Hội chứng ếch luộc

Bạn có đang bị "luộc chín" mà không hề hay biết?

hoi-chung-ech-luoc-1651505784.jpgBài học rút ra là: những thay đổi từ từ sẽ khiến ta không kịp trở tay, và khi nhận ra thì đã quá trễ. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)

 

Bỏ một con ếch vào một nồi nước đang sôi, nó sẽ nhận ra sức nóng và lập tức nhảy ra khỏi đó.

Thế nhưng, cũng với chính con ếch ấy, khi được thả vào nồi nước ở nhiệt độ bình thường và nấu sôi từ từ, nó sẽ dần c.h.ế.t vì không kịp nhận biết sự thay đổi.

Bài học rút ra là: những thay đổi từ từ sẽ khiến ta không kịp trở tay, và khi nhận ra thì đã quá trễ.

Thật ra, kết cục của câu chuyện là đúng, ngoại trừ một điều chưa chính xác: con ếch không hề ngu. Nó biết rất rõ nhiệt độ nước đang thay đổi, và nghịch lý thay, cũng chính vì biết rõ chuyện này, nó… c.h.ế.t.

Hãy kể lại câu chuyện này từ đầu:

Bỏ một con ếch vào nồi nước đang sôi, cơ chế điều tiết nhiệt độ da ếch nhận ra nhiệt độ này là vượt quá giới hạn và nó lập tức nhảy ra khỏi đó.

Cũng chính với con ếch này, khi thả vào nồi nước ở nhiệt độ bình thường, cơ thể nó lập tức thích nghi với nhiệt độ trong nồi. Khi nước được nấu lên, nhiệt độ bắt đầu thay đổi. Với một cơ chế điều tiết nhiệt độ nhạy cảm như thế, làm thế nào mà con ếch lại không nhận ra cho được? Nó biết, biết rất rõ là đằng khác. Thế nhưng, nó vẫn lựa chọn ở lại chứ không nhảy ra vì NGHĨ mình còn thích nghi được.

Cứ thế, mỗi khi nhiệt độ tăng lên, cơ thể ếch ta lại thay đổi theo, và việc thay đổi này hóa ra lại rất tốn năng lượng.

Việc liên tục vận động trong một thời gian ngắn dần bòn rút hết năng lượng trong cơ thể ếch. Vào thời điểm nó nhận ra bộ điều tiết đã đạt đến giới hạn, nó quyết định nhảy ra. Nhưng, đến lúc này thì lực bất tòng tâm, dù có cố cách mấy nó cũng không kiếm đủ sức để bật lên được. Bất lực, nó nằm đó, chờ c.h.ế.t.

Cuối cùng, mọi chuyện không hề thay đổi, con ếch vẫn c.h.ế.t. Nó c.h.ế.t vì đã không nhận ra đâu là giới hạn của bản thân. Nó c.h.ế.t vì chính nó chứ không phải tại nước sôi hay thứ gì khác.

Đừng tự lừa dối bản thân nữa, hỡi những chú ếch ngoài đời thực. Không học bài kịp, không hoàn thành việc đúng hẹn, sa lầy vào cám dỗ, chôn vùi tuổi trẻ, trì hoãn tương lai, luôn tự nhủ còn có “ngày mai”, chúng ta luôn biết rõ điều đó nhưng vẫn cứ làm. Ngày qua ngày, chúng ta đang bòn rút đi thời gian và năng lượng của chính mình. Ngày qua ngày, chúng ta vẫn luôn NGHĨ mình có thể kiểm soát được.

Cũng nghĩ như thế và chú ếch đã tử ẹo. Còn chúng ta, liệu có còn đủ sức mà nhảy vào phút cuối hay là không?