã Hải Bối.
Đường Tàm Xá (huyện Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Trường Sa tại công viên nghĩa trang Tàm Xá- Vĩnh Thanh đến ngã ba giao chân đê tả sông Hồng tại thôn Đoài - Đông, xã Tàm Xá.
Đường Cây gạo Ba Đê (huyện Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Hoàng Sa tại chợ thôn Đông đến ngã ba giao đê tả sông Hồng tại thôn Đông, đối diện điếm canh đê số 10.
Đường Sen Hồ (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ ngã ba giao đường 181 (đối diện Học viện Tòa án) đến ngã ba giao cắt đường vào thôn Sen Hồ, cạnh đình Sen Hồ.
Đường Lệ Chi (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ ngã ba giao đường liên thôn Sen Hồ - Kim Hồ (tại cống Doanh) đến ngã ba giao chân đê hữu Đuống tại thôn Chi Đông.
Đường Nguyễn Huy Phan (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Ỷ Lan tại thôn Yên Bình, xã Dương Xá đến ngã ba giao đường vành đai KĐT Đặng Xá, xã Đặng Xá.
Đường Trung Hưng (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Trung Mầu tại thôn 2, xã Trung Mầu, cạnh chùa Hưng Đô đến ngã ba giao cắt chân đê tả Đuống tại thôn 3, xã Trung Mầu.
Đường Kim Thìa (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư Sơn Đồng đến Ngã tư giao với đường vành đai 3.5 tại cầu Hậu Ái (Km2+422 đường 422B) địa phận thôn Hậu Ái, xã Vân Canh.
Đường Vân Canh (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao với đường vành đai 3.5 tại cầu Hậu Ái (Km2+422 đường 422B) địa phận thôn Hậu Ái, xã Vân Canh đến ngã tư giao đường 70 cạnh Chợ Vân Canh (ngã tư Canh).
Đường Sơn Đồng (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư Sơn Đồng đến ngã tư giao cắt đường dự án Liên khu vực I tại điểm giáp ranh 2 xã Sơn Đồng và Yên Sở.
Đường Quế Dương (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường dự án Liên khu vực I tại điểm giáp ranh 2 xã Sơn Đồng và Yên Sở đến ngã ba giao cắt đê Tả Đáy tại địa phận thôn Cát Quế.
Đường Nguyễn Viết Thứ (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư Sơn Đồng đến ngã ba giao cắt đường gom chân đê tả Đáy, cạnh trụ sở UBND xã Song Phương, địa phận thôn Song Phương.
Đường Chùa Tổng (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Dương Nội (đối diện đường Hữu Hưng) đến ngã tư giao đường dự án Liên khu vực 8 (Km 4+460, tỉnh lộ 423), thuộc địa phận thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh.
Đường Hoàng Tùng (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ cuối đường Dương Nội (quận Hà Đông) tại thôn La Dương, phường Dương Nội đến ngã ba giao cắt đại lộ Thăng Long tại Khu đô thị Lê Trọng Tấn.
Đường Dược Hạ (huyện Sóc Sơn): Cho đoạn từ ngã ba giao quốc lộ 3 tại địa phận Xóm Ngoài, thôn Dược Hạ đến ngã ba giao cắt đường ra khu tái định cư Tiên Dược - Mai Đình tại cổng Lữ đoàn 971.
Đường Vĩnh Khang (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Ngọc Hồi tại Di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc đội 9, xã Ngọc Hồi) đến ngã ba giao cắt đường Đại Hưng tại đình, chùa Lạc Thị.
Đường Đại Thanh (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phan Trọng Tuệ tại cửa hàng xăng dầu Tam Hiệp (thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp) đến ngã tư giao cắt đường DA liên xã: Liên Ninh-Đại Áng-Tả Thanh Oai tại thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai.
Đường Trần Trọng Liêu (huyện Thường Tín): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Trần Lư - Hùng Nguyên tại cửa ga Thường Tín đến ngã tư giao cắt đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tại nút giao Khê Hồi.
Đường Ngô Hoan (huyện Thường Tín): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Thượng Phúc, cạnh Kho bạc Nhà nước huyện Thường Tín (tại TPD Trần Phú, Thị trấn Thường Tín) đến ngã ba giao đường DKĐT Nguyễn Vĩnh Tích (đường đi thôn Văn Trai, xã văn Phú) tại ô quy hoạch bể bơi Hồng Hà.
Đường Nguyễn Vĩnh Tích (huyện Thường Tín): Cho đoạn từ ngã ba giao điểm cuối đường DKĐT Ngô Hoan cạnh ô quy hoạch bể bơi Hồng Hà đến ngã ba lối vào khu dân cư thôn Văn Trai, xã Văn Phú (hết địa phận Thị trấn Thường Tín).
Điều chỉnh độ dài 4 tuyến đường, phố gồm:
Phố Kỳ Vũ (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã tư điểm cuối phố Kỳ Vũ tại trạm nước sạch Thượng Cát đến ngã ba giao cắt đường Đống Ba tại điểm vui chơi Ao Giếng.
Phố Mai Phúc (quận Long Biên): Cho đoạn từ điểm cuối phố Mai Phúc tại ngã tư giao cắt phố Nguyễn Lam đến ngã tư giao phố DKĐT Đào Hinh (đối diện cổng Khu Nguyệt Quế, KĐT Vinhome Riverside, cạnh trường tiểu học Vinschool).
Phố Hoàng Đạo Thúy (quận Thanh Xuân): Cho đoạn từ điểm đầu phố Hoàng Đạo Thúy tại ngã tư giao cắt đường Lê Văn Lương đến ngã ba giao ngõ 116 Phố Nhân Hòa.
Đường Nguyễn Quý Trị (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ điểm cuối đường Nguyễn Quý Trị cạnh đền, chùa Kiêu Kỵ, thôn Trung Dương, xã Kiêu Kỵ đến ngã ba giao đường gom quốc lộ 5B (tại Km3+982) và đường đi xã Đa Tốn.
Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại Thành phố Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội); sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức nổi tiếng cả về trí tuệ và tinh thần yêu nước; Mẹ là cụ bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội, Cha là cụ Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, nhà từ điển học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam được từ điển Larousse gọi là nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại. Ông tham gia Việt Minh từ rất sớm, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 5 năm 1949 và chuyển chính thức ngày 9 tháng 10 năm 1949. Năm 1953, học đại học tại Trường Đại học Nông nghiệp Tasken, Liên Xô. Cuối năm 1958 báo cáo tốt nghiệp của ông được trình bày thẳng để lấy bằng tiến sĩ nông học. Từ năm 1958 đến năm 1995, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Nông Lâm; tiếp đến là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, được phân công làm Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tham gia và là Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam - PHANO; Ông là người sáng lập bộ môn Hệ thống nông nghiệp (1989). Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, nhiều bài viết được các báo, tạp chí trong và ngoài nước xuất bản. Ông qua đời lúc 11h 30 ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội. |
Xuân Nguyên