Hội Làng Bát Tràng: Hành trình khám phá di sản văn hóa và nghệ thuật

Ngọc Ánh

Làng Gốm Bát Tràng luôn được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam với các sản phẩm gốm chất lượng và câu chuyện văn hóa có giá trị lịch sử cao. Mỗi dịp vào ngày 14,15 tháng 2 âm lịch hằng năm, tổ chức lễ hội làng Bát Tràng đã trở thành nét tinh hoa văn hóa dân tộc độc đáo, đồng thời bày tỏ niềm tự hào, tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối trong nghề.

433457972-2163946587296749-8786227614772907058-n-1711209766.jpg

Một hành trình lịch sử và văn hóa.  

lang-gom-co-bat-trang-2-1711276262.jpg
Làng gốm Bát Tràng thời xưa

Theo lịch sử ghi nhận, Làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14 – 15 từ thời nhà Lê. Cùng với sản xuất gốm sứ, nhân dân trong làng kết hợp với làm ruộng, buôn bán, học hành. Trong hơn 5 thế kỷ, dưới thời học chữ Nho, Bát Tràng có 364 người đỗ đạt, trong đó có Trạng nguyên Giáp Hải (1506-1586), 8 người đậu tiến sĩ cùng nhiều quan võ. Trước đây, Bát Tràng vào đám từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch. Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu, ngày 7 tháng Giêng làm lễ hạ nêu.. Trước khi vào đám độ 10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị thần ở ngôi miếu bên sông. Sau đó, dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ. Họ Nguyễn Ninh Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che vàng đi ở giữa. Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang hai bên. Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu lễ. Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Tại đình trải 4 chiếu cạp điều. Có chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên. Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu tơ béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi, sau khi tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc.

434193482-2163946773963397-6792239816315460802-n-1711209766.jpg
433440300-2163946293963445-1151652214068548901-n-1711209767.jpg

Trải nghiệm đỉnh cao của nghệ thuật gốm

Với hơn 1.000 năm phát triển, làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi sản xuất gốm mà còn là trung tâm của nghệ thuật gốm truyền thống. Tại Hội Làng, du khách sẽ được chứng kiến các nghệ nhân tài ba thổi hồn vào từng sản phẩm gốm bằng kỹ thuật truyền thống, từ gốm tâm linh thờ cúng đến gốm mỹ thuật trang trí. Theo chia sẻ của ông Trần Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng Nghề gốm Bát Tràng, Bảo tàng Nghề gốm Bát Tràng là bảo tàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại chứa đựng tinh hoa và giới thiệu về lịch sử nghề gốm. Đặc biệt, khu tham quan khu trưng bày lịch sử nghề gốm Việt Nam được thành lập với nhiều hiện vật quý có niên đại thời Trần. Ngoài ra, kỹ thuật làm gốm của làng nghề Bát Tràng đã được giới thiệu sống động qua mô hình các lò gốm; các kỹ thuật tạo hình, trang trí hoa văn, tráng men, nung sản phẩm. Khi đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách sẽ được các nghệ nhân địa phương giới thiệu một cách tỉ mỉ về các bước sản xuất sản phẩm gốm bao gồm nặn gốm, nung gốm, tô màu gốm. Ý tưởng cho du khách tham gia tự tay làm gốm khi đến thăm làng gốm đã xuất hiện từ hơn mười năm trước và đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều gia đình trong làng. 

Lễ hội văn hóa và nghệ thuật

433459914-2163946160630125-69285665742367280-n-1711209766.jpg
Người dân trong làng nô nức trẩy hội

Hội Làng Bát Tràng không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là một lễ hội đầy màu sắc và sôi động. Phần lễ bao gồm lễ rước nước, tắm bài vị và rước bài vị diễn ra từ Miếu Bát Tràng và kéo về Đình Bát Tràng. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ. Mâm lễ được gọi là Tam chính, bao gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo và 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi. Sau khi hoàn thành lễ cúng, các quan viên đại diện cho các dòng họ trong làng sẽ chia nhau mâm hưởng lộc, giống như phần thưởng mà Thánh ban cho người dân. Chủ tế sau khi dâng lễ cho thần sông, sẽ đại diện cho dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng, lọc qua tấm vải đỏ trước khi rước nước về Đình cổ Bát Tràng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau, trong đó có trò chơi cờ người và hát thờ. Trong trò chơi cờ người, hai đội sẽ chọn ra 2 bà tướng cờ được cho là người có phẩm hạnh, đạo đức tốt và giàu có nhất trong làng để làm tướng, mỗi bà tướng sẽ nuôi 16 thiếu nữ từ 10 đến 15 tuổi để tham gia thi đấu. 

433472702-2163946427296765-2712545071268267618-n-1711209765.jpg

mon-5341-min-1711200371.JPG

Lế rước nước là nghi lễ quan trọng nhất của Hội

Bên cạnh đó, thiết kế kiến trúc của Bảo tàng gốm Bát Tràng đã trở thành dấu ấn khó phai trong lòng du khách, bảo tàng được xây dựng mô phỏng theo hình dáng của đất nặn trên bàn xoay, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Bảo tàng được chia thành 6 tầng với các trải nghiệm đa dạng, trong đó tầng 1 là địa điểm "sống ảo" của du khách với những cửa hàng được bài trí độc đáo. Tầng 2 mang đến cho du khách những kiến thức thú vị về lịch sử và các công đoạn khi làm gốm, tầng 3 với tên gọi Trung tâm nghệ thuật đương đại là nơi trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại ấn tượng. Tầng 4 là không gian mở - nơi du khách có thể nghỉ chân, nhâm nhi ly cà phê hay thưởng thức ẩm thực Bát Tràng, cuối cùng là tầng 5 là không gian trà đạo và nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.

bao-tang-gom-bat-trang-top-banner-1711276262.jpg

Cơ hội để tận hưởng và học hỏi nét đẹp văn hóa.

Đặt chân đến xứ sở gốm, du khách sẽ không chỉ được khám phá những hoạt động văn hóa mà còn được lắng nghe và chiêm nghiệm những câu chuyện lịch sử về làng. Tại Bát Tràng, dù là chủ cửa hàng gốm hay người bán nước tại cổng chợ, mỗi người đều có thể chia sẻ về dòng họ, phong tục, và lễ hội tại làng Bát Tràng một cách sâu sắc. Làng sở hữu một diễn đàn trực tuyến với tên gọi "Bát Tràng - Quê Hương Tôi", do một thanh niên trẻ tuổi tên Phạm Dương thành lập và điều hành. Chàng trai đã dành nhiều năm để tìm hiểu và ghi chép về lịch sử, văn hóa, và các truyền thống của làng, cũng như thu thập và chia sẻ những hình ảnh đẹp về Bát Tràng trên diễn đàn. Làng Bát Tràng còn có sự hiện diện của Ban Đại diện Nhân Dân, một tổ chức được thành lập để bảo tồn và truyền dạy văn hóa truyền thống. Những thành viên của ban này thường là những người cao tuổi am hiểu nhất về lịch sử và văn hóa của làng, giữ gìn và kể lại những kí ức quý báu. Ngoài ra, một số thông tin thú vị về ngôi làng gốm như làng nổi tiếng với việc không có ruộng và không có cây tre. Điều này xuất phát từ việc làng nằm ngoài đê và chỉ có một bãi sông, khiến cho không còn đất để canh tác. Do đó, dân làng phụ thuộc chủ yếu vào nghề làm gốm sứ và buôn bán các mặt hàng khác như cau khô và nước mắm. Thêm vào đó, làng không có nhà lá và mọi ngôi nhà được xây bằng gạch Bát Tràng, phần lớn do đất chật hẹp.

trai-nghiem-lam-gom-1711276559.jpg

Những trải nghiệm của du khách khi đến với làng gốm Bát Tràng

Nguồn ảnh: Tạp chí Công Thương điện tử