Hội thảo quốc tế: Huy động sự tham gia của khối tư nhân vì sự bền vững cho cấp nước nông thôn

Dự án đổi mới sáng tạo vì sự Phát triển của khu vực Tư nhân (viết tắt là PSI) do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFTA) tài trợ kể từ năm 2016 đã thành công trong việc giúp có thêm đầu nối mới cho 6615 hộ gia đình thông qua hợp tác với 08 nhà đầu tư tư nhân. Trong dự án này, các quyển sổ tay đã được xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tính toán giá nước, áp dụng các tiêu chuẩn và quy định thiết kế công trình cấp nước.

Toàn cảnh hội thảo.

Ngày 3/12/2019, tại khách sạn Pan Pacific (số 1 Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Huy động sự tham gia của khối tư nhân vì sự bền vững cho cấp nước nông thôn”.

Hội thảo được tổ chức bởi Tổng cục Thủy lợi và Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation), với sự tham gia của các đại biểu đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các cơ quan ban ngành của 13 tỉnh thành trong cả nước; Đại diện các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới; Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT); Lào và Campuchia. Hội thảo đã chia sẻ kinh nghiệm về sự tham gia của tư nhân trong cấp nước nông thôn.

Hiện nay, Việt Nam đã gia tăng đáng kể tiếp cận với mức nước sạch từ công trình cấp nước tập trung ở nông thôn, tuy nhiên, hơn 30% công trình do cộng đồng quản lý hoặc các công trình công ích đã dừng hoạt động, hoặc không vận hành ở mức yêu cầu. Nhìn chung nguồn hỗ trợ của nhà tài trợ và nguồn vốn công cho cấp nước ở nông thôn Việt Nam đang giảm dần.

 Đồng thời các công trình do tư nhân quản lý cho thấy kết quảđầy triển vọng ở khía cạnh vận hành và bảo dưỡng tốt hơn cũng như tính bền vũng tổng thể. Ước tinh khoảng 500 doanh nghiệp tư nhân đang cung cấp dịch vụ nước tập trung trực tiếp đến các hộ gia đình trên khắp nước Việt Nam (EMW năm 2016).

Dự án PSI do Bộ Ngoại giao & Thương mại Úc (DÀT) tài trợ, có mục tiêu giúp cho vốn đầu tư công đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế và được thực hiện một cách minh bạch, với mục đích tối đa hóa cơ hội tiếp cận phúc lợi xã hội cho các hộ gia đình. Dự án hỗ trợ đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và đề xuất các đổi mới thông qua một phương pháp mới cho tính toán giá nước tính đúng tính đủ.

Giai đoạn bắt đầu từ năm 2016 bao gồm 20 tháng thực hiện để thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào dịch vụ cấp nước nông thôn ở hai tỉnh Sơn La và Hà Nam. Từ tháng 5/2017, mô hình hỗ trợ dựa trên kết quả (OBA) đã được triển khai choc ho các doanh nghiệp tư nhân ở An Giang & Nghệ An đến tháng 9/2019. Qua việc phối hợp với Hiệp hội nước Úc, công nghệ lọc màng chi phí thấp do “SkyJuice” phát triển đã được lắp đặt để cấp nước uống cho 1900 người ở những nơi mà việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung là không khả thi tại tỉnh Sơn La.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Belinda Abraham, Giám đốc quốc gia Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ - tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vự nước sạch và vệ sinh ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, cho biết: “Kết quả mà dự án của chúng tôi cho thấy là khu vực tư nhân có tiềm năng chưa được khai thác trong việc hỗ trợ Chính phủ thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững về nước sạch và vệ sinh, thông qua việc không để lại ai ở phía sau, song để làm được điều này đòi hỏi phải có một khuôn khổ cẩn trọng gồm các biện pháp khuyến khích, tập huấn, hướng dẫn và chính sách nhằm đảm bảo dịch vụ cấp nước nông thôn an toàn và đáng tin cậy”.