Hà Nội hướng đến phát triển nông nghiệp thông minh

Nhằm tìm kiếm các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp thông minh trong đô thị Hà Nội phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường và yêu cầu Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 với định hướng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại, ngày 03/11/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Định hướng và Giải pháp phát triển Nông nghiệp thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội.

Hà Nội hướng đến phát triển <a href=nông nghiệp thông minh" src=https://info-imgs.vgcloud.vn/2021/11/03/15/ha-noi-huong-den-phat-trien-nong-nghiep-thong-minh.jpg>
Hà Nội cấp thiết phải phát triển một nền nông nghiệp vừa có tính chất đô thị vừa tiệm cận với những công nghệ thông minh hướng đến sự phát triển bền vững của Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội cho biết: Trên địa bàn Thành phố, hiện nay có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm 105 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình về thủy sản và 01 mô hình kết hợp trọt và chăn nuôi. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Trong đó công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng nông sản…

Cũng theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội - TS. Tạ Văn Tường thì ngành nông nghiệp Thủ đô trong thời gian qua đã tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như: Trong trồng trọt đã ứng dụng xây dựng nhà màng, nhà lưới có hệ thống tự động hóa trong điều khiển hệ thống tưới, bón phân, điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng; hệ thống giám sát có thể phân tích đất đai, dự báo năng suất; Trong chăn nuôi đã áp dụng hình thức chăn nuôi trong chuồng kín, có hệ thống làm mát giúp ổn định nhiệt độ, độ ẩm, chuồng nuôi, dây chuyền cho ăn tự động, uống nước tự động; Trong thủy sản đã ứng dụng công nghệ sông trong ao, sử dụng chế phẩm sinh học và máy tạo oxy tự động, công nghệ biofloc. Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ và thiết bị thông minh ở hầu hết các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các trang trại, gia trại nuôi trồng rau sạch, hoa cây cảnh, nuôi cấy mô hoa lan và lan VAR...

Hà Nội hướng đến phát triển <a href=nông nghiệp thông minh" src=https://info-imgs.vgcloud.vn/2021/11/03/15/ha-noi-huong-den-phat-trien-nong-nghiep-thong-minh-1.jpg>
Nhiều nội dung quan trọng đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị.

“Tuy nhiên, số lượng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có của Thành phố, nhất là mô hình KCN phục vụ Nông nghiệp thông minh; mô hình trang trại, gia trại, HTX, làng nghề “Nông nghiệp số” quy mô lớn được ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ thông minh theo chuỗi giá trị từ khâu nghiên cứu chọn tạo giống, tổ chức sản xuất, nuôi trồng, chế biến, bảo quản và tiêu thụ…

Cùng với đó, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh như: đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp tại các địa phương...", TS. Tạ Văn Tường cho biết thêm.

Theo Ban tổ chức hội thảo, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội và các vùng phụ cận đã và đang đặt ra vấn đề cấp thiết phải phát triển một nền nông nghiệp vừa có tính chất đô thị vừa tiệm cận với những công nghệ thông minh hướng đến sự phát triển bền vững của Thành phố Thông minh trên 10 triệu dân là Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Đầu năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 04-CTr/TU về việc Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tếnông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025; Trong đó, xác định đến năm 2025, Hà Nội có tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội đạt 70%; Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tếnông thôn, xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao; xác định tái cơ cấu nông nghiệp là nền tảng then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân là chủ thể...

Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội được kỳ vọng sẽ  giúp Thành phố có cơ sở ban hành một số chính sách hướng tới mục tiêu nêu trên.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung chính như: Phân tích những cơ sở lý luận và giới thiệu những mô hình thực tiễn về phát triển Nông nghiệp Đô thị, Nông nghiệp Công nghệ cao, Nông nghiệp Thông minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội; Thực trạng phát triển Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam và Hà Nội; Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển Nông nghiệp Thông minh, Nông nghiệp đô thị trên Thế giới và Việt Nam; Định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để phát triển Nông nghiệp thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội.