Hỗ trợ phục hồi sản xuất cho các HTX chịu ảnh hưởng bão, lụt thuộc vùng mục tiêu dự án SRDP

Ban Quản lý dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức đoàn công tác khảo sát, đánh giá tình hình thiệt hại do ảnh hưởng bão, lũ thuộc vùng mục tiêu dự án và kêu gọi chung tay ủng hộ, giúp đỡ của các tập thể, cá nhân. Trên cơ sở đó, BCH Công đoàn đã thực hiện kế hoạch số 103/KH-SRDP ngày 11/12/2020, hỗ trợ kinh phí cho các HTX/THT khắc phục hậu quả.

Cụ thể, tổng kinh phí thực hiện là 126.250.000 đồng, trong đó nguồn hỗ trợ của các đồng nghiệp văn phòng IFAD là 105.500 đồng, nguồn hỗ trợ khác là 7.800.000 đồng và nguồn vốn của HTX/THT là 12.950.000 đồng cho 04 địa phương (Kim Thủy, Trường Xuân, Hiền Ninh và Thuận Hóa) để khắc phục hậu quả do bão, lụt gây ra theo thứ tự ưu tiên như sau:

Công đoàn Ban Quản lý dự án SRDP đã kết nối với các nhà cung cấp và trao trực tiếp 51 thùng ong giống cho 51 thành viên của các HTX/THT nuôi ong và 500 con gà con 15 ngày tuổi cho 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa) và xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh); vật tư sản xuất 6.000 bịch nấm sò cho 20 thành viên HTX Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông sản Tổng hợp Bắc Tiến xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh); vật tư để khôi phục lại chuồng nuôi gà thương phẩm, diện tích 150 m2 cho THT chăn nuôi Gà kiến thả vườn bản Cổ Kiểng xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy).

Tại xã Kim Thủy là một trong những THT chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sau khi khảo sát tình hình thiệt hại và đánh giá nhu cầu của THT; được sự đồng thuận của Chính quyền địa phương, Công đoàn Ban Quản lý dự án SRDP đã cùng THT mua vật liệu xây dựng chuồng nuôi gà thương phẩm với diện tích 150 m , trị giá 32.950.000 đồng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ các đồng nghiệp Văn phòng IFAD là 20.000.000 đồng; đóng góp của THT là 12.950.000 đồng. Đến nay, chuồng đã được xây xong ở nơi cao ráo, kiên cố, đảm bảo vệ sinh môi trường, đông che, hè thoáng; 1.400 gà con 01 tháng tuổi đã được đưa về tha chuồng, chăm sóc . Dự kiến , sau 3,5 tháng gà sẽ được xuất bán , mang lại thu nhập khoảng 154.000.000 đồng cho các thành viên THT, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ sau lũ lụt và tạo điều kiện tái đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Tại xã Trường Xuân, Công đoàn Ban Quản lý dự án đã kết nối với nhà cung cấp con giống trên địa bàn xã và trực tiếp trao hỗ trợ 500 gà con 15 ngày tuổi và thức ăn nuôi gà con (đủ nuôi gà đến 03 tháng tuổi) cho 10 hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Hang Chuồn và bản Khe Dây xã Trường Xuân. Trị giá hỗ trợ 11.500.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các đồng nghiệp Văn phòng IFAD. Đến nay , đàn gà khỏe mạnh , thích nghi tốt và đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin đúng quy định. Dự kiến sau 3,5 tháng chăm sóc, đàn gà sẽ mang lại thu nhập trung bình 5.500.000 đồng/hộ, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo, cận nghèo và tạo điều kiện để các hộ phục hồi chăn nuôi, mở rộng sản xuất.

Tại xã Hiền Ninh, Công đoàn Ban Quản lý dự án đã kết nối với nhà cung cấp có uy tín và trực tiếp trao hỗ trợ vật tư đầu vào để sản xuất 6.000 bịch nấm sò như: Mùn cưa, cảm, ngô, bao nilon, củi hấp bịch nấm, ... trị giá 25.500.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của Văn phòng IFAD, HTX đã khẩn trường sản xuất bịch phôi nấm để nấm mọc đúng thời vụ. Ước tính 6.000 bịch nấm sẽ mang lại thu nhập 270.000.000 đồng cho 20 thành viên HTX, góp phần giảm bớt khó khăn, sớm phục hồi và mở rộng quy mô sản xuất.

Tại xã Thuận Hóa trao hỗ trợ 23 thùng ong giảng cho 23 thành viên của HTX, trị giá 25.300.000 đồng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ các đồng nghiệp Văn phòng IFAD là 21.900.000 đồng, nguồn khác là 3,400,000 đồng. Đến nay đàn ông khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường mới. Theo nhận định của các thành viên HTX, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, sau 01 tháng chăm sóc ong sẽ cho ra lửa mật đầu tiên, trung bình mỗi thùng mang lại thu nhập 500.000 đồng cho các hộ nuôi, mỗi năm sẽ thu hoạch 6-7 lứa, mang lại tổng thu nhập từ 3.000.000 - 3.500.000 đồng thùng năm, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ thành viên sau lũ lụt và tạo điều kiện để tải tạo, nhân đàn.

 

Vừa qua, bão, lũ liên tiếp xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung với cường độ rất mạnh, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại hết sức nặng nề, đặc biệt là thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét với 249 người chết và mất tích; trên 239.000 ngôi nhà bị tốc mái, 1.531 nhà bị đổ sập, nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh bị hư hỏng, sạt lở; ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.