Khi mà cách mạng công nghệ 4.0 ra đời, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Ngoài những lợi ích mang lại thì còn nhiều hành vi “xấu xí” mà nhiều người cho rằng họ đang thể hiện cái tôi của mình gây ra cái nhìn tiêu cực.
Hành xử “xấu xí” trên mạng xã hội ngày nay
Mạng xã hội không chỉ đem đến một kho tàng kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận thông tin của một quốc gia cách nơi ta sống cả nửa vòng trái đất. Thỏa sức khám phá, giao tiếp với rất nhiều người thậm chí cả những người nổi tiếng thông qua những trang mạng phổ biến như facebook, instagram, twitter, youtube…
Tuy nhiên, chính bởi sự thuận tiện, lượt tiếp cận thông tin khổng lồ qua mỗi lượt đăng mà nhiều người sử dụng mạng xã hội để đưa ra thông tin bịa đặt, thêu dệt các câu chuyện không có thật nhằm bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục thu hút hàng ngàn lượt qua tâm. “Tiếng lành đồn ít, tiếng dữ đồn xa” của các "anh hùng bàn phím" với ý nghĩa tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội làm không ít người lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi bị vu oan giá họa…
Không chỉ dừng lại ở đó, một số người còn dùng mạng xã hội chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, họ sẵn sàng lên mạng chửi bới người khác có thể là một nghệ sĩ hay người nổi tiếng nào đó mà họ không thích bằng những lời lẽ vô cùng nặng nề. Không cần quan tâm liệu những người bị họ chửi sẽ cảm thấy ra sao.
Mạng xã hội đã trở thành con dao 2 lưỡi đối với giới trẻ. Không ít người sẵn sàng đánh đổi bản thân để đạt được các lượt like, lượt view ảo, thu hút mọi người quan tâm thông qua video, hình ảnh không đúng thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, còn một bộ phận khác lợi dụng hành vi, xu hướng a dua của cộng đồng mạng để kiếm view, kiếm like, kiếm tiền, trục lợi...
Giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
Để có thể ứng xử văn minh trên mạng xã hội, trước hết mỗi cá nhân cần tự rèn luyện cho mình thói quen tốt, hành xử văn minh không chỉ ở thế giới thực mà còn cả trên “thế giới ảo”.
Hãy luôn suy nghĩ thật kỹ những gì mình định đăng trên các trang mạng và có trách nhiệm với lời nói và hành vi của bản thân. Khi tiếp cận những thông tin tiêu cực, bạn nên giữ cho mình một “cái đầu lạnh”, tìm hiểu thật kỹ càng trước khi để lại một nhận xét hay bình luận nào đó bởi đối vơi bạn những từ ngữ đó không gây ảnh hưởng nhưng đối với người khác nó có thể là một vết thương hằn sâu trong trái tim họ.
Không nên sử dụng những từ ngữ thô tục, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc.
Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp trên MXH. Không nên dùng từ ngữ tục tĩu hoặc từ lạ không có trong từ điển tiếng Việt, không nên dùng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc ngôn ngữ pha tạp. Phản ứng thận trọng trước các vấn đề nảy sinh trên MXH.
Hai là, nâng cao tầm quan trọng của Luật An Ninh mạng giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người khi cư sử trên mạng xã hội.
Cuối cùng là nên sử dụng các giải pháp về công nghệ hỗ trợ cho xây dựng văn hóa ứng xử trên MXH
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các hình thức xử phạt, các chế tài, quy tắc ứng xử cụ thể mà chúng ta cũng nên đưa ra các biện pháp về công nghệ như bảo mật thông tin cá nhân trên mạng, giữ bí mật mật khẩu, đặt chế độ cá nhân hoặc chỉ bạn bè thân thiết và tin cậy mới có thể xem; nghiên cứu sử dụng phần mềm lọc, ngăn chặn thông tin xấu, độc khi mới được đăng tải; nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin tư vấn cách sử dụng MXH an toàn.
Cơ quan chuyên trách nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên tìm kiếm những bài đăng sai sự thật, xúc phạm người khác, những hình ảnh phản cảm, gửi tới nhà cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia, các MXH mà người dùng đăng tải và yêu cầu gỡ bỏ.
Mong rằng mỗi cá nhân hãy có ý thức hơn khi dùng MXH mang đến cho con người những lợi ích tốt đẹp.