Ông Đinh Hữu Phương sinh năm 1946 (trú tại tổ 1, phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ đơn kêu cứu khẩn cấp của gia đình mình đối với 2 bản án sơ thẩm do TAND quận Long Biên xét xử vụ việc tranh chấp đất thừa kế có nhiều dấu hiệu cần làm rõ. Chúng tôi xin chia sẻ thông tin trên với mong muốn các cơ quan chức năng xem xét giải quyết vụ việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đơn kêu cứu của gia đình ông Phương tới các cơ quan chức năng
Mảnh đất nơi xảy ra tranh chấp
Theo đó, ông Phương cho biết năm 1980 vợ chồng ông cùng bố mẹ đẻ mua chung 1 mảnh đất của bà Lê Thị Chinh có diện tích 768.6m2 (do vợ chồng ông Phương đứng tên). Ngoài ra ông và em rể là Trần Công Bình ma chung 01 ao của ông Lê Văn Đoán liền kề với thửa đất của bà Chinh giáp quốc lộ 5 diện tích khoảng 344m2 (do ông Phương và ông Bình Đứng tên).
Đến năm 1983 bố ông viết giấy để chia đất cho các con và đưa cho ông Phương ký. Ông không đồng ý ký vì đất do ông cùng bố mẹ bỏ tiền ra mua chung, ao do ông và em rể mua chung. Đất không phải là tài sản riêng của bố mẹ ông nên bố ông chia cho các con toàn bộ đất là không công bằng và không đúng pháp luật.
Do tranh chấp kéo dài năm 2009, ông Phương mới bất đắc dĩ làm đơn khởi kiện em trai mình trong vụ án đòi đất mua chung và một suất thừa kế của cha mẹ ruột để lại. Đơn khởi kiện được TAND quận Long Biên thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Thế nhưng, phải mất đến 3 năm sau, TAND quận Long Biên mới đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, sau khi nghe TAND quận Long Biên tuyên án, ông Phương cho rằng tại bản án cấp sơ thẩm đã không “khách quan” khi không xem xét đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, không căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án để giải quyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình nên ông tiếp tục kháng cáo phúc thẩm lên TAND TP.Hà Nội.
Bản án sơ thẩm do TAND quận Long Biên
Ngày 29/11/2011, TAND TP. Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên hủy toàn bộ bản án cấp sơ thẩm. Đồng thời, giao hồ sơ vụ án cho TAND quận Long Biên giải quyết theo quy định chung. Cũng theo ông Phương phản ánh thì theo quy định của pháp luật, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế thì thời hạn đưa vụ án ra xét xử là 4 tháng, kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 2 tháng (điểm a,b khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004). Theo quy định thì trong trường hợp này, thời hạn tối đa để TAND quận Long Biên đưa vụ án ra xét xử là 6 tháng kể từ ngày tóa án thụ lý giải quyết.
Gia đình ông Phương băn khoăn không hiểu vì lý do gì mà nhiều lần khiếu lại (qua đơn thư và đến trực tiếp) nhưng TAND quận Long Biên vẫn không giải quyết dứt điểm vụ việc. Chỉ đến khi ông Phương có đơn kêu cứu gửi lên các cơ quan chắc năng cao hơn nhờ giải quyết thì ngày 8/7/2016 TAND quận Long Biên mới đưa ra xét xử lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm này, TAND quận Long Biên tiếp tục bỏ qua tất cả các chứng cứ trực tiếp của ông Phương thu thập được cũng như quan điểm của luật sư không được coi trọng mà chỉ dựa vào 4 chứng cứ của bị đơn xin 4 người làm chứng từ năm 2010. Cùng với đó, nội dung bản di chúc của cha mẹ ông để lại cũng bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho ông. Từ những giữ liệu trên, dẫn đến quyết định tuyên án của tòa không khách quan, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tiếp tục một lần nữa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Phương.
Kháng nghị bản án của Viện KSND quận Long Biên
Ngày 21/7/2016 vụ án bị Viện KSND quận Long Biên kháng nghị lên TAND TP. Hà Nội, đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì “Trong hồ sơ thể hiện TAND quận Long Biên chưa thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ phần di sản còn lại hiện nay trong di chúc cha mẹ mình để lại sau những biến động về đất như trong phần nhận định Quyết định của bản án không nêu rõ di sản của cụ Chuy và cụ Lý gồm có những tài sản gì”...
Ngày 25/11/2019 TAND TP. Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vụ kiện theo hướng hủy bản án nêu trên để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Được biết, sau khi vụ án được xét xử thì sau 15 ngày kết quả được gửi cho ông Phương với tư cách là đương sự của vụ án. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 tháng trôi qua ông Phương vẫn chưa nhận được bất kỳ hồ sơ liên quan đến bản án của TAND TP. Hà Nội. Gia đình ông Phương và dư luận bức xúc về việc chậm trễ dặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn có liên quan?
Trước sự việc trên, gia đình ông Phương chia sẻ những thông tin trên với mong muốn tha thiết các cơ quan chức năng có liên quan cần khẩn trương vào cuộc giải quyết dứt điểm vụ việc trên để sớm mang lại sự công bằng cho công dân theo tinh thần thượng tôn pháp luật.