Học sinh Hà Nội mang nông sản giải cứu tặng người nghèo

Là vùng dịch Covid-19 lớn nhất cả nước, người dân Hải Dương còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đời sống, đặc biệt là việc nhiều loại nông sản đến thời kỳ thu hoạch ế ẩm, thương lái ngừng mua.

Trước tình hình đó, nhiều người kêu gọi thu mua giải cứu nông sản, góp phần hỗ trợ bà con vùng dịch, trong đó có Hanoi Food Rescue - tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi các học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội.

Chiều 24/2, nhóm mua khoảng 50 kg nông sản, bao gồm 10 kg cà rốt, 10 kg cà chua, 10 kg cải xanh, 10 kg bắp cải, 10 kg súp lơ với tổng giá trị 300.000 đồng.

Cùng ngày, 6 thành viên đại diện nhóm tiến hành tặng lại số nông sản này cho Trung tâm Dạy nghề nhân đạo - tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Quá trình được thực hiện trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Hoc sinh Ha Noi mang nong san giai cuu tang nguoi ngheo

Để đảm bảo quy tắc phòng dịch, Hanoi Food Rescue cử 6 thành viên đi mua nông sản và trao tặng cho trung tâm dạy nghề. Ảnh: Hanoi Food Rescue.

"Chúng mình không có nhiều tiềm lực tài chính nên chỉ có thể góp chút sức mọn ủng hộ bà con Hải Dương trong thời điểm khó khăn này. Số tiền kêu gọi được không nhiều song có ý nghĩa rất lớn với các thành viên, là sự đóng góp, ủng hộ của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm", Phạm Minh Khánh, chủ tịch tổ chức Hanoi Food Rescue, nói với Zing.

Được thành lập từ năm 2012, Hanoi Food Rescue hoạt động với mục đích tận dụng nguồn đồ ăn không còn được sử dụng song vẫn giữ nguyên chất lượng từ các nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình... để chia sẻ cho những người khó khăn, đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm lương thực, thực phẩm.

Hoc sinh Ha Noi mang nong san giai cuu tang nguoi ngheo-Hinh-2

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, bà con Hải Dương gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản. Ảnh: Thạch Thảo.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhóm vẫn đều đặn đưa đồ ăn từ thiện đến trung tâm dạy nghề vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

"Các cô, các em rất vui khi nhận những món quà nhỏ chúng mình gửi tặng. Giá trị của chúng không nhiều song hy vọng có thể giúp cho bữa ăn của các em nhỏ đầy đủ hơn. Mong rằng dịch bệnh sẽ mau chóng được đẩy lùi để hoạt động đưa đồ ăn của chúng mình có thể tiếp tục và lan tỏa rộng hơn", Minh Khánh cho biết.

 

ĐỌC THÊM TIN:

Vốn xuất thân với nghề thợ mộc, truyền thống của gia đình, anh Nguyễn Văn Dương, sinh năm 1968, tại Hương Sơn, Mỹ Đức Hà Nội 5 năm trở lại đây đã chuyển sang làm nghề trồng hoa cây cảnh, đặc biệt là lan đột biến cho giá trị kinh tế cao. Từ thành công của mô hình trông hoa phong lan ứng dụng công nghệ cao, anh Nguyễn Văn Dương đã tích cực hướng dẫn giúp đỡ nhiều bạn bè tạo thành một cộng đồng những người trồng lan thịnh vượng tại Mỹ Đức, Hà Nội. Khu vườn của anh trở thành một địa chỉ tin cây của anh chị em cả nước. Trên trang Facebook cá nhân của anh cũng đã trở thành diễn đàn uy tín của giới chơi hoa lan cả nước. https://www.facebook.com/vuonlanduongthao

Anh Nguyễn Văn Dương, Chủ vườn lan Dương Thảo, Mỹ Đức, Hà Nội một vườn lan uy tín