Tôi hiểu rằng, quá trình triển khai đường lối đổi mới 35 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam là quá trình tìm tòi, định hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam.
Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định”. Sự nghiệp đổi mới yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam tự tìm tòi về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là bài viết tổng kết quá trình 35 năm tìm tòi về cả mặt lý luận và thực tiễn này.
35 đổi mới đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu to lớn như Đại hội Đảng XIII vừa qua khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.25)
Tôi thấy bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố đúng trong thời điểm này vừa có giá trị cao, vừa có sức thuyết phục cao.
Bây giờ, nhiều người trên thế giới quan tâm đến “mô hình phát triển của Việt Nam”. Vấn đề cốt lõi là “định hướng xã hội chủ nghĩa có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội hay không?”. Đại hội Đảng XIII nêu mục tiêu: Phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.112)
Việt Nam thành công và đạt được mục tiêu này thì nhiều người trên thế giới sẽ nhất định thừa nhận “mô hình Việt Nam”. Tôi thấy bài viết của Tổng Bí thư đã đặt nền tảng cho việc này.
Giáo sư FURUTA MOTOO - Nguyên Phó Giám đốc Đại học Tokyo, Nhật Bản, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt - Nhật