HTX NÔNG NGHIỆP THẢO NGUYỄN MÔ HÌNH ĐÁNG QUAN TÂM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VÙNG CAO KHÓ KHĂN.

Là mô hình sản xuất kinh doanh nông sản có sự tham gia của nông dân quy mô nhỏ, HTX trồng nấm Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có sự liên kết, hợp tác tốt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm, thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích hài hòa; đặc biệt đã vận dụng được các quy trình công nghệ thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm nên thị trường tiêu thụ sản phẩm đã ngày càng mở rộng. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sinh động của HTX nông nghiệp này có thể là bài học quý trong xóa đoi,giảm nghèo ở vùng cao khó khăn.

Chủ trương phát triển của xã Mường Sang và sự ra đời của HTX Nấm Thảo Nguyên

một thuộc vùng cao phía Nam thị trấnMộc Châu, tỉnhSơn La;Mường Sang có diện tích trên 91,65 km², dân sống thưa thớt với mật độ chỉ đạt trên 50 người/km². Từ bao đời nay, cộng đồng dân tộc sống ở đây chủ yếu là người Thái(chiếm 63%), Kinh (36%), còn lại người là Mường, Tày, Mông, ….Cư dân Mường Sang sống tập trung ở 10 bản ( An Thái; Nà Bó I,II; Là Ngà I ,II; Bãi Sậy;Bản Lùn; Bản Vặt; Thái Hưng; Sò Lườn)2 Tiểu Khu I,II. Trong đó, tiểu khu I có 28 hộ với 98 người thuộc 2 dân tộc Thái, Kinh

Trong tổng diện tích tự nhiên toàn xã, đất nông nghiệp chiếm 26,5%, trên 52,3% là đất lâm nghiệp. Nằm trên cao nguyên Mộc Châu, Mường Sang có điều kiện thuận lợi để trồng rau, quả phục vụ tiêu dùng nhất là cây trồng phục vụ vùng ôn đới trong mùa đông giá lạnh.Tuy nhiên, từ nhu cầu cuộc sống, người dân ở đây phải dựa vào rừng và sản xuất lương thực với năng suất lúa, ngô rất thấp, đời sống có nhiều khó khăn. Mặt khác, nhiều lợi thế tự nhiên chưa khai thác tốt,còn khoảng 1.300 ha đất đai chưa được sử dụng…,(Báo Sơn La 2019)

Những năm gần đây, nhất là từ sau chủ trương xây dựng Nông thôn Mới, Mường Sang đã bắt đầu phát huy lợi thế của mình. Nhờ tranh thủ được các nguồn lực hỗ trợ về giống cây trồng, phân bón, khoa học kỹ thuật, thủy lợi, đặc biệt với chủ trường khuyến khích người dân xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông nghiệp xanh, đưa giống cây có giá trị kinh tế vào sản xuất, ...nhiều diện tích đất lúa 1 vụ đã làm thêm được từ 1 đến 2 vụ rau, hoa hoặc ngô và không ít hộ dân đã chuyển sang trồng rau, màu trái vụ ứng dụng hiệu quả quy trình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn Viet Gap.

Nhằm khuyến khích nhiều hộ dân làm kinh tế giỏi, nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; Mường Sang đã xây dựng được  những điển hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả như mô hình của các gia đình họ Vì với nhiều hộ đạt thu nhập bình quân từ 450 đến 550 triệu đồng/năm; hoặc những mô hình trồng cây ăn quả có múi, hàng năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng... Ngoài ra, từ cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, lãnh đạo địa phương đã chú trọng phát triển du lịch với nhiều điểm đến hấp dẫn như: Thác Dải Yếm, chùa Chiền Viện…,coi đây là lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch dịch vụ (Nguyễn Hào,Đinh Thị Thanh2019).Trong những thay đổi kinh tế xã hội ở đây, từ chủ trương xây dựng nông thôn mới và nguyện vọng của người dân, hợp tác xã trồng Nấm Thảo Nguyên đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2016.

HTX nông nghiệp Thảo Nguyên, một mô hình sản xuất kinh doanh năng động

Nằm tại Tiểu khu I thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; HTX Nấm Thảo Nguyên đã đăng ký từ  ngày 11tháng 01năm 016,  gồm 7 thành viên, do ông Nguyễn Thanh Hải làm giám đốc với  ngành nghề kinh doanh chính là chế biến, bảo quản rau quả; trồng rau hoa, cây cảnh; chăn nuôi lợn, gà và hoạt động dịch vụ sau thu hoạch. Sản phẩm chính là các loaị nấm ăn với chất lượng cao.HTX chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2016 , có trụ sở nằm trong một thung lũng rộng 5 ha được xây dựng giữa 3 quả đồi với những ngôi nhà trồng nấm, nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên giá thể sâu chít, sạch sẽ, vô trùng, khang trang trông như những phòng thí nghiệm của cơ sở khởi nghiệp về công nghệ sinh học.

Là con người năng động với vốn hiểu biết thực tiễn về vi sinh sâu và dày dạn kinh nghiệm trong ngành cơ khí, giám đốc HTX Nguyễn Thanh Hải đã có những chuẩn bị khá đầy đủ về giống, công nghệ nuôi trồng, kỹ thuật chăm sóc trước khi nuôi cấy. Hầu như những công cụ, máy móc xử lý nguyên liệu, chuẩn bị giá thể và tưới nấm tự động anh đều tự nghiên cứu, chế tạo cho phù hợp với quy trình sản xuất với giá thành hạ.

Với giá thể nuôi cấy là lõi ngô nghiền, bông gạo và bột gạo sau 15 giờ hấp tiệt trùng, được đóng thành bịch 1,6 kg để nuôi trồng nấm trong các ngôi nhà được khống chế nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, mỗi lứa thu hoạch HTX đã thu về từ 1 đến 1,2 tấn sản phẩm sạch, tươi ngon với hàm lượng lượng chất dinh dưỡng cao. Không dừng ở sản phẩm tươi, HTX đã chế biến nấm thành những món ăn như nem, sào, ...nộm hoặc được tẩm ướp thích hợp với khẩu vị của thực khách trong các bữa ăn hàng ngày. Những việc làm trong HTX phù hợp với trình độ và kỹ năng của lao đông nữ nên đã thu hút được đông đảo chị, em tham gia và đóng góp nhiều công sức xây dựng.

Không dừng ở nuôi nấm sò, HTX Thảo Nguyên đã mở rộng sang cả trông nấm Linh Chi trên giá thể gỗ nguyên khối cho sản lượng một vụ (6 tháng) tới 3.000Kg và đặc biệt là cả Đông trùng hạ thảo trên nền sâu chit. Nhờ sản xuất mở rộng và liên kết tiêu thụ được hết sản phẩm làm ra nên thu nhập và đời sống của người tham gia lao động trong HTX được cải thiện và không ngừng nâng cao.

Ngày nay, trong sản xuất người ta thường nói tới mô hình kinh tế tuần hoàn không chất thải. Đến HTX Thảo Nguyên, người thăm dễ dàng bắt gặp được thực tế này. Toàn bộ các bịch giá thể nấm sau thu hoạch HTX đã không để thành rác thải, mà đã thu gom tập trung để nuôi giun quế, hoặc trộn cùng một số chất làm phân vi sinh hữu cơ. Bằng những thiết bị phối trộn tự chế với 2 lao động làm việc, hàng năm HTX đã tạo được 4.000 tấn phân cung cấp cho các hộ trồng cây ăn quả liên kết với HTX trên diện tích gần 200ha. Ngoài cung cấp đầu vào như phân bón, giống cây trồng và hướng dẫn kỹ thuật, HTX Thảo Nguyên còn thu mua sản phẩm để bán tập trung tạo thành môt thương hiệu chung.

Không chỉ liên kết với nông dân trong vùng, HTX còn liên kết các HTX ở Mai Sơn, Đoàn kết trong trồng cây ăn quả, HTX Tự Nhiên trồng rau an toàn để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng như nhiều HTX trong vùng, nhờ phát huy tốt năng lực nội sinh và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ, HTX nấm Thảo Nguyên đã góp phần quan trọng vào nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của nhiều xã viên. Với nguồn thu nhập không ngừng gia tăng và để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống, các hợp tác xã và bản thân mỗi xã viên đều có khả năng đóng góp tài chính hoặc trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong xây dựng Nông thôn Mới. Ngoài thu nhập từ công lao động, xã viên góp vốn được chia cổ tức hàng năm.

Với việc chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn, HTX đã trở thành nơi chuyển giao công nghệ làm nấm cho các hộ tham gia. Để đáp ứng được hợp đồng tiêu thụ nông sản lớn, HTX cần nhiều tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phần lớn nguồn vốn này được huy động từ các thành viên.

Trải nghiệm thú vị cùng trang trại nấm tại Mộc Châu

Htx nấm Thảo Nguyên tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương

Đáng chú ý trong hoạt động liên kết là, HTX đã mời được nhiều nhà khoa học trong các Viện,trường Đại học đến tư vấn, chia sẻ nghiên cứu, đặc biệt là kết nối chặt chẽ với HTX nông nghiệp số trong sử dụng và hoàn thiện công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất kinh doanh. Từ mô hình tưới nấm giỏ giọt định kỳ hiện có, một ngày không xa người điều hành trồng nấm có thể chủ động điều khiển việc tưới từ xa, khi ở ngoài HTX. Từ kết quả đạt được trong sản xuất và liên kết sản xuất, sản phẩm làm ra trong vùng ngày càng nhiều, HTX nấm Thảo Nguyên đang chuẩn bị để hình thành một trung tâm thương mại đầu mối nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ sản xuất trong vùng ngay tại trung tâm, nơi đặt trụ sở của HTX.

Cùng với mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh, từ cảnh quan thiên nhiên trong vùng, HTX Thảo Nguyên đang chú ý mở mang phát triển du lịch dịch vụ.

Ngày nay, khi đến với trang trại Nấm Thảo Nguyên, người thăm được tìm hiểu quy trình sản xuất nấm sạch, tham gia thu hoạch, thưởng thức các món ăn từ nấm và trải nghiệm những điều thú vị của vùng đồi núi mênh mông. Nhà hàng Nấm của HTX có thể tổ chức các bữa ăn cho nhiều sự kiện, tiệc sinh nhật, họp lớp, hội nghị trên địa bản huyện Mộc Châu và tỉnh Sơn La với 32 món ăn đặc sắc từ nấm được nhà hàng chế biến.

Trong khuôn viên rộng hàng chục ha, người thăm có thể ngắm nhìn thác Dải Yếm hòa cùng những loài hoa nở theo mùa trong các khoảnh đất rộng lớn của trang trại. Không chỉ là cơ sở sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, cách làm của Mô hình Thảo Nguyên hứa hẹn sẽ mở ra những hướng đi mới trong phát triển triển du lịch sinh thái ở khu vực nông thôn.

.dji 0239 copy
Thác Dải Yếm trong khuôn viên của HTX Thảo Nguyên

Mặc dù có những hành công, song để phát triển lâu dài và mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến nông sản xuất khẩu, HTX Thảo Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Trước hết là việc đưa khối lượng lớn nông sản ra thị trường tiêu thụ không hề đơn giản. Để đưa được khối lượng nông sản thực phẩm lớn vào thị trường cần phải lọt qua hàng loạt tiêu chí kiểm định khắt khe về hóa chất, tính độc hại, không dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất kích thích…đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng nâng cao kỹ năng hiểu biết về sản phẩm và trực tiếp xử lý trong từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và hội nhập sâu, sản phẩm làm ra tại địa phương nhưng mang tính toàn cầu, yêu cầu trình độ quản lý và sản xuất phải mang tầm thế giới. Đây là thách thức lớn đối với HTX khi trình độ lao động quản lý và sản xuất đang còn hạn chế.

Công nghệ vi sinh là lĩnh vực phức tạp với những thay đổi rất nhanh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn đê không ngừng đổi mới công nghệ. Cùng với hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và những ngành sản xuất có liên quan, vốn đầu tư  nhỏ của HTX cũng là hạn chế cần được tháo gỡ từ tầm quản lý vĩ mô.