Lá Khat độc hại gây ảo giác

Lá Khat là loại lá chứa chất độc hại, gây nguy hiếm đến tính mạng con người. Loại lá này tron tiếng Ả Rập có nghĩa là “thiên đường”, từng được coi là loại lá linh thiêng. Tuy nhiên, tác hại mà nó đem lại vô cùng độc hại.

la-khat-1636728584.jpgLá Khát có lượng tiêu thụ rất lớn tại châu Phi.

 

Có tài liệu viết, lá Khat (Danh pháp khoa học: Catha edulis) thường được gọi tên trong tiếng Việt là lá Khát hay qat bắt nguồn từ tiếng Ả Rập. Nó là một loài thực vật có hoa trong họ Dây gối. Loài này được (Vahl) Endl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1841.

Lá Khát là loại cây trồng lâu năm. Ở nhiều nước châu Phi, lá Khát được sử dụng như nhai trầu ở Việt Nam. Chúng được phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê. Lá Khát - hay còn gọi là lá thiên đường. Trên thị trường, giá lá Khát là 0,5 đến 20 USD một bó, tuy nhiên tùy thuộc vào chất lượng và độ tươi của lá mà giá thành có thể đắt hơn một chút. Nhu cầu lớn nên lượng tiêu thụ lớn, trung bình một ngày hơn 25.000 kg lá Khát được bán ra tại chợ Adaway của Ethiopia.

Theo ThS. BS. Khâu Minh Tuấn, Cây khat (Catha edulis) được trồng phổ biến ở cộng hòa Yemen và hầu hết các quốc gia Đông Phi. Khat là một loại cây bụi nhỏ, giống cây trà, lá có mùi thơm, vị hơi ngọt. Cây phát triển tốt ngay cả trong môi trường khô hạn, thu hoạch suốt cả năm.

la-khat-muoi-tam-1636728658.jpgTừ cathinone có trong lá khat, có thể tổng hợp ra nhiều loại ma túy khác nhau, nổi tiếng nhất là kết hợp giữa cathinone và methamphetamine  tạo thành “Flakka” - “Muối tắm”, gây ảo giác

Khat chứa hơn bốn mươi hoạt chất alkaloid, terpenoid, flavonoid, sterol, glycoside, tannin, axit amin, vitamin và khoáng chất. Các alkaloid chính trong lá khat bao gồm cathinone, cathine và norephedrine. Các hợp chất này đều có cấu trúc liên quan đến amphetamine và noradrenaline. Cathinone gây kích thích hệ thần kinh trung ương, giống như ma túy tổng hợp amphetamine, nhưng thời gian có tác dụng nhanh hơn, khoảng 15 phút sau khi nhai so với 30 phút nếu dùng amphetamine.

Các giáo phái đế chế Ai Cập cổ đại coi lá khat là một chất linh thiêng, có khả năng kết nối người dùng với các thánh thần. Tại một số nước Ả Rập, châu Phi, lá khat được bày bán tự do. Ước tính mỗi ngày, chợ Adaway ở Ethiopia tiêu thụ hơn 25.000 kg lá khat tươi. Cây khat mang lại giá trị kinh tế lớn, giá lá dao động từ 0,5 - 20 USD một bó tùy vào độ tươi mới.

la-khat-doc-hai-1636728772.jpgCận cảnh Lá Khat

Chồi và lá non được sử dụng bằng cách nhai tươi. Lá khat là một chất kích thích giúp cải thiện hiệu suất, tăng sự tỉnh táo và khả năng làm việc. Công nhân làm ca đêm sử dụng nó để giảm mệt mỏi, buồn ngủ. Học sinh nhai khat nhằm tăng khả năng nhớ trước các kỳ thi.

la-khat-gay-ao-giac-1636728851.jpgChú thích ảnh

Hoạt chất trong lá khat tác động chủ yếu đến hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết, sinh dục. Hoạt chất này làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, chán ăn, táo bón, đau nửa đầu và suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây rối loạn tâm thần tương tự như amphetamine. Biến chứng loạn nhịp tim, tăng thân nhiệt, xuất huyết não có thể làm nạn nhân tử vong. Từ cathinone có trong lá khat, có thể tổng hợp ra nhiều loại ma túy khác nhau, nổi tiếng nhất là kết hợp giữa cathinone và methamphetamine  tạo thành “Flakka” - “Muối tắm”.

“Muối tắm” (meo meo, M-Cat, sóng trăng…) dạng tinh thể như muối ăn, màu trắng hay hồng nhạt, nặng mùi. Flakka khiến người dùng bay bổng, cực kỳ kích thích, nhiều ảo giác, có cảm giác sức mạnh phi thường và rất hung hăng nhưng cũng khiến họ lên cơn co giật, thân nhiệt cao (> 40 độ C), tim đập nhanh, hoang tưởng và tử vong. Độ độc hại của Flakka cao gấp 500 lần so với cocaine. Flakka gây tiêu cơ vân và xương nhanh chóng, dẫn đến tắc nghẽn các ống thận gây tổn thương thận cấp.

Cho đến nay, vẫn chưa có một biện pháp cụ thể, đặc hiệu nào để điều trị ngộ độc chất cathinone có trong lá khat. Việc chữa trị phần lớn là điều trị triệu chứng, hỗ trợ chức năng hô hấp, tuần hoàn và thần kinh. Mỹ và châu Âu liệt lá khat vào danh mục ma túy cực kỳ nguy hiểm, cấm sử dụng. Tại châu Á, lá khat được sử dụng hợp pháp ở Thái Lan, tuy nhiên, bị cấm sử dụng ở hầu hết quốc gia còn lại như Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Indonesia. Theo nghị định 82/2013/NĐ - CP ngày 19/7/2013, cathinone nằm ở mục I gồm các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội tại Việt Nam.

Còn theo DS Trang Nhung, So với lá tươi hoặc khô, khi được tinh chế từ cathinone, lá khát tạo ra sản phẩm nguy hiểm hơn cả heroin, nó có thể tạo ra loại ma túy có tên flakka, dạng tinh thể muối, màu trắng hay hồng nhạt, có mùi hôi nhưng lại gây nghiện cao, tác động rất mạnh tới hệ thần kinh, gây kích thích, tạo ảo giác nên rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Flakka được dân nghiện gọi bằng tiếng lóng “muối tắm”, nó không liên quan đến muối tắm có chứa khoáng chất thường dùng để làm đẹp da. Đây là dẫn xuất đi từ cathinone của lá khát, pha trộn giữa cocain và hàng đá, nên mức độ nguy hại, tàn phá cơ thể gấp nhiều lần  ma túy thông thường. Vì vậy, khi đã nghiện thì việc cai sẽ khó khăn hơn so với người dùng ma túy truyền thống.

Cathinone gây ra những phản ứng tiêu cực như phấn khích, tỉnh táo, nói nhiều, chán ăn, nếu lạm dụng có thể dẫn đến mất ngủ, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm... Nếu lạm dụng sẽ dẫn đến  phân hủy của các tế bào cơ xương và suy thận. Nhiễm độc cathinone tổng hợp khi quá liều gây nguy hiểm không khác gì heroin hoặc các loại ma túy đá. Ngoài ra, nó có liên quan với nguy cơ gia tăng các biến chứng về y học, như tăng bệnh nha khoa và ung thư miệng, bệnh tim mạch, gan, và giảm sự thèm ăn, tăng chứng trầm cảm, thay đổi tâm trạng.

Có tới 40% người sử dụng lá khát phát triển chứng nghiện và lệ thuộc. Phụ nữ mắc chứng nghiện lá khát cao hơn nam giới. Theo số liệu cửa Cơ quan y tế công cộng Anh (NHS), mỗi năm tại quốc gia này, có khoảng 112 người phải đi cai nghiện liên quan đến lá khát trước khi bị cấm hồi cuối tháng 6/2014.

 

(* Trong bài có sử dụng các hình ảnh từ các trang báo, trang thông tin)