Kỷ niệm ngày Quốc tế không khi sạch 07 tháng 9: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn về môi trường và sức khỏe con người, là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong có thể phòng tránh được.Từ cuối năm 2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết, chọn ngày 7 tháng 9 hàng năm là Ngày Quốc tế Không khí sạch. Ghi nhận tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng và cải thiện chất lượng không khí, năm 2020 là năm đầu tiên thế giới tổ chức ngày 07 tháng 09 với nội dung “Không khí sạch cho tất cả mọi người”. 

Ngày Quốc tế Không khí sạch năm nay (2021) được thực hiện với chủ đề Không khí trong lành, Hành tinh khỏe mạnh (Healthy Air, Healthy Planet) tập trung vào tác động của ô nhiễm không khí (ONKK)đối với sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tái bùng phát. Hướng tới nâng cao nhận thức và thúc đẩy giải pháp cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Thủ đô và các địa phương trong cả nước, bài viết đề cập đến tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2,5; chính sách và giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí ở nước ta.

o-nhiem-khong-khi-bpqw-1631080996.jpgChất lượng khí thải ở Hà Nội đáng báo động

1.Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Việt Nam

Cuối năm 2018, chỉ số chất lượng không khí (CLKK) liên quan tới bụi mịn được cập nhật và chia sẻ qua các trang web ứng dụng quốc tế và ở trong nước. Cùng với sự vào cuộc của báo chí và mạng xã hội, CLKK đã thu hút được được sự quan tâm rộng rãi của công chúng cả nước. 

Bản đồ ONKK do bụi PM2,5 tại Hà Nội được xây dựng đã chỉ rõ, mức độ và sự biến động của  ô nhiễm theo thời gian tại các quận, huyện. Trong năm 2019, nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm trong khoảng 28,2 đến 40,2 µg/m³, vượt mức giới hạn 25 µg/m³ của tiêu chuẩn quốc gia QCVN 05:2013.  Năm 2020 mặc dù có được cải thiện, nhưng nồng độ bụi trung bình ở hầu hết các quận, huyện đềuvượt mức của QCVN 05:2013. Trên toàn lãnh thổ, ONKK do bụi mịn PM2,5 cao không chỉ tại Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác như  thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…,Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Trong đó, PM2,5 ở những khu vực đông dân cư có trọng số cao hơn những khu vực ít dân sinh sống . Ở địa bàn miền Bắc, đặc biệt là khu vực châu thổ sông Hồng,nồng độ bụi PM2,5 có trọng số cao hơn các khu vực còn lại. Các tỉnh có giá trị cao là tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình và TP. Hà Nội. Đây đều là những tỉnh,thành phốtập trung nhiều khu công nghiệp và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh những năm gần đây.

 2.Tác động của Ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng

Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra tác động của ONKK từ bụi PM2,5 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy, ở Việt Nam, ONKK là một trong 5 nguy cơ hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Nguy cơ này chỉ xếp sau cao huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và liên quan đến yếu tố dinh dưỡng. Cùng với gánh nặng bệnh tật, những nghiên cứu đầu tiên về tác động ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội cũng đã chỉ ra, nếu nồng độ bụi PM2,5 trên địa bàn được kiểm soát, kỳ vọng sống của người Hà Nội có thể tăng thêm từ 2,2 tới 3,8 năm. 

Gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm bụi PM2,5tại Hà Nội năm 2019 là rất đáng kể: Số ca tử vong sớm do phơi nhiễm bụi PM2,5 là 2.855 ca, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân; Tổng số năm sống bị mất của người Hà Nội do tử vong vì bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí lên tới 79.933 năm và kỳ vọng sống bị mất do phơi nhiễm bụi PM2,5là 908 ngày, tương đương vơi 2,49 năm tuổi. Nếu nồng độ bụi PM2,5 năm 2019 được kiểm soát ở mức 10 μg/m3, theo khuyến cáo của  WHO, số ca tử vong sớm sẽ tránh được là 4.222 ca. Như vậy, kỳ vọng sống của người dân Thủ đô có thể tăng lên 3,88 năm và tránh được 123.103 năm sống bị mất. (Thông tin báo chí 12 tháng 8).

Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2,5 trung bình, mỗi năm Hà Nội có thêm 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch và 2.969 ca do bệnh hô hấp, tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện. Bên cạnh thực trạng về gánh nặng bệnh tật, báo cáo đã nhận xét về những lợi ích sức khỏe nếu nồng độ bụi PM2,5 được kiểm soát. Theo đó, nếu nồng độ bụi PM2,5 trung bình được kiểm soát ở mức 25 μg/m3(QCVN 2013), số ca tử sớm sẽ giảm 2.575 ca, tránh được 71.613 năm sống bị mất, đưa kỳ vọng sống tăng thêm 812 ngày, đồng nghĩa với 2,22năm tuổi.

Nghiên cứu ban đầu trên thế giới cho thấy, người dân sinh sống ở các khu vực ÔNKK có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do Covid-19 còn cao hơn. Do việc tiếp xúc với ô nhiễm làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng tính nhạy cảm và nhiễm vi rút trở nên nghiêm trọng hơn. Giảm thiểu ÔNKK được coi là giải pháp giảm bớt gánh nặng bệnh tật do đại dịch COVID-19 gây ra.Bằng chứng khoa học về tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí còn cho thấy, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân cần phải hành động mạnh hơn để cải thiện chất lượng không khí. Những bằng chứng này cũng là chỉ báo rõ ràng để đánh giá hiệu quả của các chính sách và giải pháp quản lý chất lượng không khí.

3 Nguồn chất thải gây ô nhiễm và những tác động

Nghiên cứu định lượng các nguồn gây ra ONKK là vấn đề cốt lõi để có giải pháp ngăn ngừa Trong thời gian dài, do thiếu sự quan tâm và đầu tư lâu dài từ phía quản lý nhà nước; với nguồn lực còn hạn chế, một số trường đại học, cơ quan nghiên cứu và tổ chức phát triển đã tiến hành những nghiên cứu khác nhau. Nhưng cho đến nay, khó có thể chỉ ra sự đóng góp chính xác của từng nguồn gây ô nhiễm, mà rất cần có sự tổng hợp của nhiều nghiên cứu với các phương pháp tiếp cận khác nhau. 

Tại Hà Nội, những nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ONKK là hoạt động công nghiệp, giao thông, đốt rơm rạ, đun nấu cả dân sinh và thương mại, đốt rác thải và bụi đường. Trong đó, ONKK do bụi PM2,5 chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn bên ngoài; cụ thể là ⅓ lượng bụi mịn PM2,5 tác động trực tiếp từ các nguồn thải trên địa bàn thành phố, ⅔ còn lại lan truyền từ xa, đến từ các tỉnh lân cậnvà từ những nguồn tự nhiên. 

Báo cáo Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng tại các quận,huyện trên địa bàn Hà Nội năm 2020 - 2021 của Đại học Khoa học Tự nhiên đã chỉ ra: Vụ Đông Xuân năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, đốt rơm rạ toàn thành phố tăng trung bình khoảng 2lần, từ 22% năm 2020 năm 2021 lên 43,2% và lượng bụi PM2,5 phát thải tăng gấp 4 lần, tăng 1.500 tấn.

Bức tranh ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 rõ ràng hơn, nhưng Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố bị ONKK còn thiếu những nghiên cứu và dữ liệu cần thiết để xây dựng bức tranh cụ thể về nguyên nhân và giải pháp cho tình hình hiện tại. Với thực trạng ONKK diễn ra, rất đầu tư lâu dài và quyết liệt của cơ quản quản lý ở cấp trung ương và chính quyền ở các địa phương cho việc nghiên cứu về ONKK để kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn phát thải. 

4. Chính sách và giải pháp cải thiện chất lượng không khí từ tàm nhìn nghiên cứu

Không khí sạch đòi hỏi sự chung tay của các cấp quản lý từ trung ương đến các địa phương, trong nhiều lĩnh vực từ môi trường, sức khỏe đến các ngành nghề sản xuất, tiêu thụ với nhiều bên tham gia, bao gồm cả nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới (W.B), với chính sách quản lý chất lượng không khí (CLKK) hiện hành, nồng độ bụi PM2,5 tại Hà Nội và các địa phương trong cả nước sẽ tiếp tục gia tăng từ nay đến năm 2030., cần có những đánh giá cụ thể nhằm tìm giải pháp khắc phục kịp thời.

Từ năm 2019 đến nay, đã có nhiều văn bản pháp luật ra đời về quản lý CLKK ở cả trung ương và địa phương. Đáng chú ý ở cấp trung ương là Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thay thế cho Luật năm 2014. Luật 2020 đã bổ sung quy định về Kế hoạch Quản lý CLKK và trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan; đồng thời Bộ TN&MT đã ban hành hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh. Tại nhiều địa phương, một loạt chỉ thị kiểm soát ONKK ra đời và trở thành công cụ quản lý triển khai các giải pháp cụ thể, như Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 của Thành phố Hà Nội về loại bỏ than tổ ong, Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/09/2020 về kiểm soát đốt rơm rạ và chất thải. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần làm từ xây dựng chính sách phù hợp đến thực thi.

Các chuyên gia và nhiều tổ chức môi trường đã góp ý cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, tập trung vào phân tích kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đưa ra khuyến nghị cho các nội dung về kế hoạch quản lý CLKK, biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng, và nội dung về quan trắc môi trường và công khai thông tin môi trường. Thao đó, các nhà phân tích đã kiến nghị tập trung vào quản lý CLKK, nâng cao chất lượng quan trắc môi trường và công khai thông tin chất lượng không khí

Về kế hoạch quản lý chất lượng không khí: Cần quy định rõ nội dung của Kế hoạch quốc gia để đặt nền móng cho việc xây dựng các kế hoạch cấp tỉnh hoặc liên vùng. Kế hoạch cấp quốc gia cần đặt ưu tiên cho các khu vực ô nhiễm không khí. Đối với ứng phó ONKK nghiêm trọng, cần cân nhắc về việc quy định quá chi tiết về mức AQI và các biện pháp ứng phó; 

Về quan trắc môi trường và công khai thông tin; các quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với quan trắc môi trường đang áp dụng cho cả đối tượng là “các tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin cho cộng đồng”. Theo các nhà phân tích, đây là sự không hợp lý và chưa phù hợp với xu thế đổi mới khoa học công nghệ. Tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, người ta chỉ đưa ra quy định và yêu cầu kỹ thuật với quan trắc theo mục đích quản lý nhà nước,  là hệ thống cần có sự chuẩn xác để xác định tình hình chất lượng môi trường và đưa ra chính sách, quản lý tuân thủ. Với các tổ chức, cá nhân quan trắc hoặc sử dụng thông tin quan trắc nhằm cung cấp, công bố thông tin môi trường cho cộng đồng điều cần là thúc đẩy, huy động sự tham gia của cộng đồng và áp dụng đổi mới khoa học kỹ thuật để bổ sung cho hệ thống của nhà nước.

Mặt khác, nếu yêu cầu quản lý với các tổ chức, cá nhân trong nước đòi hỏi thì sẽ là không công bằng vì sẽ không thực hiện được với các ứng dụng và trang web theo dõi chất lượng không khí từ nước ngoài. Kinh nghiệm quản lý của các cơ quan môi trường từ những nước đi trước như Mỹ, Châu Âu cũng đã chỉ ra, chỉ cần đưa ra những hướng dẫn giúp người dân hiểu rõ về sự khác nhau của từng loại hình quan trắc để vận dụng.